Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí min (Trang 29)

8. Cấu trúc của đề tài

1.3Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học

1.3.1. Mục tiêu của hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học

Hoạt động GDNGLL hướng đến các mục tiêu sau:

Tri thức là kết quả của nhận thức thực hiện, được kiểm tra bằng thực tiễn và được phản ánh ở tư duy con người. Tri thức cũng giúp người học hiểu được thế giới xung quanh, biết cách cư xử đúng đắn với mọi người, biết cách tiến hành công việc trong lao động, trong học tập, trong hoạt động nghệ thuật, trong rèn luyện sức khỏe...Với ý nghĩa đó, tổ chức HĐGDNGLL trước hết phải nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức của các bộ môn đã học ở trên lớp. Đồng thời bổ sung thêm các tri thức về tự nhiên và xã hội, về con người mà trong bài học trên lớp chưa có điều kiện mở rộng. Chính từ những hoạt động đa dạng, phong phú này mà các em có nhiều cơ hội tiếp xúc với khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, tiếp xúc với nền kinh tế tri thức và kinh tế thị trường...

Từ đó, học sinh có điều kiện tìm hiểu các phát minh mới nhất của khoa học kỹ thuật, các thành quả của lao động sáng tạo , những nét tinh túy của nền văn hóa các nước trên thế giới...

1.3.1.2 Bồi dưỡng thái độ, tình cảm

Tri thức là cơ sở, là nền tảng, là cội nguồn để hình thành niềm tin. Trí thức, thái độ và niềm tin là những tác phẩm cơ bản của ý thức con người nói chung và của trẻ em tiểu học nói riêng. HĐGDNGLL sẽ làm bộc lộ hứng thú, sở trường, năng lực của các em. Đồng thời thể hiện lòng tự tin, tự trọng, tự tôn bạn bè và mọi người kể cả các em nhỏ tuổi hơn mình. HĐGDNGLL bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, mạnh dạn trước đám đông, tính năng động, sáng tạo, sẵn sàng tham gia hoạt động xã hội, hoạt động tập thể ở trường lớp. Từng bước hình thành cho học sinh niềm tin vào các giá trị mà các em phải vươn tới. Từ đó các em có lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm truyền thống của trường lớp, của quê hương đất nước. Các em sẽ tích cực rèn luyện trở thành người công dân có ích cho xã hội. Ngoài ra, HĐGDNGLL còn góp phần giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết hữu nghị với các bạn bè trong nước và quốc tế.

1.3.1.3 Hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi

Hệ thống kỹ năng, hành vi là điều kiện quan trọng để thực hiện hoạt động có hiệu quả. Nói đến hoạt động là phải nói đến kỹ năng, hành vi thực hiện hoạt động. Đối với học sinh tiểu học đó là những kỹ năng, hành vi sau:

- Kỹ năng thực hiện các công việc lao động đơn giản, các kỹ năng sáng tạo nghệ thuật; kỹ năng thực hiện các bài thể dục, các môn thể thao, các trò chơi; các hành vi ứng xử đối với mọi người trong gia đình, trong nhà trường và trong xã hội.

- Kỹ năng tham gia gia các hoạt động tập thể; kỹ năng tổ chức các hoạt động cùng nhau, biết phối hợp với mọi người cùng thực hiện hoạt động chung; nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và kỹ năng giao tiếp với mọi người.

Dựa vào những kỹ năng, hành vi này để rèn luyện những kỹ xảo, thói quen đạo đức bền vững và những kỹ năng tự quản trong sinh hoạt tập thể. Làm được như vậy chúng ta đã góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng con người cho tương lai của đất nước.

1.3.2. Nội dung của hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học

Nội dung của HĐGDNGLL có liên quan đến nội dung các môn học khác; các lĩnh vực giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, lao động, thể chất, pháp luật, trật tự an toàn giao thông, giáo dục môi trường ...

Nội dung của HĐGDNGLL trong trường tiểu học được thể hiện ở các loại hoạt động sau:

1.3.2.1 Hoạt động văn hóa, nghệ thuật

Đây là một loại hình hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của học sinh, nhất là học sinh bậc tiểu học. Hoạt động này như là món ăn tinh thần mà trẻ em nào cũng có nhu cầu khao khát muốn hoạt động. Nó làm cho cuộc sống của trẻ em luôn vui tươi, phấn khởi. Nội dung của hoạt động này hướng vào việc giáo dục cho học sinh có được những hiểu

biết, những tình cảm chân thành đối với quê hương, đất nước, con người, thiên nhiên và cả chính bản thân mình.

Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau như : sinh hoạt văn hóa, tổ chức các cuộc thi (nét đẹp đội viên, khéo tay hay làm...) tổ chức tham quan, tổ chức văn nghệ....

1.3.2.2 Hoạt động vui chơi, giải trí , thể dục thể thao

Vui chơi giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ đồng thời là quyền lợi của trẻ em. Công ước Liên Hợp quốc về quyền của trẻ em, điều 29 đã khẳng định: “Trẻ em có quyền được giải trí, sinh hoạt, vui chơi lành mạnh”. Nó là loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh tiểu học. Hoạt động này làm thỏa mãn về tinh thần cho trẻ em sau những giờ học tập căng thẳng, mệt mỏi. Đồng thời góp phần rèn luyện một số phẩm chất như : tính tổ chức, kỷ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái....Nội dung của hoạt động vui chơi, giải trí phải nhẹ nhàng, ngắn gọn, dễ hiểu, có tác dụng kích thích sự hưng phấn của học sinh. Hoạt động này có thể áp dụng một số trò chơi như sau : Đứng ngồi theo lệnh (rèn khả năng tập trung); Nhóm ba, nhóm bảy(rèn phản xạ nhanh, tinh thần tập thể);Tập tầm vông (rèn kỹ năng phán đoán); Sáng tối (rèn phản xạ nhanh, khả năng quan sát, hài hước); Chuyền bóng tiếp sức (rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo và sự phối hợp )...

1.3.2.3 Hoạt động xã hội

Bước đầu dẫn dắt trẻ em tiếp cận với xã hội đổi mới, đưa các em vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội...Nhằm giáo dục tình cảm đối với quê hương, đất nước, con người, tăng sự đồng cảm với đồng loại, kích thích tinh thần trách nhiệm ở trẻ trong việc làm nhân đạo, từ thiện... Những hoạt động này có liên quan đến những dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị xã hội trong nước và quốc tế đang được quan tâm ; các hoạt động tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của

nhà trường, địa phương, dân tộc. Có các hình thức hoạt động sau : Tham gia công tác từ thiện, quỹ nhi đồng, đóng góp ủng hộ cho nạn nhân chất độc màu da cam, làm vệ sinh sạch sẽ môi trường ...

1.3.2.4 Hoạt động lao động công ích

Là một hoạt động đặc trưng của HĐGDNGLL. Trẻ em phải được lao động. Ngoài giờ lao động chính khóa, các em cần được tham gia các dạng lao động mang tính lợi ích xã hội. Thông qua hoạt động lao động công ích sẽ giúp trẻ gắn với đời sống xã hội. Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức vào thực tiễn như : vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, đẹp lớp .

1.3.2.5 Hoạt động tiếp cận khoa học, kỹ thuật

Là hoạt động giúp trẻ tiếp cận được những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu được trên lớp, các em vận dụng và đưa vào cuộc sống hàng ngày ở gia đình và địa phương... Nhờ đó sẽ củng cố kiến thức đã học đồng thời mở rộng tầm hiểu biết đối với thế giới xung quanh, làm cho các em tiếp thu được những biến đổi của quê hương, đất nước. Điều này, sẽ tạo cho các em sự say mê tìm tòi, kích thích các em học tập tốt hơn.

Những hoạt động này có thể là : Sưu tầm những bài toán vui, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ khoa học (hội vui khoa học, tìm hiểu các danh nhân, các nhà bác học...)

Ngoài năm hoạt động trên, HĐGDNGLL còn có những hoạt động khác đa dạng, phong phú phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức của trẻ em tiểu học. Chúng ta có thể lựa chọn tùy theo trình độ, điều kiện, cơ sở vật chất, con người cụ thể, thời gian, không gian cho thích hợp .

Để tổ chức HĐGDNGLL có hiệu quả, người tổ chức phải thực hiện theo một quy trình bảo đảm tính khoa học và chặt chẽ

-Bước 1 : Đặt tên cho hoạt động và xác định yêu cầu giáo dục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên gọi của hoạt động phù hợp với chủ điểm tháng, phản ánh định hướng về tâm lý, kích thích tính tích cực của học sinh ngay từ đầu. Xác địnhh yêu cầu giáo dục : yêu cầu về nhận thức ,yêu cầu về giáo dục kĩ năng và yêu cầu giáo dục thái độ. Người quản lý cần kiểm tra, giúp đỡ kịp thời để việc đặt tên cho hoạt động và xác định yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị

- Bước 2 : Xây dựng nội dung và hình thức hoạt động

Việc xây dựng nội dung phải gắn liền với các nhiệm vụ, yêu cầu giáo dục đề ra, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh và điều kiện thực tế. Hình thức phải phù hợp với nội dung, thu hút, hấp dẫn học sinh. Chú ý thay đổi thường xuyên, sáng tạo các hình thức tổ chức, tránh lặp lại nhiều lần gây sự nhàm chán.

-Bước 3: Chuẩn bị cho hoạt động

Việc lập kế hoạch chuẩn bị cho một HĐGDNGLL có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả đạt được của hoạt động này. Việc lên kế hoạch cụ thể giúp giáo viên hoạt động có mục đích, không bị phân tán, tạo sự tự tin, sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Để giải quyết một công việc cụ thể, cần đưa ra một hệ thống các biện pháp để tiến hành HĐGDNGLL

Người thực hiện : dự kiến, phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng + Giáo viên : giữ vai trò chủ đạo, quan tâm, đôn đốc, nhắc nhở, động viên, hỗ trợ HS và liên kết các lực lượng giáo dục khác .

+ Học sinh : chủ động , tích cực tham gia chuẩn bị

+Phương tiện vật chất: dự trù kinh phí, sân bãi, chuẩn bị những dụng cụ cần thiết.

Thời gian : phân bổ công việc cho từng giai đoạn và toàn bộ hoạt động, lập biểu đồ tiến độ thực hiện từ khi bắt đầu đến kết thúc .

Địa điểm : chuẩn bị trang hoàng địa điểm, dự trù những yếu tố ảnh hưởng do điều kiện tự nhiên và khách quan gây nên.

Bước 4: Tiến hành và kết thúc hoạt động

Khi tiến hành hoạt động cần nắm rõ trình tự, nội dung công việc, người thực hiện để có thể triển khai tốt hoạt động. Đây là dịp để học sinh thể hiện mình, rèn luyện khả năng tự điều chỉnh, tự quản và điều khiển tập thể do đó giáo viên phải có khả năng quan sát, hướng dẫn và theo dõi, kịp thời giúp đỡ các em khi cần thiết. Giáo viên cần có một số kỹ năng nhất định như : kỹ năng tổ chức trò chơi, kỹ năng tiếp cận, truyền đạt, giao tiếp, phối hợp với các tổ chức xã hội khác tham gia HĐGDNGLL... Người quản lý cần tổ chức các buổi tập huấn về kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho đội ngũ giáo viên giúp giáo viên thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra thông qua HĐGDNGLL.

Bước 5 : Đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi tiến hành hoạt động

Thông qua việc đánh giá giúp giáo viên nhận biết được kết quả hoạt động có phù hợp với mục tiêu đã đề ra, những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục, đồng thời tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của HĐGDNGLL. Đây là cơ sở để giáo viên thực hiện rút kinh nghiệm cho việc tổ chức các hoạt động GDNGLL tiếp theo .

Nội dung đánh giá và rút kinh nghiệm

Nêu tất cả những việc tốt và chưa tốt, chưa thực hiện được. Phân tích trên kết quả công việc cụ thể. Có thể sử dụng thang đánh giá về hiệu quả giáo dục đối với các em học sinh để tham khảo khi đánh giá hiệu quả của HĐGDNGLL.Tổng kết những nguyên nhân cho hoạt động chưa đạt từ đó tìm

phương hướng, biện pháp khắc phục. Giáo viên đưa ra những đề xuất, kiến nghị cụ thể, chi tiết để phát huy năng lực đã có và hạn chế những thiếu khuyết trong các hoạt động tiếp theo .

Căn cứ trên kết quả đánh giá và rút kinh nghiệm của giáo viên, người quản lý ghi nhận và có sự đánh giá khách quan, công bằng, kịp thời của giáo viên đối với nhiệm vụ được giao. Tất cả các bước trên đều đặt dưới các chức năng quản lý của Hiệu trưởng: chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch, chức năng chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, chức năng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

1.3.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng HĐGDNGLL

- Nhận thức về vị trí , vai trò, tầm quan trọng của HĐGDNGLL: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động GDNGLL. Nếu CBQL, GVCN là những người truyền lửa cho học sinh, phụ huynh,... là cầu nối giữa các lực lượng giáo dục khác mà họ không nhận thức đúng thì rõ ràng HĐGDNGLL chỉ mang tính hình thức, đối phó mà thôi. Nhận thức của CBQL và GVCN về các HĐGDNGLL là một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc góp phần tạo nên sự thành công và chất lượng của hoạt động này trong thực tiễn công tác ở các trường

- Để HĐGDNGLL có chiều sâu, đạt được hiệu quả giáo dục cao thì việc xây dựng kế hoạch, lịch hoạt động cụ thể, phù hợp với mục tiêu, phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi... Nếu các kế hoạch, lịch hoạt động không đáp ứng với những yếu tố trên thì HĐGDNGLL sẽ không hiệu quả

- HĐGDNGLL diễn ra trong sự phối hợp giữa các đoàn thể trong và ngoài trường là một trong những yếu tố góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ .

- Trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay, sự đổi mới không ngừng của khoa học cũng là một nhân tố tích cực trong việc góp phần nâng cao hiệu quả cho HĐGDNGLL. Một đơn vị với trang thiết bị hiện đại sẽ giúp cho trẻ tham gia hoạt động tích cực, hiệu quả hơn. Thực tiễn, với các trường có điều kiện CSVC tốt, điều kiện sân bãi, diện tích rộng, trang thiết bị phục vụ cho các HĐGDNGLL đầy đủ thì chất lượng giáo dục bao giờ cung cao, thu hút sự hứng thú hoạt động từ chính HS dễ dàng hơn. Như vậy, yếu tố CSVC, kinh phí phục vụ cho HĐGDNGLL là một trong những yếu tố quyết định không kém phần quan trọng đến chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh .

- Việc thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp đối với CBQL, GVCN, TPT Đội và một số nhân viên, đoàn thể tham gia HĐGDNGLL là một trong những yếu tố quan trọng kích thích sự tham gia nhiệt tình, tinh thần sáng tạo của từng thành viên khi thực hiện nhiệm vụ của mình .

Ngoài các yếu tố trên, việc đổi mới, sáng tạo, cải tiến các loại hình hoạt động, hình thức quản lý HĐGDNGLL luôn là yếu tố thúc đẩy sự tham gia của các cá nhân, đoàn thể trong HĐGDNGLL góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục.

1.4. Quản lý hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học

1.4.1. Mục tiêu của công tác quản lý hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học

- Góp phần thực hiện hiệu quả các kế hoạch hoạt động GDNGLL giúp học sinh hình thành nhân cách thông qua chuỗi thời gian học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, TDTT, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa; hoạt động bảo vệ môi trường, lao động công ích và các hoạt động xã hội khác .

- Quản lý HĐGDNGLL nhằm góp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục của nhà trường như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thích ứng, kỹ năng sống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chung, kỹ năng tổ chức cuộc sống và các kỹ năng khác...bổ sung và làm sâu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí min (Trang 29)