Thực trạng về công tác quản lý HĐGDNGLL tại các trường Tiểu học trên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí min (Trang 61)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3 Thực trạng về công tác quản lý HĐGDNGLL tại các trường Tiểu học trên

trên địa bàn Quận Bình Thạnh -Thành phố Hồ Chí Minh:

2.3.1 Tìm hiểu về đội ngũ CBQL, Giáo viên:

Để đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL ở các trường tiểu học Quận Bình Thạnh Tp.HCM, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 81 CBQL (gồm HT, PHT,TPT đội, Tổ trưởng chuyên môn) và 285 GVCN,GVBM tại 9 trường tiểu học trên địa bàn Quận.

Bảng 2.3: Số lượng CBQL –GVCN các trường tiểu học Q.Bình Thạnh

STT TRƯỜNG CBQL GVCN +GVBM TỔNG CỘNG 1 Nguyễn Đình Chiểu 9 49 + 9 67 2 Hồng Hà 9 40 + 10 59 3 Phù Đổng 9 23 + 4 36 4 Chu Văn An 9 24 +11 44 5 Bạch Đằng 9 18 + 4 31

6 Nguyễn Trọng Tuyển 9 19 +3 31

7 Bình Lợi Trung 9 17 + 3 29

8 Thạnh Mỹ Tây 9 22 + 5 36

9 Bình Quới Tây 9 17 + 7 33

Tổng cộng 81 285 366

Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL và GVCN được chúng tôi xây dựng gồm những câu hỏi đóng và câu hỏi mở (xem phụ lục 1) với mục đích:

- Tìm hiểu nhận thức của QLCB và GVCN về các HĐGDNGLL.

- Tìm hiểu việc thực hiện các nội dung HĐGDNGLL trong thực tế hoạt động ở các trường được khảo sát.

- Tìm hiểu sự đánh giá của CBQL và GVCN về 4 chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra - đánh giá) HĐGDNGLL của HT các đơn vị này.

- Tìm hiểu về khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện các HĐGDNGLL từ thực công tác.

+ Về giới tính: Kết quả khảo sát về giới tính của 81 CBQL và 285 GVCN được thể hiện như trong Biểu đồ 2.1 (xem chi tiết ở phụ lục 2)

CBQL: 22 nam (27%) ; 59 nữ ( 73 % ) GVCN: 52 nam (18 %); 233 nữ ( 82 % )

Biêủ đồ 2.1. Ta thấy tỉ lệ nam thấp hơn nhiều sao với nữ tại các trường tiểu học trên địa bàn Quận Bình Thạnh (đây cũng là một đặc trưng chung của ngành). Nam CBQL chiếm tỉ lệ 27% trong khi GVCN nam chỉ khoảng 18% trên tổng số GV.

+ Cán bộ quản lý đã qua lớp bồi dưỡng quản lý

Việc bồi dưỡng kiến thức về quản lý cho độ ngũ CBQL có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản lý. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động quản lý cơ sở. Kết quả khảo sát việc bồi dưỡng kiến thức về quản lý cho lực lượng CBQL các trường tiểu học Quận Bình Thạnh được trình bày trong bảng 2.4

Bảng 2.4: Số lượng CBQL đã qua lớp bồi dưỡng về quản lý

CBQL Đã qua lớp bồi dưỡng về quản lý dài hạn

Đã qua lớp bồi dưỡng về quản lý ngắn hạn SỐ LƯỢNG TỈ LỆ SỐ LƯỢNG TỈ LỆ Hiệu trưởng 9 100 Phó hiệu trưởng 18 100 Tổng phụ trách đội 9 100 Tổ trưởng CM 45 100

Bảng 2.4 cho thấy 100% CBQL đã được đào tạo qua các lớp quản lý trong đó HT, các PHT đều đã qua lớp bồi dưỡng về quản lý dài hạn. TPT Đội tại 9 trường tiểu học tại Quận Bình Thạnh đều là TPT Đội chuyên trách và đều đã qua các khóa học tại trường Đoàn Lý Tự Trọng. 100% tổ trưởng chuyên môn hàng năm được lập huấn về công tác chuyên môn vào các dịp hè, một số được cử đi học về công tác quản lý của Ban Giám Hiệu.

+ Cán bộ quản lý và giáo viên được xếp theo trình độ

Kết quả khảo sát trình độ của 81 CBQL và 285 GVCN tại các trường tiểu học quận Bình Thạnh được trình bày trong Biểu đồ 2.2

Biểu đồ 2.2 (a) Khảo sát trình độ CBQL

CBQL : 1 Sau ĐH ( 1,2 % ) ; 66 ĐH ( 81,5 % ) ; 14 CĐ ( 17,3 %)

Biểu đồ 2.2 (b) Khảo sát trình độ GVCN

GVCN : 14 THSP ( 4,9 %) : 89 CĐ ( 31,2% ) ; 182 ĐH ( 63,9 % )

Biểu đồ 2.2 cho thấy 100% CBQL và GVCN có trình độ đạt chuẩn từ Trung học Sư phạm trở lên trong đó trình độ trên chuẩn (cao đẳng, đại học) chiếm tỉ lệ khá cao: 100% ở CBQL và 95,1% ở GVCN. Đây là một trong những thế mạnh của ngành giáo dục Quận Bình Thạnh. Trong nhiều năm qua, ngành giáo dục Quận Bình Thạnh đã liên tục động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi về về vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên đi học để nâng cao trình độ.

+ CBQL và GVCN, GVBM được xếp theo thâm niên công tác và thâm niên làm quản lý

Bảng 2.5: Thâm niên công tác của CBQL và GVCN

Thâm niên công tác CBQL GVCN

SỐ LƯỢNG TỈ LỆ % SỐ LƯỢNG TỈ LỆ %

Dưới 10 năm 27 33,3 65 22,8

Từ 11 đến 20 năm 36 44,4 134 47

Trên 20 năm 18 22,3 86 30,2

Tổng 81 100 285 100

Thâm niên làm quản lý

Dưới 10 năm 42 51,9

Trên 10 năm 39 48,1

Bảng 2.5 cho thấy đa số CBQL và GVCN đều đã lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm, thâm niên công tác lâu năm: trên 10 năm ở CBQL chiếm 66,7% và ở GVCN chiếm 77,2%. Qua đó, ta thấy đây cũng là một trong những trở ngại vì GV lớn tuổi không thích hợp cho việc hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động như: hát, múa, chơi trò chơi tập thể dục, trò chơi vận động, các hội thi TDTT, hoạt động tập thể, dã ngoại… Số CBQL có thâm niên làm quản lý trên 10 năm chiếm 48%. Đa số CBQL có kinh nghiệm trong công tác, chuyên môn vững vàng, có tâm huyết với nghề.

Nói tóm lại, đội ngũ CBQL và GVCN tại các trường tiểu học trên địa bàn Quận Bình Thạnh tương đối đồng đều về trình độ và kinh nghiệm trong công tác. Phần lớn trong số họ có thời gian gắn bó lâu năm với ngành, yêu nghề, mến trẻ, làm việc tận tâm, tin tưởng và phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục.

2.3.2 Nhận thức của CBQL và GVCN về HĐGDNGLL

Trong bất kỳ hoạt động nào của con người, nhận thức của người thực hiện rất là quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động đó. Nhận thức thì khó có thể giúp người ta hành động đúng được. Khảo sát nhận định từ CBQL, TPT và 285 GVCN, GVBM về mức độ cần thiết của các HĐGDNGLL tại các trường tiểu học trên địa bàn

Quận Bình Thạnh, chúng tôi thu được kết quả và trình bày ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các HĐGDNGLL

Mức độ CBQL GVCN SỐ LƯỢNG TỈ LỆ(%) SỐ LƯỢNG TỈ LỆ (%) Rất cần thiết 28 34.6 66 23,2 Cần thiết 44 54.3 179 62,8 Có cũng được Không có cũng được 7 8,7 28 9.8 Không cần thiết 2 2,4 12 4,2

Bảng 2.6 cho thấy có 88,9% CBQL và 86% GVCN cho rằng các HĐGDNGLL là cần thiết và rất cần thiết. Tuy nhiên cũng còn 8,7% CBQL và 9,8% GVCN đánh rằng các hoạt động này có cũng được, không có cũng được và không cần thiết. Tuy việc đánh giá này có phần mang tính chủ quan của cá nhân nhưng điều đó cũng cho thấy thực tiễn là vẫn còn có những CBQL và GVCN không đánh giá cao vai trò của các HĐGDNGLL trong công tác tại đơn vị mình. Họ không nhận ra tầm quan trọng của hoạt động này trong giáo dục học sinh. Việc lựa chọn mức độ “có cũng được, không có cũng được” và “không cần thiết” cho thấy rõ sự thờ ơ trong một số CBQL và GVCN. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu nhiệt tình và làm cho kết quả của HĐGDNGLL không cao. Kết quả này cũng phù hợp với thực tiễn hiện nay ở một số trường đó là giáo dục học sinh theo kiểu thực dụng, học sinh thi cái gì thì giáo viên chỉ dạy tới đó, học sinh học đối phó với thi cử chứ không phải học để biết. Một bộ phận học sinh bị phát triển lệch: chỉ biết lý thuyết mà không có khả năng ứng dụng, thực hành những kiến thức đã được học vào thực tế cuộc sống, hoặc chỉ giỏi một số môn có chọn lựa, đầu tư chứ không giỏi toàn diện.

Điều ngạc nhiên là vẫn còn 2,4% CBQL cho rằng HĐGDNGLL là không cần thiết. Điều này phù hợp với thực tế ở một số trường, nơi HĐGDNGLL được thực hiện một cách hình thức, qua loa, làm để đối phó với kiểm tra cấp trên hoặc có giấy báo cáo, có số liệu trên sổ sách nhưng không làm trên thực tế.

Đặt câu hỏi “HĐGDNGLL là hoạt động giáo dục, hoạt động phong trào hay hoạt động của Đoàn – Đội?” cho CBQL và GVCN, chúng tôi thu được kết quả và trình bày ở bảng 2.7.

Bảng 2.7: Nhận thức của CBQL và GVCN về HĐGDNGLL

HĐGDNGLL là: CBQL GVCN

SỐ LƯỢNG TỈ LỆ(%) SỐ

LƯỢNG TỈ LỆ (%)

Hoạt động giáo dục 64 79,1 143 50,2

Hoạt động phong trào 12 14,8 63 22,1

Hoạt động của Đoàn, Đội 5 6,1 79 27,7

Bảng 2.7 cho thấy có 79,1% CBQL và 50,2% GVCN hiểu và xác định đúng HĐGDNGLL là hoạt động giáo dục. Số CBQL và xác định HĐGDNGLL là hoạt động phong trào và hoạt động của Đoàn, Đội là 6,1% và tỉ lệ này ở GVCN lên đến 27,7%. Số liệu này hoàn toàn phù hợp với tình thực tiễn hiện nay ở các trường tiểu học. Đó là do vai trò quan trọng không thể thiếu của TPT Đội trong các HĐGDNGLL. Hầu như các HĐGDNGLL ở trường tiểu học điều gắn với các phong trào của Đội và đều có sự phối hợp tham gia của TPT Đội nên có nhiều CBQL và GVCN xác định là hoạt động của Đoàn, Đội. Các HĐGDNGLL cụ thể như: các hội thi văn nghệ, kịch, báo tường, kỹ thuật, kể chuyện, TDTT, nghi thức đội, tham quan, du khảo, chơi trò chơi vận động, trò chơi sinh hoạt tập thể…thường chỉ diễn ra trong thời điểm nhất định trong năm học và không kéo dài xuyên suốt nên có nhiều CBQL và GVCN xác định đây là hoạt động mang tính phong trào. Phần lớn các hoạt động này là do TPT Đội kết hợp với một số giáo viên trẻ, nhiệt tình trong Chi Đoàn thực hiện dưới sự chỉ đạo của HT. Nhiều giáo viên lớn tuổi rất ngại phải tham gia các hoạt động đòi hỏi sự vận động cao, phải có sức khỏe, nhiệt huyết như đã nêu. Khi phải thực hiện các hoạt động này, thường thì họ liên kết các lớp lại với nhau hoặc tổ chức theo từng khối lớp rồi nhờ giáo viên trẻ hỗ trợ hoặc TPT Đội thực hiện. Từ đó dẫn đến hiệu quả các hoạt động này đạt được không như mục tiêu ban đầu đã đề ra. Vẫn còn một bộ phận GVCN cho rằng HĐGDNGLL không phải là nhiệm vụ của mình.

Nhìn chung, số liệu khảo sát thu được cho thấy việc nhận thức sai và đánh giá tiêu cực về các HĐGDNGLL chỉ là thiểu số và có nguyên nhân chủ quan ở một vài cá nhân, đa số CBQL và GVCN có nhận thức đúng và đánh giá một cách tích cực về vai trò của các HĐGDNGLL trong thực tiễn công tác tại đơn vị mình.

2.3.3. Thực trạng quản lý HĐGDNGLL của HT các trường tiểu học quận Bình Thạnh – TP HCM xét theo các chức năng quản lý

2.3.3.1 Chức năng lập kế hoạch HĐGDNGLL

Việc lập kế hoạch cụ thể ở từng hoạt động đó đi đúng mục tiêu đề ra, xác định chính xác các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí) và thời gian, không gian … cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. Ngoài ra, một kế hoạch tốt còn đưa ra được những phương án dự phòng cho các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.

Bảng 2.8: Kết quả đánh giá các chức năng lập kế hoạch HĐGDNGLL

TT Chức năng lập kế hoạch của HT trường được thể hiện : Kết quả thực hiện CBQL GVCN 1 Xây dựng và phổ biến kế hoạch HĐGDNGLL cả năm

học và kế hoạch hàng tháng theo từng chủ đề 3,16 3,6 2 Kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho

Giáo viên 2,17 2,12

3 Kế hoạch đầu tư CSVC, mua sắm phương tiện, trang

thiết bị phục vụ cho các HĐGDNGLL 2,29 2,08 4

HT xây dựng và phổ biến kế hoạch các hoạt động VH- NT như: các hội thi ATGT, QTE, Chữ thập đỏ, lịch sử, địa lý địa phương, văn nghệ, kể chuyện, khéo tay kỹ thuật, làm báo trường……

3,27 3,67

5

HT xây dựng và phổ biến các hoạt động vui chơi giải trí TDTTnhư: Hội khỏe Phù đổng, các trò chơi sinh hoạt tập thể, các trò chơi dân gian, tổ chức các ngày lễ hội (ẩm thực, hội trại truyền thống, xem xiếc…)

6

HT xây dựng và phổ biến kế hoạch thực hành các hoạt động KH-KT như: đi tham quan thực thế các làng nghề, các nhà máy sản suất, thành lập các loại hình các câu lạc bộ (em yêu khoa học, nhà sử học, nhà sinh học, toán học….)

2,39 2,94

7

HT xây dựng và phổ biến kế hoạch các hoạt động lao động công ích như: vệ sinh môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh, vệ sinh trường lớp.

3,23 3,69

8

HTxây dựng và phổ biến kế hoạch các hoạt động của Đội TNTP HCM như sau: các hội viên thi nghi thức đội, sao nhi đồng, búp măng xinh, các hoạt động phong trào của đội.

3,31 3,63

9

HT xây dựng và phổ biến kế hoạch các hoạt động mang tính xã hội như: thăm GV đã nghỉ hưu, đóng góp xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa.

2,99 3,40

TRUNG BÌNH CHUNG 2.90 3.19

Bảng 2.8 cho thấy chức năng lập kế hoạch của HT các HĐGDNGLL nhìn chung được CBQL và GVCN đánh giá ở mức khá: CBQL là 2.90 và 3.19 ở GVCN, cụ thể là: HT xây dựng và phổ biến kế hoạch các hoạt động của Đội TNTP HCM như: các hội thi nghi thức Đội, Sao Nhi đồng, Búp măng xinh, các phong trào của đội được cả CBQL và GVCN đánh giá khá cao: 3,31 ở CBQL và 3,63 ở GVCN. Số liệu thu được cho thấy kế hoạch này được xây dựng cụ thể, rõ ràng, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, tình hình của đợn vị; được xác định rõ mục tiêu, nội dung, biện pháp thực hiện, được phổ biến bằng văn bản đến toàn thể giáo viên và được tập thể ủng hộ, thực hiện nhiệt tình. Ở một số trường, TPT Đội người tham mưu trực tiếp cho HT về tất cả các mặt công tác của Đội;

Chức năng lập kế hoạch ở các hoạt động VH-NT và các hoạt động vui chơi giải trí - TDTT cũng như được đánh giá khá tốt. Thông thường, các hoạt

động này đều có kế hoạch trực tiếp và HT dựa vào tình hình thực tiễn tại đơn vị để xây dựng và phổ biến kế hoạch.

Tuy nhiên việc HT xây dựng và phổ biến kế hoạch các hoạt động thực hành KH-KT như: đi tham quan thực tế các ngành nghề, các nhà máy sản xuất, thành lập các loại hình câu lac bộ (em yêu khoa học, nhà sử học, nhà sinh học, toán học…), các hội thi tìm hiểu về KHKT… còn mang nặng tính hình thức, đối phó và chưa được đánh giá cao: 2.39 ở CBQL và 2.94 GVCN. Số liệu thu được đã phản ánh một thực tiễn hiện nay có quá nhiều kế hoạch, báo cáo, thống kê, số liệu… mà HT phải lập hàng tháng, từ đó dẫn đến việc các kế hoạch này na ná như nhau, không còn mang tính sáng tạo, độc đáo và đặt trưng riêng của từng loại kế hoạch. Nhiều hoạt động thực hành KH-KT được thường xuyên, liên tục, năm có năm không hoặc theo phong trào.

Số liệu thống kê so sánh giữa các trường cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa CBQL và GVCN trong việc đánh giá các kế hoạch của HT về việc bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức các HĐGDNGLL cho giáo viên: 2.17 ở CBQL và 2.12 ở GVCN. Đây là một trong những tiêu chí bị đánh giá thấp trong 9 tiêu chí được khảo sát. Số liệu thống kê thu được hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hiện nay, ở các trường đó là HT chưa quan tâm đúng mức với việc bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho GVCN về các HĐGDNGLL mặc dù GVCN là người trực tiếp thực hiện các hoạt động này. Có rất nhiều các kỹ năng cần phải có trong các HĐGDNGLL như: hát, múa, kể chuyện, vẽ tranh, sinh hoạt tập thể, quản trò, dã ngoại, khéo tay kỹ thuật, nghi thức, nghi lễ… và các kỹ năng này phải được tập huấn cho các giáo viên thì họ mới có thể trực tiếp truyền lại cho học sinh. Tuy nhiên có rất ít HT quan tâm đến vấn đề này.

Kế hoạch đầu tư CSVC, mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí min (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w