Phân cấp cải tiến, đổi mới, sử dụng hiệu quả và quản lý chặt chẽ TSCĐ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập cơ sở ngành tài chính ngân hàng tại công ty cổ phần xây dựng và PTNT 6 (Trang 33 - 34)

TSCĐ đối với một doanh nghiệp đặc biệt chuyên về lĩnh vực xây dựng nó chiếm vị trí quan trọng, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Một khi TSCĐ được khai thác hiệu quả và triệt để thì mới được coi là sử dụng vốn hiệu quả. Do đó trong thời gian tới công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Tiến hành phân loại và đánh giá lại những tài sản cũ, lạc hậu, không cần dùng để tiến hành thanh lý, nhượng bán chúng với giá tốt nhất, nhanh chóng thu hồi vốn để tái đàu tư vào TSCĐ khác.

- Ngoài ra, công ty phải đầu tư chiều sâu TSCĐ. Qua 3 năm hoạt động, nhìn chung TSCĐ có xu hướng giảm dần, mặc dù công ty đã đầu tư mua săm thêm TSCĐ hiện đại, tân tiến. Nhưng công ty chưa quan tâm tới phân loại TSCĐ đã khấu hao nay đã giảm năng lực sản xuất. Cứ như vậy năng lực sản xuất của công ty sẽ giảm dần. Vì vậy công ty cần mua sắm thêm nữa TSCĐ nhằm tăng năng lực sản xuất cho công ty. Công ty cần phải tăng tỷ trọng TSCĐ lên nhằm phục vụ tốt cho quá trình sản xuất, chuyên chở và bảo quản sản phẩm. Muốn làm được điều này công ty cần phải tăng cường quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận của mình.

- Công ty cần tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong nội bộ công ty. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn đồng thời phải thực hiện kiểm soát, kiểm kê, phân tích hiệu quả, kết quả TSCĐ. Với từng cán bộ nhân viên cần phải sử dụng TSCĐ có trách nhiệm, tiết kiệm, tránh lãng phí trên phần TSCĐ mà mình được giao. Từ đó thúc đẩy hiệu quả sử dụng TSCĐ chung của công ty. Bên cạnh đó, công ty phải tiến hành thiết lập một bộ phận chuyên về lĩnh vực đánh giá thực trạng kỹ thuật, thẩm định tài sản như nhượng bán phải đem thông báo công khai và phải tổ chức bán đấu giá. Tài sản thanh lý dưới hình thức hủy bỏ, dỡ bỏ, hư hỏng phải tổ chức một hội đồng quản trị dưới sự điều hành trực tiếp của công ty.

- Tăng cường hơn việc quản lý, giám sát vốn cố định, lựa chọn và xác định phương pháp khấu hao hợp lý để tránh bị ảnh hưởng của hao mòn vô hình, tiến hành mua bảo hiểm TSCĐ. Còn với TSCĐ có giá trị hao mòn vô hình lớn, công ty cần áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh để thu hồi vốn đầu tư, đẩy nhanh tốc độ đổi mới TSCĐ mà không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Tính toán lựa chọn đổi mới TSCĐ một cách tối ưu, để tăng năng lực sản xuất, giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm.

Như vậy về TSCĐ công ty cần phải tìm cho mình phương pháp tính mức khấu hao hợp lý nhằm thu hồi vốn, có những biện pháp xử lý kịp thời những tài sản lỗi thời, mất giá qua quá trình sử dụng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập cơ sở ngành tài chính ngân hàng tại công ty cổ phần xây dựng và PTNT 6 (Trang 33 - 34)