Tổ chức dạy học hình thành kiến thức mới bằng cách khai thác CH-BT

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dung câu hỏi, bài tập để dạy học chuyên đề sinh học tế bào cho học sinh trường chuyên (Trang 65 - 67)

III. Tiến trình lên bài học: 1.Kiểm tra bài cũ:

2. Giảng bài mới:

2.3.2. Tổ chức dạy học hình thành kiến thức mới bằng cách khai thác CH-BT

Bµi: VËn chuyn cht qua mµng sinh cht

I. Mục tiêu:

- Mục tiêu kiến thức: Sau khi học xong bài này HS phải:

+ Trình bày được các hình thức vận chuyển chất qua màng: vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động; xuất – nhập bào.

+ Phân biệt được hình thức vận chuyển thụ động với chủ động.

- Mục tiêu kỹ năng: Học xong bài này HS phải đạt được các kỹ năng:

+ Vẽ mô phỏng được các hình thức vận chuyển chất qua màng tế bào và nhận dạng các hình thức vận chuyển trên sơ đồ.

+ Nhận định được một số chất thường gặp vận chuyển qua màng theo hình thức nào.

- Mục tiêu hành vi – thái độ: Qua bài này HS nhận thức được tính sống của màng để từ đó giải thích được các hiện tượng tự nhiên như tại sao cá, ếch, nhái sống trong nước nhưng không bị trương nước nhưng khi chết thì bị trương nước.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh phóng to hình 18.3 trong SGK nâng cao 10 -Bộ CH-BT

III. Tiến trình lên bài học:1.Kiểm tra bài cũ: 1.Kiểm tra bài cũ:

2. Giảng bài mới:

* Hoạt động 1: Vận chuyển thụ động

-GV yêu cầu HS: Hãy nghiên cứu SGK mục vận chuyển thụ động để lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

1. Đặc điểm của vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất?

2. Trình bày thí nghiệm về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất? 3. Sự vận chuyển thụ động các chất qua màng theo con đường nào? Đặc điểm các chất đi qua con đường đó?

- GV kiểm tra sự hiểu và vận dụng kiến thức của HS bằng cách yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau:

1. Các hình thức vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất có xảy ra ở màng không sống không?

2. Tại sao các chất phân cực vận chuyển thụ động phải qua kênh protêin mà không trực tiếp qua màng kép phôtpholipít?

1. Giải thích tại sao các chất trong hồ sau một thời gian lại trương phình lên?

2. Cho các chất vận chuyển thụ động là O2, CO2, H2O đường. Hãy nêu con đường vận chuyển của các chất trên và giải thích tại sao vận chuyển theo con đờng đó?

* Hoạt động II: Vận chuyển chủ động (sự vận chuyển tích cực)

Hãy nghiên cứu SGK mục vận chuyển chủ động để lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Các hiện tượng vận chuyển chủ động qua màng sinh chất ở cơ thể người

2. Đặc điểm vận chuyển chủ động qua màng sinh chất

- HS dựa vào nghiên cứu SGK để trả lời các nội dung trên như SGK đã trình bày. - GV kiểm tra sự hiểu và vận dụng kiến thức của HS bằng cách yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau:

1. So sánh vận chuyển chủ động với vận chuyển thụ động ở màng sinh chất? 2. Giải thích tại sao cá sống trong hồ nước mà cơ thể vận bị trương phình lên

* Hoạt động III:Xuất bào, nhập bào

Hãy nghiên cứu mục xuất nhập bào ở SGK và trả lời câu hỏi: 1. Mô tả các hiện tượng ở hình 18.3 - SGK

2. Đặc điểm các chất vận chuyển theo kiểu xuất nhập bào như thế nào?

- HS dựa vào nghiên cứu SGK để trả lời các nội dung trên như SGK đã trình bày. - GV kiểm tra sự hiểu và vận dụng kiến thức của HS bằng cách yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau:

1.Cơ chế vận chuyển xuất, nhập bào như thế nào?

2.Hãy nêu sự vận chuyển các chất có kích thước lớn qua màng sinh chất?

3. Củng cố:

1.So sánh sự vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào, nhập bào các chất qua màng sinh chất?

2.Cho các chất: CO2, O2, H2O, Ca2+; K+, glucô, phân tử có kích thước lớn.

Hãy nêu các con đường vận chuyển các chất trên qua màng sinh chất và giải thích tại sao?

- Một người hoà nước giải để tưới cây nhưng không hiểu tại sao sau khi tưới cây lại bị héo?( Do hoà ít nước nên nồng độ các chất tan trong nước giải còn cao ngăn cản sự hút nước của cây mà nước trong cây lại bị hút ra ngoài nên cây bị héo).

- Sau khi rửa rau sống xong thường ngâm vào nước muối để sát trùng. Nếu nhiều muối rau sẽ bị nhũn. Giải thích?

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dung câu hỏi, bài tập để dạy học chuyên đề sinh học tế bào cho học sinh trường chuyên (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w