Củng cố bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng các cấp, các

Một phần của tài liệu phong trào thi đua yêu nước thành phố cần thơ hiện nay_ thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 75)

5. Kết cấu luận văn

3.4. Củng cố bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng các cấp, các

các cấp, các ngành đủ năng lực, trình độ chuyên môn.

Cán bộ làm công tác thi đua yêu nước tham mưu cho các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng bộ, ngành, địa phương. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, viên chức có năng lực, hiểu biết sâu, hình thành đội ngũ cán bộ hoạt động xã hội tốt.

Để góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng ngang tầm với nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay cần chú ý một số điểm sau:

Một là, đổi mới nhận thức, quan điểm về công tác cán bộ nói chung và xác định tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức ngành thi đua, khen thưởng

Cần quán triệt và vận dụng tiêu chuẩn chung cho cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng của từng chức danh, theo tiêu chuẩn Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII, Nghị quyết Trung ương 9 khoá X và Luật cán bộ, công chức năm 2008 đề ra. Việc xây dựng tiêu chuẩn căn cứ các văn bản của Bộ Nội vụ và Ban Thi --- SVTH: Trần Thị Vinh Trang 68

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. GVC. Lê Duy Sơn --- đua - Khen thưởng Trung ương đã quy định và phải cụ thể hoá đối với từng chức danh, ngạch, bậc cán bộ, công chức của ngành. Căn cứ vai trò, vị trí, chức năng, ngạch, bậc của từng cán bộ, công chức ở từng cấp mà xác định, quy định tiêu chuẩn cụ thể. Cần chú ý phân biệt điều kiện và tiêu chuẩn để xác định tiêu chuẩn chức danh, trong đó bằng cấp, học vị là điều kiện; trình độ, năng lực, hiểu biết kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn là tiêu chuẩn. Đặc biệt, khi xây dựng tiêu chuẩn cho từng chức danh phải dựa trên cơ sở mô tả đặc điểm, yêu cầu của từng công việc và chức năng, nhiệm vụ cụ thể...

Hai là, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng gắn với xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức

Công tác quy hoạch cán bộ, công chức ngành thi đua, khen thưởng phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ của tổ chức, trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có; dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức để chủ động có phương hướng, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức trong từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển của từng bộ, ngành, địa phương và cả nước.

Ba là, xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt các quy chế, quy trình về công tác cán bộ, công chức, viên chức ngành thi đua, khen thưởng

Việc xây dựng và hoàn thiện quy chế, quy trình công tác cán bộ, công chức nhằm làm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, thực sự có tính khoa học, đảm bảo cho công tác cán bộ thống nhất theo nguyên tắc, chuẩn mực chung, tránh tình trạng tuỳ tiện, áp đặt chủ quan, duy ý chí trong công tác cán bộ của ngành.

Xây dựng hệ thống quy chế, quy trình công tác cán bộ phải thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, cụ thể, công khai, khoa học. Hệ thống quy chế về công tác cán bộ phải quán triệt được quan điểm cơ bản của Đảng trong việc xây dựng đội ngũ cán

--- SVTH: Trần Thị Vinh Trang 69

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. GVC. Lê Duy Sơn --- bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức của ngành thi đua, khen thưởng nói riêng.

Bốn là, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng chuyên nghiệp hoá, khuyến khích hình thức tự đào tạo, bồi dưỡng của từng cán bộ, công chức

Chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ thi đua, khen thưởng cần phải đổi mới, kết hợp trang bị kiến thức nghiệp vụ mới, kỹ năng nghề nghiệp với việc nâng cao phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức, tác phong, kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ, công chức và cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đào tạo cán bộ, công chức theo hướng toàn diện, trang bị kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên ngành thi đua, khen thưởng, gắn việc ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến với thực tiễn phong phú, đa dạng ở các bộ, ngành, địa phương và ở cơ sở, kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. (Trong 5 năm qua, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã cử nhiều đoàn cán bộ, công chức là lãnh đạo và chuyên viên trong ngành đi nghiên cứu, khảo sát, học tập và đã thu được một số kinh nghiệm bổ ích về tổ chức thi đua, quản lý khen thưởng ở một số nước; qua đó góp phần nâng cao chất lượng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của ngành).

Năm là, thực hiện tốt quy chế quản lý và thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức của ngành thi đua, khen thưởng

Việc quản lý cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng cần đảm bảo đúng quy định, có nề nếp, chặt chẽ, nắm chắc người giỏi, người tốt, người có bề dày thực tiễn, thâm niên công tác nhưng chưa được đào tạo bài bản; biết rõ người kém, người chưa hoàn thành nhiệm vụ để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục, rèn luyện v.v..

Tiến hành đồng bộ việc đổi mới, hoàn thiện về cơ chế và chính sách cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức ngành thi đua, khen thưởng nói riêng. --- SVTH: Trần Thị Vinh Trang 70

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. GVC. Lê Duy Sơn --- Đặc biệt là chính sách thu hút, bố trí sử dụng, đãi ngộ người có tài năng về làm việc trong ngành thi đua, khen thưởng. Đó vừa là mục tiêu vừa là động lực để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức đang làm công tác thi đua, khen thưởng nói riêng.

Tóm lại, tổ chức tốt việc phát động phong trào thi đua từ cơ sở, trong đó đặc biệt đề cao vai trò, trách nhiệm, đầu tàu gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành của thành phố. Thực hiện có hiệu quả việc đăng ký giao ước thi đua nhằm khơi dậy sức mạnh của quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, các thành phần kinh tế.Tiếp tục rà soát, củng cố, kiện toàn, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở cơ sở, để uốn nắn, khắc phục những hạn chế, yếu kém. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ,công chức làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp có đủ tiêu chuẩn, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới.

--- SVTH: Trần Thị Vinh Trang 71

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. GVC. Lê Duy Sơn --- KẾT LUẬN

Trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ luôn coi trọng và đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước bởi phong trào thi đua yêu nước là công cụ quan trọng thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo sự phát triển ổn định đời sống nhân dân, tạo cơ hội nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Cần Thơ nói riêng, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Trong những năm qua, thành phố Cần Thơ đã tập trung thực hiện các phong trào thi đua yêu nước góp phần thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước. Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy phong trào thi đua yêu nước Cần Thơ đã được triển khai tương đối đồng bộ, có hiệu quả cao gắn với công tác kiểm tra, giám sát. Công tác thi đua, khen thưởng có nhiều chuyển biến tích cực, chủ động, sáng tạo, kịp thời hơn, đa dạng và phong phú hơn nhằm đưa nền kinh tế thành phố có tốc độ tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đồng thời xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng gắn với cải thiện chất lượng và bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững ổn định chính trị, xã hội.

Bên cạnh đó, phong trào thi đua yêu nước Cần Thơ hiện nay còn một số hạn chế về tuyên truyền, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến, hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy cán bộ nằm trong thi đua khen thưởng. Trên cơ sở thực trạng phong trào thi đua yêu nước Cần Thơ, tác giả đề xuất bốn giải pháp sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò phong trào thi đua yêu nước.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua- khen thưởng.

--- SVTH: Trần Thị Vinh Trang 72

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. GVC. Lê Duy Sơn --- - Tập trung chỉ đạo xây dựng điển hình và nhân điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

- Củng cố bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác thi đua- khen thưởng các cấp, các ngành đủ năng lực, trình độ chuyên môn.

Như vậy, với kết quả đạt được tác giả luận văn đã thực hiện được mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. Nếu tiếp tục nghiên cứu tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng ở thành phố Cần Thơ. Bởi vì, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và giáo dục rèn luyện đội ngũ cán bộ có đạo đức có trách nhiệm phục vụ cao là đòi hỏi của chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu phong trào thi đua yêu nước thành phố cần thơ hiện nay_ thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)