5. Kết cấu luận văn
3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng
cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò phong trào thi đua yêu nước.
Thực hiện có hiệu quả nội dung Chỉ thị số 35 –CT/TW, ngày 03/6/1988 của Bộ Chính trị ( khóa VIII) về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới. Chỉ thị số 39 – CT/TW ngày 21 tháng 5 năm 2004 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến; Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thực hiện, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức về thi đua, khen thưởng thường xuyên coi trọng việc xây dựng, nhân rộng, giữ vững và phát huy các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt. Thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt sâu rộng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Kết luận số 02 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 11 của Chính phủ; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2012. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền quan điểm, đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, từ đó nêu cao tinh thần yêu nước, trách nhiệm của mỗi công dân trước vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
Tiếp tục quán triệt toàn Đảng, toàn dân, ở tất cả các cấp, các ngành về mục đích ý nghĩa nội dung của phong trào; Đảng bộ Cần Thơ cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, giáo dục về tư tưởng, đạo đức, lối sống, gắn với thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Để tiếp tục động viên, phát huy sức mạnh đại
--- SVTH: Trần Thị Vinh Trang 53
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. GVC. Lê Duy Sơn --- đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trên mọi lĩnh vực, góp phần thắng lợi vào mục tiêu đã đề ra.
Phát động các phong trào như: Xóa đói giảm nghèo, xây nhà tình nghĩa, tình thương; Thi đua phát triển sản xuất nông nghiệp; Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới; Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa… Đẩy mạnh phong trào “bê tông hoá” cho cấp huyện đường đi, trường học, trạm xá, nhà ở nông thôn, đặc biệt là phong trào giao thông nông thôn ở vùng sâu vùng xa. Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nếp sống lành mạnh, mang bản sắc dân tộc, chống lối sống đồi trụy. Đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng và giữ gìn an ninh an toàn xã hội. Đẩy mạnh phong trào thi đua “ Đền ơn đáp nghĩa” ở các cơ quan công ty, xí nghiệp, quận huyện với việc phụng dưỡng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” với thương bệnh binh và các gia đình chính sách. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, được triển khai sâu rộng, lồng ghép các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cán bộ lãnh đạo về vai trò, tác dụng của phong trào thi đua ái quốc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh Trước hết, cần làm cho cán bộ, Đảng viên các cấp và nhân dân thấy rõ tầm quan trọng và tính tất yếu của thi đua. Trước đây, trong thời kỳ vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chú ý phê phán, nhắc nhở nơi này, nơi khác chưa nhận thấy hết tầm quan trọng của việc tổ chức phong trào thi đua yêu nước. Ngày nay chúng ta cần làm cho các cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, Đảng viên và nhân dân thấy thật rõ tầm quan trọng không thể thiếu, tính tất yếu của thi đua trên con đường Việt Nam bước lên, thoát khỏi đói nghèo, phát triển và cất cánh. Theo Hồ Chí Minh, thi đua là tất yếu vì nền tảng của nó là "công việc hàng ngày của tất cả mọi người". Trước đây, thi đua kháng chiến, kiến quốc thành công, ngày nay, thi đua nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. --- SVTH: Trần Thị Vinh Trang 54
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. GVC. Lê Duy Sơn --- Người khẳng định rõ: "Chỉ có dưới chế độ dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa, dưới chế độ do nhân dân lao động làm chủ nước nhà, thì mới có phong trào thi đua. Phong trào thi đua yêu nước ở ta ngày càng phát triển vì nhân dân ta làm chủ nhà nước”.Trong xây dựng xã hội mới, thi đua là tất yếu. Thi đua là bản tính con người. Bản chất con người luôn vươn tới cái tốt đẹp và tốt đẹp hơn. Không chịu bằng lòng với cái đã có, Thi đua làm cho cuộc sống phát triển không ngừng.
Phát động phong trào thi đua yêu nước phù hợp với quy luật phát triển đất nước hiện nay. Kinh tế thị trường không gây trở ngại cho phong trào thi đua yêu nước mà ngược lại thúc đẩy phong trào phát triển. Bởi vì, kinh tế thị trường của ta là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính trong cơ chế thị trường này, mới có điều kiện kết hợp chặt chẽ hai loại động lực: tinh thần và vật chất, nhằm tạo nên sức mạnh nội sinh của phong trào. Thi đua không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của mỗi công dân, mỗi Đảng viên. Thấy được những vai trò của thi đua yêu nước nên cần phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân và nhất là Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo về vai trò, tác dụng của phong trào thi đua ái quốc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về công tác thi đua khen thưởng cho cán bộ Đảng viên, trên tất cả các thông tin đại chúng tập trung vào những nội dung sau.
+ Tuyên truyền những kinh nghiệm tốt rút ra từ việc tổ chức các Đại hội điểm Thi đua yêu nước của một số ban, bộ, ngành, tỉnh, thành. - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành tuyên truyền Đại hội Thi đua yêu nước của tỉnh, thành tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII gắn với tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp, để kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, triển khai các băng rôn, pa nô, áp phích, khẩu hiện trên đường phố, ở các khu dân cư. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo tổ chức biểu diễn một số
--- SVTH: Trần Thị Vinh Trang 55
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. GVC. Lê Duy Sơn --- Chương trình nghệ thuật trong thời điểm trước, trong và sau Đại hội qua đó nhằm tôn vinh những gương người tốt việc tốt.
- Đài Truyền hình xây dựng các phim phóng sự, tổ chức một số cuộc tọa đàm, gặp gỡ với các anh hùng, chiến sĩ thi đua, điển hình tiên tiến phát trên sóng vào dịp diễn ra Đại hội. Tổ chức cầu truyền hình giao lưu với các đại biểu trong thời gian diễn ra Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc.
+ Tiến trình, kết quả, bài học những tấm gương điển hình qua việc tổ chức Đại hội thi đua ở các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Hoạt động quan trọng, mang tính chỉ đạo của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương và của các ngành, các địa phương.
+ Tuyên truyền một số cá nhân, tập thể tiêu biểu từ Đại hội các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh, thành trên tất cả các lĩnh vực tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII.
+ Tuyên truyền các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, xây dựng “Quỹ xóa đói, giảm nghèo”…
- Tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước; đặc biệt nhấn mạnh “ lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chỉ tịch Hồ Chí Minh ra ngày 11-6-1948.
- Chỉ thị 39-CT/TW ngày 21-5-2004 của Bộ Chính trị khóa IX “ về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào yêu nước, phát hiện bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”.
- Những quy định cụ thể của Luật Thi đua khen thưởng; Nghị định của chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
--- SVTH: Trần Thị Vinh Trang 56
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. GVC. Lê Duy Sơn ---
- Những hình thức tôn vinh khen thưởng của Đảng, nhà nước các đoàn thể , nhân dân, các tổ chức nghề nghiệp, các địa vị…
Các cấp, các ngành cần bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương mình, vận động cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng đã đề ra. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, sửa đổi lề lối làm việc theo hướng dân chủ hoá và công khai, chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng. Triển khai thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các nghị định của Chính phủ về thực hiện các mục tiêu ở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát, bãi bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà cho nhân dân. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm các mục tiêu phát triển, đáp ứng kịp thời lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua học tập theo lời dạy của Bác Hồ về thi đua yêu nước. Mỗi chi bộ, đảng viên cần phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu và là hạt nhân trong các phong trào thi đua ở cơ sở. Chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các cấp phải phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức chỉ đạo công tác thi đua, làm cho phong trào thi đua trở thành phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Các cấp ủy đảng và thủ trưởng các ngành trong khi lãnh đạo và chỉ đạo thi đua cần phải đề ra mục tiêu phấn đấu chung của ngành, của địa phương mình và hướng