5. Kết cấu luận văn
3.3. Tập trung chỉ đạo xây dựng điển hình và nhân điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Mỗi địa phương, mỗi ngành, mỗi đơn vị cần xây dựng và lựa chọn được những điển hình tốt, tiêu biểu toàn diện hoặc về lĩnh vực của địa phương, đơn vị để nêu gương học tập, đồng thời góp phần tổng kết những điển hình tiên tiến toàn thành phố Cần Thơ. Tích cực chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội thi đua thành phố trong thời gian tiếp theo. Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng kịp thời phát hiện, tuyên truyền và nêu gương các điển hình tiên tiến; thường xuyên phổ biến kinh nghiệm, cách làm hay của các điển hình tiên tiến và thông tin về việc đổi mới các hoạt động thi đua, khen thưởng.
Trước hết, điển hình cần được nhân rộng phải thực sự tiêu biểu, có sức lan tỏa, tác động tích cực đối với cơ quan, đơn vị và đời sống xã hội. Đồng thời bản thân các điển hình tiên tiến phải tiếp tục nêu gương, nỗ lực, tự giác phấn đấu, tiên phong gương mẫu trong công tác và các hoạt động xã hội khác.
Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ rõ, nêu gương là một nguyên tắc trong thực hành đạo đức. Bác đã dạy: “Muốn người ta theo, mình thì phải làm gương trước”. Vì thế, trong mỗi việc làm, hành động, lời nói của những tấm gương điển hình phải thể hiện là “kiểu mẫu”, có sức thuyết phục, được mọi người thừa nhận, học tập. Bên cạnh đó, --- SVTH: Trần Thị Vinh Trang 63
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. GVC. Lê Duy Sơn --- cấp ủy, cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị cần tạo môi trường thuận lợi để các điển hình thực hiện và thể hiện vai trò của mình; coi trọng và quan tâm thường xuyên đến việc nuôi dưỡng, nhân rộng điển hình. Thi đua và khen thưởng có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng với nhau. Thi đua là cơ sở của việc khen thưởng. Thi đua tốt thì có nhiều thành tích để khen thưởng. Bình bầu thi đua đúng, chặt chẽ giúp cho việc thi đua chính xác. Bình bầu thi đua rộng, nể nang thì dẫn đến khen thưởng tràn lan, bình bầu thi đua chiếu lệ, nếu không kiểm tra kỹ lại cũng dễ khen sai. Vì vậy, muốn làm tốt khen thưởng thì phải lãnh đạo tốt việc bầu thi đua ngay từ cơ sở. Muốn làm tốt công tác thi đua cũng như công tác khen thưởng, phải có sự phối hợp chặt chẽ vai trò vận động, tổ chức của các đoàn thể chính trị - xã hội với vai trò quản lý nhà nước chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ trung ương đến cơ sở.
Thi đua là phong trào cách mạng của quần chúng, nên việc vận động thi đua, tổ chức và chỉ đạo phong trào thi đua đòi hỏi không chỉ toàn bộ hệ thống tổ chức phải làm, mà Mặt trận và các tổ chức thành viên ( Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,…) phải làm nòng cốt; tránh tình trạng tổ chức hoành hành chính hóa bộ máy làm công tác thi đua.
Khen thưởng tuy là chức năng của Nhà nước, do chính quyền đảm nhiệm, nhưng để đảm bảo cho việc khen thưởng được dân chủ, công bằng chính xác thì phải có sự tham gia đầy đủ của các đoàn thể quần chúng ngay từ khi đề ra chính sách khen thưởng đến khi xét duyệt khen thưởng. Để động viên mọi người phấn khởi, hăng hái thi đua thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, chúng ta cần kết hợp khéo ba mặt: giáo dục chính trị, tư tưởng, động viên khen thưởng về tinh thần ; khuyến khích bằng lợi ích vật chất, không được xem nhẹ mặt nào và hết sức coi trọng việc giáo dục chính trị tư tưởng [18, tr.306]
Xây dựng, bình chọn một điển hình đảm bảo hội tụ đủ các tiêu chuẩn là việc làm đòi hỏi sự đầu tư công phu về quy trình, thời gian; tôn vinh điển hình phải gắn --- SVTH: Trần Thị Vinh Trang 64
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. GVC. Lê Duy Sơn --- với việc nuôi dưỡng, nhân rộng, mới thể hiện được đầy đủ vai trò, ý nghĩa của nhân tố điển hình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một tấm gương tốt có lợi bằng một trăm bài diễn thuyết”. Ngoài ra việc nhân rộng điển hình phải gắn liền với việc phát hiện những nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt. Điển hình tiên tiến là nhân tố quan trọng, làm nòng cốt cho phong trào thi đua yêu nước ở các cấp, các ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trong giai đoạn hiện nay. Phong trào thi đua mà không có điển hình tiên tiến thì phong trào sẽ thiếu đi sức sống; ngược lại, có điển hình tiên tiến mà không có phong trào thi đua thì những điển hình đó cũng ít có cơ hội được tôn vinh, nhân rộng để mọi người biết và học tập.
Từ thực tiễn xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, cấp ủy, chỉ huy các cấp, nhất là cán bộ chủ trì cần nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng và sự cần thiết phải xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các phong trào. Mục đích của việc tổ
chức các phong trào là để động viên cao độ tính tự giác của mọi cán bộ, chiến sĩ, công nhân, viên chức phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Việc phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua là nội dung hết sức quan trọng, không chỉ có ý nghĩa động viên tinh thần, cổ vũ nêu gương người tốt, việc tốt, mà còn là biện pháp tổ chức thực tiễn khoa học, có sức lan tỏa mạnh mẽ, thúc đẩy phong trào tiếp tục đổi mới và phát triển. Bởi vậy, cấp ủy và cán bộ chủ trì các cấp cần có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể; quan tâm đầu tư về mọi mặt để việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến đạt mục đích, yêu cầu đề ra. Thực tiễn chỉ ra rằng, nơi nào cấp ủy và cán bộ chủ trì có nhận thức đúng, quan tâm đến phong trào, có phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo khoa học, sâu sắc cơ sở, thì ở đó, phong trào diễn ra sôi nổi, xây dựng được nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, đơn vị đoàn kết, phát triển.
--- SVTH: Trần Thị Vinh Trang 65
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. GVC. Lê Duy Sơn ---
Thứ hai, cần lựa chọn đúng những đơn vị, cá nhân để xây dựng điển hình tiên tiến.Trong quá trình xây dựng điểm, ngoài yêu cầu củng cố, giữ vững các điển hình tiên tiến đã được khẳng định, cần lựa chọn từ 1-2 đơn vị điểm trên từng mặt công tác, từng phong trào; hướng đầu tư xây dựng điểm vào những đơn vị còn nhiều khó khăn, điểm xuất phát thấp để đánh giá đúng thực chất hiệu quả của phong trào, tránh làm tràn lan, không có trọng tâm, trọng điểm. Kế hoạch xây dựng điểm phải cụ thể, có lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, công phu, nghiêm túc; quá trình xây dựng phải kiên trì, tạo được điển hình, làm cơ sở đúc rút, phổ biến kinh nghiệm và nhân ra diện rộng, không cầu toàn, chờ đợi. Việc đầu tư xây dựng điển hình tiên tiến rất quan trọng. Bởi vậy, các đơn vị cần xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụđể nhận xét, đánh giá, bình xét, phân loại, bảo đảm tính khách quan, trung thực; không vì làm điểm mà có sự châm chước, tô hồng thành tích. Để bảo đảm cho các điển hình tiên tiến bộc lộ và khẳng định mình trong thực tiễn, cần hướng xây dựng và nhân rộng điển hình vào nhiệm vụ trọng tâm, việc khó, việc mới, khâu yếu, mặt yếu; thử thách trong môi trường khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có nỗ lực, quyết tâm cao. Khi đã phát hiện, xây dựng được những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, cấp uỷ, cán bộ chủ trì đơn vị cần thường xuyên theo dõi, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các điển hình tiên tiến phát huy thành tích; đồng thời, nắm bắt những biểu hiện lệch lạc để có biện pháp uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời.
Thứ ba, phát huy vai trò của Hội đồng (ban, tổ) thi đua trong xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến. Nếu Hội đồng (ban, tổ) thi đua hoạt động tích cực,
thường xuyên bám sát phong trào, tham mưu đúng, cho cấp ủy, cán bộ chủ trì đơn vị, chấm điểm thi đua đúng thực chất, thì việc đánh giá, phân loại thành tích sẽ bảo đảm chính xác, phát hiện và nhân rộng được nhiều điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, thúc đẩy phong trào đi lên; còn ngược lại, sẽ làm giảm sự nhiệt tình, trách nhiệm, tính tự giác của cán bộ, công nhân, viên chức, chiến sĩ và thui chột các điển hình tiên tiến. Bởi vậy, trong tất cả các tổ chức phong trào, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các đơn vị cần tập trung củng cố, kiện toàn và tạo điều --- SVTH: Trần Thị Vinh Trang 66
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. GVC. Lê Duy Sơn --- kiện cho Hội đồng (ban, tổ) thi đua hoạt động có nề nếp và mang lại hiệu quả thiết thực.
Thứ tư, làm tốt công tác tuyên truyền, cổ động những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến. Việc tuyên truyền, cổ động nêu gương các điển hình tiên tiến tiến hành kịp thời, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương và của quân đội; đồng thời, phát huy tốt vai trò của hệ thống báo cáo viên, các thiết chế văn hoá (bảng tin, báo tường, phòng Hồ Chí Minh, truyền thanh nội bộ...) của đơn vị. Ngoài ra, sau mỗi đợt thi đua còn làm tốt việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng, bình, báo công, tổ chức hội trại, trưng bày và thưởng thức những sản phẩm làm ra từ phong trào thi đua; tổ chức tham quan, học tập các điển hình tiên tiến
Thứ năm, thường xuyên quan tâm đến quyền lợi và tạo điều kiện cho những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được khẳng định mình trong thực tiễn. Ngoài
việc khen thưởng theo quy định, Đảng uỷ các cấp lãnh đạo còn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phải có biện pháp động viên, khích lệ kịp thời những tấm gương điển hình tiên tiến.
Trong việc tổ chức thi đua, cần phải nêu lên những điển hình tiên tiến, thường xuyên tiến hành việc so sánh công khai giữa các cá nhân, tổ, đội, đơn vị và động viên thi đua học tập, đuổi kịp và vượt điển hình tiên tiến, đồng thời động viên người và đơn vị tiên tiến, giúp đỡ người và đơn vị chậm tiến với tinh thần hợp tác đồng chí giúp đỡ dìu dắc nhau cùng tiến bộ. Cần chú ý bồi dưỡng các điển hình, giúp cho điển hình luôn luôn tiến bộ, phát huy tốt tác dụng đối với phong trào thi đua chung, tránh tình trạng nêu điển hình lên rồi buông trôi, không có sự chỉ đạo và bồi dưỡng thường xuyên
Phải thực sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tích cực hưởng ứng phong trào thi đua; gắn phong trào thi đua với