10. Cấu trúc của luận văn
3.2.2 Phân tích kết quả thực nghiệm
3.2.3.1. Cơ sở để đánh giá kết quả của thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi căn cứ vào các nhận xét, ý kiến đóng góp của giáo viên tham gia thực nghiệm sư phạm, ý kiến nhận xét của SV để đo mức độ hiểu bài, sự hứng thú đối với bài giảng. Đặc biệt là để kiểm chứng hiệu quả của các phần mềm tin học trong việc giảm bớt những khó khăn cho cả người học, người dạy khi học tập học phần này. Sau đây là các kết quả đạt được:
81
Để tìm hiểu về mức độ hiểu bài và sự hứng thú với bài giảng có sử dụng các phương tiện nghe nhìn và các phần mềm Tin học so với phương pháp dạy học truyền thống tại các lớp đối chứng, chúng tôi đã yêu cầu SV ở các lớp thực nghiệm trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra sau:
82
PHIẾU NHẬN XÉT VỀ BÀI GIẢNG DÀNH CHO SINH VIÊN 1. Qua bài giảng này, anh/chị hãy tự đánh giá lượng kiến thức mình tiếp nhận được?
Trên 70%
Từ 50% đến 70%
Dưới 50%
2. Phương pháp giảng dạy Thống kê với sự hỗ trợ của các phần mềm tin học như EXCEL, MINITAB hay STATA có làm anh/chị hào hứng hơn với bài giảng?
Hào hứng hơn
Mức độ như cũ
Nhàm chán hơn
3. Kỹ năng sử dụng máy vi tính và bước đầu làm quen với phần mềm thống kê trong bài giảng này với anh chị là…
Vừa sức
Quá khó
Quá dễ
4. Anh/chị đánh giá thế nào về hiệu quả của các phần mềm thống kê được giới thiệu trong bài giảng so với việc tính toán bằng tay?
Rất hiệu quả vì tiết kiệm đáng kể thời gian tính toán, ít nhầm lẫn
Hiệu quả không đáng kể
Không hiệu quả bằng tính toán bằng tay
5. Anh/chị có dự định tìm hiểu thêm về những tiện ích mà các phần mềm như EXCEL. MINITAB, STATA mang lại?
Sẽ tìm hiểu ngay
Sẽ tìm hiểu khi cần thiết
83
Chúng tôi đã phát phiếu nhận xét tới 177 SV tại các lớp thực nghiệm, kết quả điều tra được thống kê như sau:
Bảng 3.1
Kết quả Câu
Lựa chọn 1 Lựa chọn 2 Lựa chọn 3 Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Câu 1 124 70.0 51 28.8 2 0.2 Câu 2 111 62.7 59 33.3 7 4 Câu 3 154 87 12 6.7 11 6.3 Câu 4 167 94.3 2 0.2 8 4.5 Câu 5 135 76.3 25 14.1 17 9.6
b) Đánh giá của giáo viên
Để thu thập ý kiến nhận xét của giáo viên về bài giảng thực nghiệm có sử dụng các phần mềm thống kê, chúng tôi đã thiết kế phiếu nhận xét như sau và gửi cho giáo viên.
84
PHIẾU NHẬN XÉT GIỜ GIẢNG
1. Theo thầy (cô) bài giảng thực nghiệm có đảm bảo yêu cầu về kiến thức không?
Có Không
Ý kiến khác: ... 2. Bài giảng thực nghiệm có lôi cuốn SV hơn bài giảng mà thầy và trò phải dành nhiều thời gian tính toán bằng tay không?
Có Không
Ý kiến khác: ... 3. Bài giảng thực nghiệm có khắc phục được những khó khăn trong việc giảng dạy thống kê không?
Có Không
Ý kiến khác: ... 4. Việc tìm hiểu và ứng dụng các phần mềm thống kê như EXCEL, MINITAB, STATA có cần thiết với thầy (cô) không?
Có Không
Ý kiến khác: ... 5. Theo thầy (cô), việc sử dụng các phần mềm trên để hỗ trợ cho bài giảng phân tích thống kê có phù hợp với bộ môn toán và nên triển khai áp dụng rộng rãi không?
Có Không
85
Chúng tôi đã hỏi ý kiến 9 giáo viên tham gia dự giờ và thu được kết quả như sau: Câu hỏi Số ngƣời trả lời có Số ngƣời trả lời không Số ngƣời có ý kiến khác Ý kiến khác Câu 1 9 0 0
Câu 2 7 0 2 Đôi khi SV không theo dõi kịp
thao tác trên máy tính của GV
Câu 3 8 1 0
Câu 4 8 0 1 Có lẽ GV chỉ cần thành thạo một phần mềm là đủ.
Câu 5 9 0 0
3.2.3.2. Phân tích kết quả của thực nghiêm sư phạm
Từ kết quả điều tra SV và các nhận xét, đánh giá của GV, chúng tôi (những GV tham gia thực nghiệm và những GV tham dự giờ giảng) đã cùng thảo luận nghiêm túc và thống nhất với các nhận định sau đây:
Thứ nhất, vấn đề ứng dụng CNTT nói chung và các phần mềm tin học nói riêng vào bài giảng phân tích thống kê là đúng hướng và rất cần thiết. Trong các tiết giảng không sử dụng các phần mềm, giáo viên và SV phải tính toán mất nhiều thời gian mà đôi khi vẫn nhầm lẫn hoặc gặp sai số, ảnh hưởng đến sự phân bổ thời gian cũng như gây ra sự nhàm chán cho người học.
Thứ hai, việc sử dụng các phần mềm tin học như EXCEL, MINITAB và STATA để hỗ trợ cho bài giảng và giúp SV tự học tốt hơn là hoàn toàn khả thi bởi vì chỉ cần được hướng dẫn một số kỹ năng cơ bản là GV và SV có thể ứng dụng được. Hơn nữa, các bạn SV lại rất nhanh nhạy khi tiếp cận với những tiện ích mà máy vi tính đem lại nên các bạn có thể học và làm chủ một
86
hoặc hai phần mềm thống kê để phục vụ cho học tập cũng như công việc sau này.
Tuy nhiên chúng tôi cũng tranh luận khá nhiều xung quanh vấn đề sử dụng phần mềm nào cho bài giảng nào, bởi vì thực tế cả ba phần mềm được giới thiệu đều có các công cụ để làm thống kê nói chung và mỗi phần mềm khi nghiên cứu kỹ cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Cuối cùng nhiều ý kiến cho rằng EXCEL là phần mềm thông dụng nhất, và SV cũng đã được học EXCEL ở bộ môn Tin học, nên bước đầu có thể triển khai rộng rãi để GV và SV cùng ứng dụng vào dạy và học phân tích thống kê. Hai phần mềm MINITAB và STATA các GV cũng cần có thời gian tìm hiểu kỹ hơn để giới thiệu với những SV thực sự quan tâm.
87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ * Kết luận:
Sau một thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, với sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thị Hồng Minh và sự hỗ trợ của nhiều đồng nghiệp, luận văn hoàn thành đã thu được các kết quả chính sau đây:
- Phân tích được những khó khăn khi giảng dạy và học tập thống kê theo phương pháp truyền thống và đề xuất một biện pháp sư phạm nhằm tạo ra môi trường học tập năng động, sáng tạo, hiệu quả hơn cho cả người dạy và người học.
- Làm rõ được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giảng dạy phân tích thống kê theo hướng ứng dụng các phần mềm Excel, Minitab, Stata.
- Thiết kế tương đối hoàn chỉnh một số hồ sơ bài giảng (bao gồm đề cương bài giảng và giáo án lên lớp) trong học phần phân tích thông kê theo định hướng nói trên.
- Bước đầu khẳng định được hiệu quả và tính khả thi của đề tài thông qua việc dạy thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm với các giáo án đã soạn.
* Một số khuyến nghị:
- Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy thống kê: Luận văn này là một gợi ý để các giáo viên đang gặp khó khăn trong giảng dạy thống kê có thể xem xét khả năng ứng dụng tin học nói chung và phần mềm thống kê nói riêng trong dạy học. Mỗi giáo viên có thể chỉ cần lựa chọn cho mình một phần mềm và sử dụng nó như một công cụ đắc lực hỗ trợ giảng dạy và công tác kiểm tra đánh giá. Sự cố gắng này có thể đem lại những bài giảng hấp dẫn hơn và góp phần tạo cho SV thói quen học lí thuyết đi đôi với thực hành và ứng dụng nhiều hơn.
88
- Đối với các cấp quản lí chuyên môn: Các nhà quản lí chuyên môn (Tổ trưởng, Trưởng bộ môn, Trưởng khoa, …) có thể hỗ trợ giáo viên bằng nhiều biện pháp như:
+ Đề xuất với Ban giám hiệu trang bị giảng đường với đầy đủ phương tiện cần thiết cho việc sử dụng các phần mềm tin học trong giảng dạy.
+ Liên hệ cộng tác với các trung tâm, các viện nghiên cứu để tổ chức các lớp học, hội thảo chuyên đề tạo điều kiện để giáo viên thường xuyên được cập nhật các phần mềm mới phục vụ công tác chuyên môn.
+ Tạo điều kiện về mặt thời gian và chi phí để giáo viên chủ động hơn trong việc nghiên cứu, ứng dụng CNTT trong công việc của đơn vị.
* Đối với các cơ sở nghiên cứu khoa học Giáo dục: Các cơ sở nghiên cứu giáo dục có thể xem xét mở rộng hướng nghiên cứu của đề tài cho việc dạy học thống kê ở các cơ sở đào tạo khác với đối tượng sinh viên thuộc tất cả các khối, ngành.
89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. http://en.wikipedia.org/wiki/Probability_theory
[2]. Đào Hữu Hồ, Nguyễn Văn Hữu, Hoàng Hữu Mai, "Thống kê toán học”, NXB ĐH&THCN, 1984
[3]. Đào Hữu Hồ, Nguyễn Thị Hồng Minh, "Xử lý số liệu thống kê bằng toán học trên máy tính”. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000
[4]. Đặng Hùng Thắng, "Thống kê và ứng dụng", NXB Giáo dục, 1999
[5]. Nguyễn Văn Hữu, Đào Hữu Hồ, Hoàng Hữu Nhƣ, "Thống kê toán học" NXB Đại học Quốc gia, 2004
[6]. Barr, Anthony J., Goodnight, James H. “SAS, Statistical Analysis System, Student Supply Store”, North Carolina State University, 1971
[7]. N. H Nie, D. H Bent, and C. H Hull, “Statistical package for the social sciences”, vol. 675, McGraw-Hill New York, 1975.
[8]. Sue Johnston Wilder and David Pimm, “The free NCET leaflet, Mathematics ang IT”. Apupil's entitlement, 1995
[9]. K. Ruthven, “The influence of graphic calculator use on translation from graphic to symbolic forms”. Educational Studies in Mathematics 21, no. 5: 431–450. (1990)
[10]. D. Tall and S. Vinner, “Concept image and concept definition in mathematics with particular reference to limits and continuity”. Educational studies in mathematics 12, no. 2: 151–169, 1981.
[11]. Graham, A, "The Open Calculator Challenge". Micromath, the association of teachers of mathematics, Vol 12: pp 14-15, 1996.
[12]. http://depocen.org
[13]. Nguyễn Cao Văn, Trần Thái Ninh, "Giáo trình lý thuyết xác xuất và thống kê toán”, NXB Thống kê, 2005.
[14]. Trần Văn Minh, Phí Thị Vân Anh, "Xác suất thống kê và các tính toán trên Excel”. NXB Giao thông vận tải, 2007.
90
[15]. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dƣơng Thụy, “Phương pháp dạy học môn Toán”. Nxb Giáo dục, 1992.
[16]. Phan Trọng Ngọ, “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường”. Nxb Đại học Sư phạm, 2005.
[17]. Geoffrey Petty (Dự án Việt - Bỉ dịch). “Thực hànhdạy học ngày nay”. Nxb Stanley Thornes.
[18]. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “Luật giáo dục năm 2005”.