Các biện pháp tu từ trong thơ Nôm trào phúng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong thơ nôm đường luật hồ xuân hương (Trang 48 - 51)

B. Phần nội dung

2.3.2. Các biện pháp tu từ trong thơ Nôm trào phúng

Hơng.

Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ văn hoá dân gian, trong thơ Hồ Xuân H- ơng còn xuất hiện một số hiện tợng không kém phần độc đáo, góp phần tạo nên phong cách thơ Nôm Hồ Xuân Hơng-Đó là việc sử dụng từ láy, cách nói lái, chơi chữ... hiện tợng này đã dem đến sức hấp dẫn lạ kỳ khi tìm hiểu ngôn ngữ trào phúng trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hơng.

* Từ láy: Sử dụng từ láy trong thơ là một hiện tợng phổ biến đặc biệt là trong thơ Nôm Đờng luật. Trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, “Hồng đức quốc âm thi tập” của hội Tao Đàn, trong thơ Nguyễn Khuyến1. Nhng sử dụng từ láy nh một công cụ đắc lực cho mục đích trào phúng, giễu cợt thì không thể không nói đến Nữ sĩ Hồ Xuân Hơng.

Hiện tợng láy đôi:

Những bấy lâu nay luống nhắn nhe Nhắn nhe toan những sự gùn ghè Gùn ghè nhng vẫn còn cha dám Cha dám cho nên phải rụt rè.

Bài thơ “Trách Chiêu Hổ” sử dụng biện pháp láy âm là chủ yếu, đồng thời các từ láy trong bài đợc lặp đi lặp lại hai lần.

Hiện tợng láy hoàn toàn (toàn phần).

- Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ - Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa - Hồng hồng má phấn duyên vì cậy - Ngời xa cảnh cũ đâu đâu

- Vị gì một chút tẻo tèo teo

- Văng vẳng bên tai tiếng khóc gì Thơng chồng nên nỗi khóc tì ti...

Nhìn chung, hiện tợng láy xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hơng rất nhiều đặc biệt là hiện tợng láy âm. Qua gần 50 bài thơ Nôm Đờng luật đợc truyền tụng thì cứ khoảng 3,4 câu thơ thì xuất hiện một từ láy. Điều này cho thấy thơ Hồ Xuân Hơng thoát ra ngoài tính công thức ớc lệ vốn là đặc tính cơ bản của thơ cổ. Việc sử dụng từ láy cũng làm cho câu thơ trở nên nôm na, dân dã hơn, phần nào giảm tính chất “bác học” trong thể thơ Đờng luật. Bởi nếu nh thơ xa dùng để nói lên cái chí hớng của kẻ sĩ “Thi dĩ ngôn chí” hay để chuyển tải đạo lý phong kiến và ý thức hệ Nho giáo nh: “Văn dĩ tải đạo”. Thì trong thơ trào phúng của Hồ Xuân Hơng đã thổi vào khuôn mẫu ấy một luồng gió mới với nội dung trào phúng phong phú chứa đựng tiếng cời hài hớc, u mua và tiếng c- ời châm biếm.

* Nói lái và chơi chữ.

Trong thơ trào phúng của Hồ Xuân Hơng, việc bà sử dụng hiện tợng nói lái và chơi chữ trở thành phổ biến. Ngoài mục đích gây cời bằng đối tợng, thông qua đối tợng thì Hồ Xuân Hơng còn có tài gây cời bằng ngôn ngữ. Bà đã khai thác triệt để tài năng của mỗi con chữ, không chỉ để cho chúng trở thành sống động mà còn để cho chúng “tự cọ xát” vào nhau để tạo nên một nghĩa mới.

Hiện tợng nói lái xuất hiện nhiều trong mảng thơ trào phúng của Hồ Xuân Hơng.

- Thuyền từ cũng muốn về Tây trúc

Trái gió cho nên phải lộn lèo. - Đang cơn nắng cực chửa ma tè - Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo. - Thú vui quên cả niềm lo cũ Kìa cái diều ai nó lộn lèo.

- Chày kình tiểu để suông không đấm

- Quán sứ sao mà khách vắng teo Hỏi thăm s cụ đáo nơi neo.

Hiện tợng chơi chữ trong bài thơ “Khóc tổng cóc” Hồ Xuân Hơng đã sử dụng thành công biện pháp chơi chữ đồng nghĩa. Một bài thơ thất ngôn tứ

tuyệt 28 chữ mà có tới 5 chữ cùng một trờng nghĩa: Cóc, chẫu chàng, chẫu chuộc, nòng nọc, nhái bén, cha kể chữ “chàng” lập đi lập lại tới ba lần.

Hay trong bài thơ trách Chiêu Hổ, vì muốn giễu Chiêu Hổ, Hồ Xuân H- ơng đã mang chữ “Hổ” ra để đánh đồng với cái “hang hùm” của ngời phụ nữ:

Này này chị bảo cho mà biết Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.

Chơi chữ để tả ngời con gái chửa hoang:

Duyên thiên cha thấy nhô đầu dọc Phận liễu sao đà nảy nét ngang.

ở bài thơ “Không chồng mà chửa”, Hồ Xuân Hơng đã sử dụng lối chơi chữ Hán: Chữ thiên ( ) nhô đầu dọc thành chữ phu ( ) là chồng. Chữ liễu ( ) nảy nét ngang có nghĩa là chữ tử ( ) là con. ý Hồ Xuân Hơng muốn ám chỉ ngời con gái cha có chồng mà lại có con.

Trong bài “Bỡn ba lang khóc chồng” cũng là một bài thơ chơi chữ độc đáo và tài tình của Hồ Xuân Hơng. Trong bài thơ này, ta thấy bà đã sử dụng những chất liệu có sẵn đó là tên gọi của các loại thuốc, dụng cụ thái thuốc, quá trình chế biến thuốc để nói lên tiếng khóc của bà lang khi có ngời chồng xấu số. Nhng bên cạnh đó, ta còn thấy đợc hiện tợng chơi chữ đã có tác dụng rất lớn để tạo nên tiếng cời an ủi sâu sắc.

Việc sử dụng tài tình thành phần ngôn ngữ văn hoá dân gian cùng với một số biện pháp tu từ đã góp phần quan trọng vào nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hơng. Đồng thời góp phần tạo nên thành tựu rực rỡ, mà ngọn nguồn xâu xa là ý thức độc lập dân tộc và hình thành tính chất “dân chủ hoá” trong thơ ca.

Thơ Hồ Xuân Hơng đã tiếp thu, vận dụng tối đa các thành phần ngôn ngữ vào trong sáng tác của mình một cách điêu luyện và thành thục. Điều này đã làm cho thơ Nôm trào phúng của Hồ Xuân Hơng không quá gay gắt, quyết liệt... mà dờng nh Xuân Hơng đứng trên quan điểm, lập trờng chung của quần chúng đông đảo để trào phúng. Vì vậy, thơ trào phúng của Hồ Xuân Hơng là “đa con ngời trở về cội nguồn”, trào phúng là để trữ tình.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong thơ nôm đường luật hồ xuân hương (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w