Đối với nhân vật phụ nữ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong thơ nôm đường luật hồ xuân hương (Trang 33 - 38)

B. Phần nội dung

2.2.3. Đối với nhân vật phụ nữ

Nếu nh Hồ Xuân Hơng thẳng tay đả kích vào tầng lớp Nho sĩ và các s vãi trong nhà chùa không chút e dè nể sợ. Thì khi đi vào tìm hiểu tính chất trào phúng của bà qua các đối tợng trào phúng là phụ nữ thì thơ bà không chỉ thuần tuý là trào phúng nữa mà trào phúng để trữ tình (để bày tỏ, bộc lộ tình cảm).

Trong thơ Hồ Xuân Hơng, những ngời phụ nữ xuất hiện không phải nơi lầu son gác tía, cũng không phải là “chinh phụ” hay “cung tần” mà là những ngời phụ nữ bình thờng.

Xét trong hoàn cảnh xã hội phong kiến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX lịch sử xã hội có nhiều biến đổi lớn nhng ý thức hệ Nho giáo tiềm tàng, ăn sâu vào đời sống và nếp nghĩ của xã hội bao đời dễ gì thay đổi đợc. Ngời phụ nữ với cái gọi là “tam tòng tứ đức” với “tiết hạnh khả phong”, với quan niệm “nam tôn nữ ti” đang còn ràng buộc hà khắc. Thơ Hồ Xuân Hơng nh một luồng gió mới - luồng gió nhân đạo chủ nghĩa đã thổi vào cuộc sống cam chịu, thầm lặng của họ. Nguyễn Lộc đánh giá rất cao công lao của Hồ Xuân Hơng, ông cho rằng: “Ngoài văn học dân gian, Hồ Xuân Hơng là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói của những ngời phụ nữ ấy: những tiếng than và những tiéng thét, những tiếng căm hờn và những tiếng châm biếm sâu cay” [16;275].

Một số bài thơ nh “Bỡn bà lang khóc chồng”, “Dỗ ngời đàn bà chồng chết”, “Khóc tổng cóc”, nếu xếp nó vào loại thơ trào phúng cũng cha thật thoả đáng. Tuy vậy, những bài thơ này vừa mang tính chất trào phúng đồng thời dùng biện pháp chơi chữ để trào lộng, bông đùa.

Cả ba bài thơ đều viết về bi kịch của ngời phụ nữ đó là nỗi đau chồng chết - Họ thật bất hạnh vì chồng là trụ cột trong gia đình, đồng thời cũng là chỗ dựa tinh thần cho ngời vợ. Ca dao cũng rất tài khi nói về hoàn cảnh này:

Gió đa cây cải về trời

Rau răm ở lại chịu đời đắng cay.

Đối với cái chết ngời ta khóc thơng “bi ai” còn với Xuân Hơng lại là hiện tợng “bi hài”, vậy bài thơ mới mang tiêu đề “Bỡn bà lang khóc chồng”.

Thơng chồng nên nỗi khóc tì ti.

Trong mỹ học của Hêghen cho rằng có hai loại tiếng cời: cời yêu đời vui sống là chủ yếu, còn cời đả kích chỉ là phụ. Vậy cái cời của Hồ Xuân H- ơng thuộc phạm trù thứ nhất. Bởi vậy, Nữ sĩ mới dám bỡn cợt sự đau khổ của bà lang, bỡn cợt cái chết. Tiếng cời của Hồ Xuân Hơng là tiếng cời lạc quan, dựa vào triết lý nhân sinh, hơn nữa tiếng cời của bà lại xuất phát từ chính cuộc sống thờng nhật. “Đó là cái hài của bản thân sự sinh tồn... Chính là sự vận động của bản thân đời sống giữa cái gọi là thiêng - tục, sống - chết, vui buồn... nằm bên cạnh nhau” [32;171].

Bài thơ với cái giọng bề ngoài có vẻ nh đùa cợt, bằng việc sử dụng các tên gọi chỉ loại thuốc: cam thảo, quế chi, thạch nhũ, trần bì, quy thân, liên nhục; các công cụ để thái thuốc nh: dao, cầu; các cách chế biến thuốc nh: sao, tẩm, ngoài ra còn sử dụng các tính từ chỉ tính chất của tầng loại: ngọt bùi, đắng cay... Tuy vậy, vẫn không thể che đậy đợc sự đồng cảm sâu sắc trong lòng thi sĩ khi nghe: “Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng” bà đã đứng lên, nói nh ra lệnh:

Nín đi kẻo thẹn với non sông Ai về nhắn nhủ đàn em bé,

Xấu máu thì khem miếng đỉnh chung.

Nói nh nhà thơ Xuân Diệu: “Xuân Hơng là một kiểu ngời không chịu gục đầu mà khóc” vì bà là ngời không muốn thẹn với non sông. Tại sao Xuân Hơng lại không dỗ nín đi kẻo thẹn với chi em hàng xóm xung quanh? Mà lại nói là “thẹn với non sông”. Với Hồ Xuân Hơng, bao giờ bà cũng có một cách diễn đạt khá mới mẻ. Ngời phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị coi là phận “Nữ nhi thờng tình” là nhỏ nhoi không đáng kể. Hồ Xuân Hơng không cho là nh vậy - ngời phụ nữ trong thơ bà dù trong hoàn cảnh nh thế nào cũng hết sức lớn lao, vĩ đại, là “mẹ của tạo vật” còn đấng quân tử chỉ là nhỏ nhoi, là “bố cu” mà thôi.

Hỡi chị em ơi có biết không? Một bên con khóc một bên chồng Bố cu lổm ngổm bò trên bụng Thằng bé hu hơ khóc dới hông.

(Cái nợ chồng con).

Ngời phụ nữ thờng nhật với bao nhiêu công việc gia đình tuy nhiên để “đảm đang” đợc cả cái chuyện kia mới thật là vĩ đại. Vì thế Hồ Xuân Hơng mới đem “nớc non” ra sánh với ngời phụ nữ. Trong thơ bà có nhắc nhiều đến hai chữ này.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nớc non

(Bánh trôi nớc).

Trơ cái hồng nhan với nớc non

(Tự tình) (1).

Khối tình cọ mãi với non sông

(Đá ông chồng bà chồng).

Xuân Hơng dỗ là dỗ nh vậy nhng cũng mỉa mai khuyên bằng một giọng rất bề trên: đã “xấu máu” thì hãy “khem” đi, đừng có tham, đừng có tiếc. Không thể hám đợc mà cũng hám, chẳng biết thẹn với “non sông” gì cả!.

Bài thơ “Khóc tổng cóc” từ trớc tới nay nhiều ngời cho rằng đây là bài thơ trào phúng nhng thực ra đây là bài thơ làm theo kiểu chơi chữ đồng nghĩa.

Chàng cóc ôi! Chàng cóc ôi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé! Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.

Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt gồm 28 chữ, xuất hiện năm từ đồng nghĩa: Cóc, nhái (nhái bén), chàng (chẫu chàng), nòng nọc, chuộc (chẫu chuộc). Ngoài ra cha kể chữ “chàng” đợc lặp đi lặp lại ba lần. Nếu xét ở góc độ từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt thì các từ này cùng chung một “trờng nghĩa” biểu thị họ hàng nhà cóc. Bài thơ sử dụng lối chơi chữ hết sức độc đáo, nó thể hiện tiếng cời hớng nội (hớng vào nỗi lòng mình). Hơn nữa bài thơ còn là tiếng cời thông cảm chia sẻ với những số phận bất hạnh trong xã hội - tiếng c- ời ra nớc mắt.

Mục đích của Hồ Xuân Hơng không chỉ thấu hiểu, sẻ chia với những nỗi đau, sự mất mát của ngời đàn bà goá chồng. Mà bà còn bày tỏ thái độ cảm thông với “sự dở dang” của những cô gái “Không chồng mà chửa”.

Trong xã hội phong kiến, ngời con gái chửa hoang bị xem là trọng tội. Triều Nguyễn với “Hoàng Việt luật lệ” có giải thích rằng: “Ngời đàn bà phạm tội gian dâm thì hết cả liêm sỉ, nên cởi áo cánh, cho để váy mà gia hình”. Những ngời đàn bà chửa hoang bị đối xử rất tàn nhẫn: ngả vạ, gọt đầu bôi vôi, bêu nắng hết làng trên xóm dới hay bị thả bè trôi sông... Chỉ vì luân lý của lễ giáo phong kiến nh vậy nên ngời ta mới ngợc đãi dã man với ngời chửa hoang và cái thai hoang. Đọc cả bài thơ “Không chồng mà chửa” ta thấy Hồ Xuân H- ơng không hề kết tội sự nhẹ dạ cả tin của ngời phụ nữ mà tỏ ra thông cảm với sự “cả nể” của họ. Đồng thời mong muốn ngời con trai cũng phải đứng ra nhận lấy một phần trách nhiệm về mình.

Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa Mảnh tình một khối thiếp xin mang.

Trách nhiệm của chàng đối với thiếp cha thấy đâu, chỉ mới thấy tai tiếng, thấy búa rìu của d luận xã hội. Ngời phụ nữ ấy dám làm dám chịu, chỉ vì “mảnh tình một khối” với chàng mà nàng đã ngẩng cao đầu tuyên chiến với lễ giáo phong kiến bằng những lời lẽ rắn rỏi và đanh thép:

Quản bao miệng thế lời chênh lệch Không có, nhng mà có mới ngoan!

Thái độ của Hồ Xuân Hơng cũng rất phù hợp với thái độ của quần chúng, ca dao có câu:

Không chồng mà chửa mới ngoan Có chồng mà chửa thế gian sự thờng.

Hay ở một câu khác, ngời phụ nữ lại tự bộc bạch về mình. Trăng lên trăng nhú đầu non

Số em là số sớm con, muộn chồng.

Cố nhiên, quần chúng lao động cũng nh Hồ Xuân Hơng không phải là bênh vực cho quan hệ nam nữ bừa bãi mà ở đây là cách nói “Ăn miếng trả

miếng” có tính chất bốp chát giữa cuộc đối thoại trực diện của nhân dân với giai cấp thống trị.

Để thấy đợc tấm lòng bao dung của Hồ Xuân Hơng, ta không thể không nhắc đến bài “Vịnh nữ vô âm”. ở bài thơ này, Hồ Xuân Hơng để cho ngời phụ nữ bất hạnh, thiệt thòi nói lên sự oán trách của mình với hoá công mà hoá công ấy lại chính là mời hai bà mụ.

Mời hai bà mụ ghét chi nhau Đem cái xuân tình vứt bỏ đâu?

Để đến nỗi bây giờ:

Rúc rích thay cha con chuột nhắt Vo ve mặc mẹ cái ong bầu.

Nhà thơ không hề có ý chế giễu ngời tàn tật mà là chế giễu tự nhiên. Đối với mọi ngời tự nhiên vốn hoàn thiện mà lại sinh ra một sản phẩm bất hoàn thiện: một ngời phụ nữ mà không có bộ phận sinh dục thì làm sao có khả năng sinh sản. Phải chăng, đây là sự “chểnh mảng”, sự “trêu ngơi” của tạo hoá? Đằng sau giọng đùa cợt lại là niềm thông cảm, an ủi.

Thôi thế thì thôi, thôi cũng đợc

Ngàn năm càng khỏi tiếng nơng dâu.

Bà vỗ về, dỗ dành bằng hàng loạt từ “thôi”, “thôi”, “thôi” nh sự tiếc nuối đánh rơi vật gì quan trọng lắm, cứ đứng ngẩn ngơ tiếc rẻ. Nhng lại tự an ủi “không có cũng chẳng sao”, càng đỡ phải nghe “miệng thế đời chênh lệch”, càng đỡ phải “khem miếng đỉnh chung”, càng đỡ phải “năm thì mời hoạ hay chăng chớ” và cũng chẳng phải lo “rúc rích vo ve” gì cả!

Quả thật, các nhân vật phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hơng xuất hiện rất nhiều và đợc đặt trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Khi thì là một phụ nữ chồng chết, khi thì quá lứa đến “già tom”, “chín mõm mòm”, khi thì “làm lẽ”, khi thì “cả nể” đến mang tiếng không chồng mà chửa, khi thì xấu xí nh “quả mít”, con “ốc nhồi” lăn lóc đám cỏ hôi, khi thì ngời phụ nữ “vô âm” bất hạnh... nhng có khi lại là những cô gái đơng tuổi dậy thì xinh đẹp trong giấc ngủ tra hớ hênh. Nhng dù họ là ai, ở vào hoàn cảnh nào thì cũng vẫn giữ “tấm lòng son”. Vì vậy, tác giả Đỗ Lai Thuý nhận xét: “Hồ Xuân Hơng quả không hổ là nhân vật của thời đại mình. Cũng nh các thi hào trớc, thơ bà tiếng nói

nhân văn nhân đạo chủ nghĩa... những vấn đề của phụ nữ, lần đầu tiên đợc nhìn bằng con mắt của phụ nữ. Và những vấn đề bà đề cập đến đều “sát sờn” với ngời phụ nữ.

Thơ Hồ Xuân Hơng viết về đề tài phụ nữ là thơ trào phúng nhng mang đậm tính chất trữ tình. Bởi trớc hết ta thấy rằng đó là sự cảm thông, chia sẻ của Hồ Xuân Hơng đối với những cảnh ngộ trong cuộc đời. Đặc biệt là trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, bà là ngời luôn ý thức đợc quyền sống , quyền bình đẳng đồng thời ý thức đợc tài năng và vai trò to lớn của ngời phụ nữ. Thực chất những bài thơ trào phúng này mang đậm tính chất trữ tình rất sâu sắc.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong thơ nôm đường luật hồ xuân hương (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w