Hội nghị được triệu tập từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945 tại Tân Trào (Tuyên Quang), theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới diễn ra mau lẹ: Phátxít Đức đã thất bại (tháng 5-1945), phát xít Nhật đang bị quân đội Đồng minh dồn vào bước đường cùng, rồi tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Các nước Đồng minh thoả thuận sau khi Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật. Thực dân Pháp dựa vào Đồng minh ráo riết chuẩn bị lực lượng trở lại khôi phục địa vị thống trị ở Đông Dương. Các lực lượng phản động, tay sai của Nhật ra sức tìm chủ mới, bọn phản động người Việt lưu vong dựa thế quân đội nước ngoài, rắp tâm trở về nắm chính quyền.
Tình thế đó đòi hỏi Đảng ta phải có hành động kiên quyết, linh hoạt, mau lẹ, kịp thời để lãnh đạo nhân dân giành chính quyền.
Tham dự Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng gồm có đại biểu các đảng bộ Bắc, Trung, Nam, đại biểu hoạt động ở nước ngoài, đại biểu khu giải phóng và các chiến khu. Hội nghị nhận định: "Nhật đổ, hàng ngũ chỉ huy của chúng ở Đông Dương chia rẽ đến cực điểm; quân lính Nhật tan rã, mất tinh thần; bọn Việt gian thân Nhật hoảng sợ. Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương như đã chín muồi. Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới". Từ đó, Hội nghị quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ phátxít Nhật và tay sai, trước khi quân Anh và Tưởng vào Đông Dương tước khí giới quân Nhật và trước khi quân Pháp đưa lực lượng trở lại xâm lược nước ta.
Hội nghị đề ra nguyên tắc hành động là tập trung, thống nhất, kịp thời.
quân sự; phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành thị hay nông thôn; phải làm tan rã tinh thần quân địch và dụ chúng hàng trước khi đánh; phải thành lập chính quyền cách mạng ở những nơi đã giành được quyền làm chủ.
Hội nghị đã quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại trong thời kỳ đầu sau khi giành được chính quyền. Về đối nội, thi hành 10 chính sách của Việt Minh. Về đối ngoại, thực hiện chính sách "thêm bạn bớt thù", triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa hai tập đoàn đế quốc Pháp - Anh và Mỹ - Tưởng về vấn đề Đông Dương, tránh trường hợp một mình phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù, đồng thời cũng cần chuẩn bị ứng phó với việc Anh - Mỹ - Tưởng nhân nhượng Pháp, cho Pháp trở lại Đông Dương. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xô, của nhân dân Pháp, nhân dân Trung Quốc và của loài người
tiến bộ.
Hội nghị nhấn mạnh vấn đề đào tạo cán bộ, sử dụng và phân phối cán bộ hợp lý, hết sức giúp đỡ cán bộ Việt Minh, kết nạp đảng viên mới. Chú ý vấn đề kinh tế, vấn đề giao thông liên lạc. Đối với vấn đề kinh tế thì phải "làm sao cho có lương thực và những thứ cần dùng cho sự chiến đấu, dù trong hoàn cảnh gay go cũng không thiếu". Đối với vấn đề giao thông liên lạc, phải đặc biệt củng cố giao thông giữa các xứ và các cấp đảng bộ; tích cực tổ chức giao thông trong các ngành vận tải; lập ban giao thông chuyên môn và giúp đỡ đầy đủ cho họ làm tròn nhiệm vụ.
Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương bổ sung thêm một số uỷ viên: Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Hoan, Chu Văn Tấn, Vũ Anh và Võ Nguyên Giáp.
Vì tình thế gấp rút, Hội nghị bế mạc vào ngày 15-8-1945 để số đại biểu dự Đại hội Quốc dân kịp trở về địa phương lãnh đạo tổng khởi nghĩa.
Chủ trương khởi nghĩa của Hội nghị đã được Đại hội Quốc dân (họp ngày 16 và ngày 17-8-1945) tán thành. Sau Đại hội Quốc dân bế mạc, lãnh tụ Hồ Chí
Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!".
Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng tháng 8-1945 có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Hội nghị đã đề ra chủ trương khởi nghĩa kịp thời, đề ra kế hoạch khởi nghĩa đúng đắn và biểu thị sự đoàn kết nhất trí của toàn Đảng, toàn dân trong giờ phút quyết định. Những tư tưởng của Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng còn có tác dụng chỉ đạo cách mạng sau khi giành được chính quyền, bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng.
Cách mạng tháng Tám thành công nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945) đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Cách mạng tháng Tám do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo, đứng đầu lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đảng đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn dựa trên cơ sở lý luận Mác- Lê nin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám, Đảng cộng sản Đông Dương đã trở thành một Đảng cầm quyền, chuẩn bị những điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
Chuyên đề
VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 - 1945 THÔNG QUA CÁC HỘI NGHỊ BCH TW VÀ MẠNG VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 - 1945 THÔNG QUA CÁC HỘI NGHỊ BCH TW VÀ
BTV TW.
Ths. Phan Đình Thuận
Trường THPT chuyên Thái Nguyên
Tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Việt Nam diễn ra giành thắng lợi trong thời gian 15 ngày, ít đổ máu đó không phải là sự “ngẫu nhiên” mà là kết quả của quá trình 15 năm chuẩn bị của Đảng ta trên cơ sở chớp thời cơ. Vai trò lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1930 - 1945 gắn liền với các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương và Ban Thường vụ Trung ương. 1. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(Từ ngày 14 đến ngày 31-10-1930)
Tháng 4-1930, đồng chí Trần Phú sau thời gian học tập ở Liên Xô đã trở về nước hoạt động. Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Trần Phú tham gia Ban Chấp hành Trung ương lâm thời và được phân công cùng Ban Thường vụ Trung ương chuẩn bị Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương và dự thảo bản Luận cương chính trị.
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương diễn ra từ ngày 14 đến ngày 31-10- 1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc), do đồng chí Trần Phú chủ trì, đã thông qua Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, dự thảo Luận cương chính trị của Đảng, Điều lệ các tổ chức quần chúng. Theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức của Đảng, trong đó có Trần Phú, Nguyễn Trọng Nhã, Trần Văn Lan, Nguyễn Phong Sắc, Ngô Đức Trì... Ban Thường vụ Trung ương gồm có Trần Phú, Ngô Đức Trì và Nguyễn Trọng Nhã. Đồng chí Trần Phú là Tổng Bí thư.
Dự thảo Luận cương chính trị được Hội nghị thông qua đã phân tích sâu sắc tình hình thế giới và trong nước. Luận cương nhận định thời kỳ tạm ổn định của chủ nghĩa tư bản đã chấm dứt, chủ nghĩa tư bản đang lâm vào cuộc tổng khủng hoảng; phong trào cách mạng vô sản và cách mạng thuộc địa đã lên đến trình độ cao. Phong trào cách mạng thế giới ảnh hưởng rất mạnh đến phong trào cách mạng Đông Dương. Vì vậy, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Đông Dương phải liên hệ chặt chẽ với cách mạng thế giới.
Về tính chất xã hội của ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), Luận cương chính trị chỉ rõ đó là xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Thực dân Pháp chủ trương không phát triển công nghiệp nặng, kìm hãm công nghiệp nhẹ, cột chặt nền kinh tế thuộc địa vào nền kinh tế chính quốc. Kinh tế Đông Dương vẫn là kinh tế nông nghiệp. Ở Đông Dương mâu thuẫn giai cấp giữa "một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bổn và đế quốc chủ nghĩa"
Tính chất cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ
qua thời kỳ tư bản chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ở giai đoạn đầu, cách mạng "có tánh chất thổ địa và phản đế", cụ thể là đánh đổ đế quốc giành độc lập dân tộc và đánh đổ địa chủ đem lại ruộng đất cho dân cày. Hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến có mối quan hệ khăng khít với nhau, "có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa".
Về lực lượng cách mạng, Luận cương chính trị chỉ rõ: Giai cấp vô sản vừa là động lực chính vừa là giai cấp lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh. Dân cày là động lực mạnh. Các phần tử lao khổ ở thành phố như người bán rao, thủ công nghiệp nhỏ do đời sống cực khổ nên đều tham gia cách mạng.
Về phương pháp cách mạng, Luận cương chính trị chỉ rõ: Phải tùy tình hình mà đặt
khẩu hiệu tối thiểu để bênh vực quyền lợi cho quần chúng. Đến lúc thực lực cách mạng lên cao, giai cấp thống trị lung lay, giai cấp trung gian muốn ngả về phía cách mạng thì Đảng phải lãnh đạo quần chúng để giành chính quyền. Phải sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền: "Võ trang bạo động không phải là một việc thường... phải theo khuôn phép nhà binh".
Về lãnh đạo cách mạng, Luận cương chính trị khẳng định: "Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường lối chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải đấu tranh mà trưởng thành. Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc".
Về quan hệ quốc tế, Luận cương chính trị chỉ rõ: cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới phải có liên lạc chặt chẽ với nhau, giai cấp vô sản Đông Dương phải có quan hệ mật thiết với giai cấp vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
Hội nghị Trung ương tháng 10-1930 với việc thông qua Luận cương chính trị đã khẳng định những vấn đề cơ bản về chiến lược cách mạng mà Chánh cương vắn tắt và Sách lược
vắn tắt đã nêu, như: vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cuộc cách mạng; hai giai đoạn cách mạng từ cách mạng tư sản dân quyền chống đế quốc và phong kiến nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng và sau đó chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa; hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến có quan hệ khăng khít với nhau; lực lượng chính của cách mạng là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, trong đó giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng; sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền; cách mạng Việt Nam có liên hệ mật thiết với cách mạng thế giới.
Bên cạnh đó, Hội nghị Trung ương tháng 10-1930 có hạn chế là chưa chỉ ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu, đánh giá chưa khách quan vai trò và thái độ cách mạng của tiểu tư sản và mặt yêu nước của tư sản dân tộc cũng như một bộ phận địa chủ nhỏ. Sở dĩ có hạn chế đó là do Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10-1930 chưa nắm vững đặc điểm của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam, vận dụng máy móc đường lối của Quốc tế Cộng sản vào hoàn cảnh nước ta; chưa nhận thức rõ những quan điểm sáng tạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã nêu ra trong các văn kiện được thông qua tại Hội nghị thành lập