Hội nghị Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Từ ngày 25 đến 28-2-

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT CHỈ đạo KHỞI NGHĨA vũ TRANG TRONG CÁCH MẠNG THÁNG tám (Trang 30 - 32)

28-2-1943

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh lực lượng Đồng minh giành nhiều thắng lợi to lớn trên các chiến trường, chuyển sang giai đoạn phản công bọn phátxít, phong trào chống phátxít và đấu tranh giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ trên thế giới. Ở Đông Dương, mâu thuẫn Pháp - Nhật sâu sắc. Bọn quân phiệt Nhật ngày càng lấn át Pháp về chính trị và lũng đoạn về kinh tế; ra sức áp bức, bóc lột, đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Phong trào cách mạng trong toàn quốc do Đảng lãnh đạo phát triển mạnh mẽ, gồm cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Hai căn cứ Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai ngày càng mở rộng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trong cả nước. Tuy vậy, phong trào ở đô thị nói chung còn yếu, thiếu hẳn một "phong trào cách mạng quốc gia tư sản và phong trào thanh niên học sinh", phong trào công nhân không mạnh, chưa tương xứng với vai trò, vị trí của giai cấp tiên phong lãnh đạo cách mạng. Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5-1941) đã xác định chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng và toàn dân ta, nhưng "đến nay Đảng ta chưa làm được một phần nhỏ của nhiệm vụ ấy. Chúng ta chưa biết đặt mình vào tình thế khẩn cấp (chiến tranh và cách mạng) và vẫn cứ tưởng mình ở trong tình thế thái bình".

Tình hình đó đòi hỏi Đảng phải có chủ trương sắc bén để phát huy hoàn cảnh khách quan thuận lợi, khắc phục nhược điểm, đưa cách mạng tiến kịp sự phát triển của tình hình. Đáp ứng yêu cầu đó, từ ngày 25 đến ngày 28-2-1943,

Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) quyết định nhiều vấn đề quan trọng.

Hội nghị chủ trương mở rộng hơn nữa mặt trận để đoàn kết mọi lực lượng có thể đoàn kết, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ, tập trung mọi khả năng chống phátxít Nhật, Pháp, nhất là khắc phục các biểu hiện hẹp hòi, cô độc. Để thực hiện được chủ trương đó, Nghị quyết Hội nghị yêu cầu cần giúp đỡ những người tiến bộ trong giới trí thức và giai cấp tư sản dân tộc thành lập tổ chức cách mạng để tham gia Mặt trận Việt Minh, làm cho Việt Minh thật sự là Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Trong khi mở rộng Mặt trận, Hội nghị nhấn mạnh cần phải dựa chắc vào khối liên minh công - nông và bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng.

Đi đôi với mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, Hội nghị chủ trương vận động thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương, bắt tay với phái Pháp Đờ Gôn và những Hoa kiều yêu nước, tiến bộ cùng tham gia chống Nhật và tay sai. Trong khi chủ trương liên minh với mọi lực lượng dân chủ chống phátxít, Hội nghị đề ra một chương trình tối thiểu làm cơ sở cho sự liên minh đó, đồng thời nhấn mạnh tinh thần tự lực tự cường, không ỷ lại bên ngoài, cảnh giác trước âm mưu lập lại Chính phủ thuộc địa của Đờ Gôn hoặc Chính phủ tay sai của Tưởng.

Để khắc phục nhược điểm phong trào công nhân chưa mạnh và chưa rộng rãi, phong trào ở đô thị còn yếu so với phong trào ở nông thôn, Hội nghị Thường vụ Trung ương đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể đẩy mạnh cách mạng ở thành thị, trước hết là phong trào công nhân. Nghị quyết Hội nghị đã chỉ rõ phong trào công nhân có vai trò trọng yếu trong khởi nghĩa vũ trang ở những vị trí huyết mạch. “Cuộc khởi nghĩa khó nổ ra ở những nơi huyết mạch của quân thù (thành phố kỹ nghệ, vùng mỏ, đồn điền, đường vận tải cốt yếu, v.v.) và do đó quân thù không bị tê liệt”. Vì vậy, Đảng phải ra sức vận động thợ thuyền, phát triển các Hội công nhân cứu quốc trên cơ sở phát triển các hình thức tổ chức từ

thấp lên cao.

điểm nhất quán của Đảng ta là xây dựng lực lượng ở cả nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng. Tư duy sáng tạo đó có ý nghĩa quan trọng, chẳng những xây dựng được lực lượng cách mạng đông đảo mà còn tạo ra thế đứng của lực lượng cách mạng trên mọi địa bàn chiến lược, có tác dụng trực tiếp đối với việc bảo đảm thắng lợi của tổng khởi nghĩa sau này.

Về thời cơ khởi nghĩa, Hội nghị dự đoán: "... rồi đây những thắng lợi của Liên Xô, sự tan rã của phátxít quốc tế và sự cùng khổ của nhân dân các nước phátxít sẽ thúc đẩy cho cách mạng bùng nổ tại nhiều nước". Hội nghị, một mặt

nhấn mạnh yêu cầu "toàn bộ công tác của Đảng lúc này phải nhằm vào chỗ chuẩn bị khởi nghĩa (tức nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa- TG), để một khi cơ hội đến kịp thời đưa quần chúng nhân dân ra chiến đấu"; mặt khác, phê phán tư tưởng chủ quan nóng vội. Hội nghị còn dự đoán một tình huống khác của thời cơ là lúc quân Anh - Mỹ - Tưởng tiến vào Đông Dương đánh Nhật. Đảng ta cũng nhận rõ bản chất đế quốc của bọn Anh, Mỹ và Tưởng, nên chủ trương "Khi ấy ta phải lợi dụng dịp tốt khởi nghĩa giành chính quyền đồng thời giao thiệp với Anh - Mỹ - Trung Quốc để họ công nhận quyền tự do độc lập của nhân dân Đông Dương và rút ra khỏi Đông Dương sau khi đã cùng ta đánh bại phátxít Nhật - Pháp". Nghị quyết nêu rõ: "khi tình thế biến đổi thuận tiện, phải lập tức đưa quần chúng ra tranh đấu theo hình thức cao hơn như biểu tình thị uy, bãi công chính trị, phá phách, v.v. đặng đưa quần chúng tiến lên khởi nghĩa".

Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng tháng 2-1943 đã đề ra những chủ trương cụ thể, sát hợp với diễn biến mới của thời cuộc, có tác dụng thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT CHỈ đạo KHỞI NGHĨA vũ TRANG TRONG CÁCH MẠNG THÁNG tám (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w