Hội nghị Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ ngày 9 đến 12 3-

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT CHỈ đạo KHỞI NGHĨA vũ TRANG TRONG CÁCH MẠNG THÁNG tám (Trang 32 - 35)

3-1945

Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn quyết định. Hồng quân Liên Xô quét sạch phátxít Đức ra khỏi lãnh thổ của mình và tiến như vũ bão về phía Béclin. Phátxít Đức sắp bị tiêu diệt hoàn

toàn. Ở Tây Âu, mặt trận thứ hai được mở. Ở mặt trận Thái Bình Dương, phátxít Nhật lâm vào tình trạng nguy khốn. Bọn Pháp ở Đông Dương hoạt động ráo riết chờ quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương sẽ nổi lên đánh Nhật, khôi phục lại quyền thống trị của chúng. Để trừ mối nguy cơ từ phía Pháp và độc quyền chiếm Đông Dương, tối 9-3-1945, Nhật tiến hành đảo chính hất Pháp để độc chiếm Đông Dương. Việc Nhật đảo chính Pháp đã được Trung ương Đảng dự đoán từ trước và chuẩn bị cho toàn Đảng nắm thời cơ đẩy mạnh phong trào cách mạng. Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân tiến hành cao trào kháng Nhật, cứu nước, gấp rút chuẩn bị mọi mặt tiến tới tổng khởi nghĩa toàn quốc. Toàn bộ nhận định tình hình và chủ trương mới của Đảng đề ra trong Hội nghị đã thể hiện đầy đủ trong bản Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.

Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng được triệu tập từ tối ngày 9- 3-1945 đến sáng ngày 12-3-1945 tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Dự Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị... Hội nghị nhận định: Nhật đánh Pháp là để độc chiếm Đông Dương, Nhật sẽ thắng Pháp. Nhưng Nhật thắng chỉ là tạm thời và không thể củng cố ách thống trị của chúng ở Đông Dương. Cuộc đảo chính đó sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm cho những điều kiện của cuộc khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi. Những điều kiện đó là: chính trị khủng hoảng, nạn đói tăng lên, chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt. Kẻ thù chính trước mắt của nhân dân Đông Dương được Hội nghị xác định sau cuộc đảo chính là phátxít Nhật. Vì vậy, khẩu hiệu "Đánh đuổi phátxít Pháp - Nhật" được thay bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phátxít Nhật". Hơn nữa, để chống lại chính quyền của bọn tay sai thân Nhật, Hội nghị đưa ra khẩu hiệu "Thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương". Về tình thế cách mạng, Hội nghị nhận định: Những điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi, vì Pháp tuy tan rã, nhưng Nhật chưa hoang mang, do dự đến mức cực điểm. Các tầng lớp trung gian chưa ngả hẳn về phía cách mạng. Còn đội tiên phong nói chung vẫn ở thời kỳ chuẩn bị, chưa sẵn sàng chiến đấu. "Những

cơ hội tốt đang giúp cho những điều kiện khởi nghĩa mau chín muồi", đó là: Chính trị khủng hoảng (quân thù không rảnh tay đối phó với cách mạng); nạn đói ghê gớm (quần chúng oán ghét quân cướp nước); chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt (Đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật).

Hội nghị còn dự kiến những thời cơ cụ thể để phát động tổng khởi nghĩa. Về việc quân Đồng minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật, Chỉ thị đã hoàn chỉnh tư tưởng của Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng tháng 2-1943: "Khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật, không phải ta có thể phát động tổng khởi nghĩa ngay tức khắc. Phải đợi cho quân Đồng minh không những bám chắc mà còn tiến được trên đất ta. Đồng thời phải chờ quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng minh để phía sau tương đối sơ hở; lúc đó phát động tổng khởi nghĩa mới có lợi". Do nhận rõ bản chất của quân Anh, Mỹ, Tưởng có thể bóp chết phong trào cách mạng, nên Hội nghị chủ trương không được chỉ trông chờ vào điều kiện khách quan, mà "phải giữ quyền chủ động trong việc tác chiến". "Và ngay bây giờ phát động du kích, chiếm căn cứ địa, duy trì và mở rộng chiến tranh du kích, phải là phương pháp duy nhất của dân tộc ta để đóng vai chủ động trong việc đánh đuổi quân ăn cướp Nhật Bản ra khỏi nước". Hội nghị cũng chỉ rõ: việc quân Đồng minh vào Đông Dương không phải là thời cơ tổng khởi nghĩa duy nhất, mà tổng khởi nghĩa có thể nổ ra và thắng lợi khi "cách mạng Nhật bùng nổ, và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật thành lập hay nếu giặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940, và quân đội viễn chinh của Nhật mất tinh thần, thì khi ấy dù quân Đồng minh chưa đổ bộ, cuộc tổng khởi nghĩa của ta vẫn có thể bùng nổ và thắng lợi".

Từ những nhận định trên, Hội nghị quyết định: "Phát động một cao trào

kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa"5. Những quyết định sáng suốt của Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng thể hiện sự kịp thời và sáng tạo trong nghệ thuật lãnh đạo cách mạng của Đảng ta trước các diễn biến nhanh chóng của thời cuộc. Những quyết định đó đã soi sáng cho toàn Đảng, toàn dân tiến hành khởi nghĩa từng phần, chuẩn bị mọi mặt cho tổng

khởi nghĩa. Chính nhờ vậy, sau này khi Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều địa phương mặc dù chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, nhưng đã kiên quyết phát động quần chúng tiến hành khởi nghĩa thắng lợi.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT CHỈ đạo KHỞI NGHĨA vũ TRANG TRONG CÁCH MẠNG THÁNG tám (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w