Yêu cầu khi sử dụng phơng pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử ở

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trình bày miệng trong dạy học khoá trình lịch sử thế giới hiện đại 1917 1945 lịch sử lớp 11 (Trang 38 - 43)

trong dạy học lịch sử ở trờng THPT.

Trình bày miệng là phơng pháp dạy học quan trọng và có nhiều u thế trong quá trình dạy học. Tầm quan trọng và u thế của nó chỉ đợc khẳng định khi chúng ta sử dụng tốt phơng pháp này. Sử dụng nó nh thế nào để đạt đợc hiệu quả cao là cả một vấn đề. Điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là năng lực và sự linh hoạt của giáo viên. Về cơ bản để vận dụng phơng pháp trình bày miệng đạt kết quả cao trong dạy học cần tuân thủ những yêu cầu sau:

Đối với giáo viên:

- Ngôn ngữ phải đảm bảo tính khoa học: Việc sử dụng ngôn ngữ trong quá trình dạy học đòi hỏi tính khoa học cao, điều đó đợc thể hiện ở sự chính xác khi phản ánh những đặc trng của sự kiện lịch sử. Nếu nh sử dụng ngôn ngữ trong văn học mang tính khái quát cao và trừu tợng để xây dựng nên những hình tợng văn học điển hình, qua tính cách qua cái chung tợng trng và điển hình của nó thì ngôn ngữ trong dạy học lịch sử trớc hết đòi hỏi tính chính xác qua từng chi tiết cụ thể của sự kiện quá khứ. Đó phải là những sự kiện

đúng về năm, tháng, về những con ngời, số liệu cụ thể nhằm giúp học sinh và tái tạo lại bức tranh quá khứ một cách chân thực.

- Trình bày phải vừa sức tiếp thu của học sinh: Nhằm đảm bảo cho tất cả học sinh hiểu bài, kích thích hoạt động trí tuệ của các em, tổ chức hớng dẫn các em tự học, biết cách nắm kiến thức và rút ra kết luận. Để đạt đợc yêu cầu này giáo viên phải xác định đợc yêu cầu giáo dỡng, giáo dục, phát triển nắm đợc những kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài nhằm làm cho học sinh hứng thú với những kiến thức đợc tiếp thu và củng cố thêm những điều đã biết. Phải bồi dỡng cho học sinh phơng pháp học tập, nhất là phơng pháp tự học, phát triển năng lực t duy, sáng tạo của các em. Khi trình bày phải chú ý mức độ tiếp nhận của học sinh để điều chỉnh nội dung và phơng pháp trình bày.

- Ngôn ngữ giáo viên phải đảm bảo tính sinh động giàu tính biểu cảm, hình ảnh đủ sức khôi phục quá khứ không chỉ bằng “xơng” mà bằng cả “thịt”.

Ngôn ngữ trong dạy học lịch sử đòi hỏi chính xác cao, nhng không phải là thứ ngôn ngữ khô cứng mà phải là ngôn ngữ giàu hình ảnh và biểu cảm. Sức sống và linh hồn của dạy học lịch sử chính là sự tái tạo bức tranh quá khứ lịch sử bằng chất liệu ngôn ngữ của hiện thực mà hiện thực lịch sử thì vô cùng sống động “Ngôn ngữ trong dạy học lịch sử phải chính xác để trình bày sự kiện đúng nh nó tồn tại, nhng điều quan trọng là nó phải hàm chứa đợc hơi thở của thời đại và sức sống của hiện thực” [11;57].

- Sử dụng phơng pháp trình bày miệng cần kết hợp với các thao tác s phạm nh: âm lợng, nhịp độ, cấu trúc ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, thái độ....

Ngôn ngữ trong dạy học lịch sử bao giờ cũng phải là ngôn ngữ của những thao tác s phạm tơng ứng. Nó gắn chặt với các thao tác nh một chính thể thống nhất và làm tiền đề cho nhau trong hoạt động dạy học.

Ngôn ngữ nào thì tơng ứng với thao tác ấy. Thầy giáo đang dùng ngôn ngữ để phản ánh một tin buồn, một nỗi đau mất mát hi sinh thì ngôn ngữ cùng với toàn bộ thao tác của thầy (điệu bộ, ánh mắt, cử chỉ...) đều phải nói đợc điều ấy, có nh vậy mới lột tả đợc bản chất của sự kiện.

Khi trình bày miệng phải chú ý đến âm lợng, nhịp độ, cấu trúc của ngôn ngữ. Trong mọi hoạt động liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, âm lợng của ngôn ngữ bao giờ cũng là vấn đề nền tảng, tiên quyết. Ngời giáo viên không có đợc một âm thanh khoẻ khoắn, có độ vang, độ ấm và khả năng truyền cảm thì khó có thể truyền cảm trong dạy học, sức thu hút hấp dẫn của học sinh đối với bài học không cao. Âm lợng tuy có phụ thuộc phần lớn vào yếu tố bẩm sinh nhng chủ yếu vẫn do quá trình rèn luyện của ngời sử dụng nó.

Trong dạy học lịch sử âm lợng là vấn đề chủ yếu của sử dụng ngôn ngữ. Đặc trng của quá trình dạy học lịch sử đòi hỏi ngời giáo viên phải thờng xuyên thay đổi âm lợng ngôn ngữ, tránh giọng nói đều đều, buồn tẻ để có thể phản ánh hết tính phong phú đa dạng của sự kiện lịch sử: niềm vui của thắng lợi, nỗi buồn của mất mát hy sinh...

Tính phong phú và đa dạng của âm sắc, điều đặc biệt quan trọng cần chú ý là nghệ thuật của trọng âm, của dấu nhấn, của sự uốn giọng và nhịp độ ngôn ngữ. Sẽ không có gì chán hơn, tẻ nhạt hơn trong một bài giảng mà ở đó giáo viên chỉ sử dụng một giọng nói đều đều để nhằm mục đích duy nhất là thông tin tri thức. Trong hoàn cảnh nh thế cho dù thầy có nhiệt tình đến mấy, có tinh thần trách nhiệm đến mấy thì chắc chắn hiệu quả bài học cũng sẽ không cao.

Trong cấu trúc ngôn ngữ của giáo viên cần tránh những câu quá dài hoặc cấu trúc câu phức tạp, những thuật ngữ và cách trình bày khó hiểu, ngợc lại cũng cần cân nhắc những câu quá ngắn ngủi, vắn tắt.

- Sử dụng trình bày miệng kết hợp các phơng pháp dạy học khác: Sử dụng đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo, dạy học nêu vấn đề, đàm thoại....

Việc kết hợp phơng pháp trình bày miệng với đồ dùng trực quan có ý nghĩa lớn, thông qua sự kết hợp này giúp học sinh thu nhận đợc hình ảnh quá khứ bằng trực quan sinh động . Đây là hình ảnh ngời học có thể lu giữ một cách vững chắc nhất trên cơ sở đó giúp học sinh hiểu và nhớ kỹ vấn đề. Đồng

thời thông qua ngôn ngữ, đồ dùng trực quan rèn luyện học sinh kỹ năng đọc và phân tích nội dung sự kiện trên đồ dùng trực quan .

Ví dụ: Khi dạy bài “Chiến tranh thế giới thứ hai”, có kết hợp trình bày miệng và đồ dùng trực quan trong trận Matxcơva, Trân Châu Cảng...

+ Kết hợp với tài liệu tham khảo là một yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả trình bày miệng. Tài liệu tham khảo là những văn bản giúp cho việc tìm hiểu vấn đề nào đó. Do đặc trng của môn học lịch sử, tài liệu tham khảo góp phần nhất định vào việc tái hiện, khôi phục hình ảnh quá khứ, các loại tài liệu này là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, cụ thể, phong phú của sự kiện lịch sử mà học sinh thu nhận đợc. Có nhiều tài liệu tham khảo khác nhau nh: Tài liệu lịch sử ; tài liệu văn kiện Đảng, Nhà nớc; tài liệu văn học... có vai trò quan trọng trong dạy học lịch sử.

Thông qua tài liệu tham khảo, ngôn ngữ giáo viên và học sinh trở nên giàu hình ảnh và phong phú hấp dẫn hơn. Do đó, nó làm tăng thêm hứng thú học tập cho các em.

Ví dụ: Khi giải thích về ý nghĩa của việc Nguyễn ái Quốc đọc bản sơ thảo vắn tắt luận cơng Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa giáo viên trích dẫn “Bản luận cơng đã làm cho Tôi cảm động, phấn khởi sáng tỏ tin tởng biết bao. Tôi xúc động đến phát khóc lên, ngồi một mình trong buồng mà nói to nh đang nói trớc quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đờng giải phóng cho chúng ta...” [3;36], trên cơ sở đó giáo viên giải thích thêm về ý nghĩa của sự kiện này. Qua đó, giúp học sinh hiểu đợc bản chất của chủ nghĩa thực dân và cách thức đấu tranh...đồng thời có tác dụng giáo dục, phát triển tri thức. Có thể thấy tài liệu tham khảo có tác dụng to lớn đối với phơng pháp trình bày miệng, nếu không có tài liệu tham khảo ngôn ngữ trong trình bày miệng dễ trở nên khô khan, cứng nhắc, dẫn đến, nhàm chán và đến kết quả học tập của học sinh không cao.

Dạy học nêu vấn đề là phơng pháp dạy học mà ở đó giáo viên tạo tình huống có vấn đề và tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề. Sau khi giải quyết vấn đề, học sinh thu nhận đợc kiến thức mới hoặc phơng thức hoạt động mới.

Đàm thoại là cách dạy học sử dụng câu hỏi để nêu vấn đề hoặc đối thoại giữa giáo viên và học sinh.

Đây là những phơng pháp dạy học có tác dụng giáo dỡng, giáo dục, phát triển rất cao. Nó không chỉ giúp học sinh nhớ lại sự kiện lịch sử mà còn giúp các em hiểu sâu vấn đề. Thông qua đó tác động tới t tởng tình cảm cũng nh phát triển năng lực nhận thức của học sinh.

Do đó, trong dạy học, khi sử dụng phơng pháp trình bày miệng cần thiết cần thiết phải kết hợp với các phơng pháp này. Nếu không kết hợp với phơng pháp dạy học nêu vấn đề, đàm thoại, sẽ dẫn đến tình trạng giáo viên độc thoại, khó phát triển năng lực nhận thức, t duy cũng nh các tác dụng khác trong dạy học.

- Khi trình bày bằng phơng pháp dùng lời giáo viên nên phải chú ý đến mức độ tiếp nhận của học sinh để điều chỉnh nội dung phơng pháp trình bày cho phù hợp.

Đối với học sinh

Một khuynh hớng sai lầm phổ biến trong dạy học hiện nay là giáo viên coi nhẹ trình bày miệng của học sinh. Nếu giáo viên nào chú ý đến trình bày miệng của học sinh thì cũng chỉ xem nội dung mà các em trình bày có đúng không, cả lớp nghe rõ không, chứ không chú ý cách dùng từ ngữ diễn đạt.

Chúng ta biết rằng “Ngôn ngữ là vỏ vật chất của t duy”, t duy của học sinh cũng đợc thể hiện dới hình thức ngôn ngữ nói (và viết) và đợc hoàn thiện trong quá trình trao đổi và làm bài. Trong khi trình bày miệng ngôn ngữ đợc hình thành và hoàn thiện cùng với việc phát triển t duy. Cho nên “Khi phát biểu ngôn ngữ phải rõ ràng, khúc chiết và chính xác ở học sinh, giáo viên đồng thời cũng phát triển t duy chính xác và đúng đắn ở học sinh. Trong quá

trình bồi dỡng t duy thì ngôn ngữ cũng phát triển và nhờ đó ý nghĩ của học sinh cũng đợc thể hiện trong những hình thức ngôn ngữ khúc chiết” [20;58].

Với tầm quan trọng đó, khi trình bày miệng học sinh phải đạt đợc những yêu cầu sau:

+ Học sinh phải nắm vững nội dung kiến thức sẽ trình bày. Đồng thời với việc lĩnh hội kiến thức, học sinh phải chuẩn bị trình bày những điều mình biết một cách khúc chiết, có nội dung phong phú và chính xác

+ Ngôn ngữ trình bày phải trong sáng, lập luận gãy gọn, thể hiện đợc nội dung mà học sinh đã lĩnh hội. Giáo viên cần sữa chữa giúp học sinh trình bày đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác bằng ngôn ngữ của mình. Tránh việc trình bày công thức, rập khuôn, hiện đại hoá về nội dung, vay mợn từ ngữ, lối diễn đạt của ngời khác không đợc nhuần nhuyễn .

+ Khi trình bày học sinh phải xây dựng dàn ý, tránh tuỳ tiện, hời hợt, thiếu logic trong nội dung trình bày.

Để đạt đợc những yêu cầu đó đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải có quá trình rèn luyện nghiêm túc và phải thờng xuyên trau dồi kiến thức cũng nh phơng pháp diễn đạt.

chơng 2

vận dụng phơng pháp trình bày miệng

trong dạy học khoá trình lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945 (Lịch sử lớp 11)

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trình bày miệng trong dạy học khoá trình lịch sử thế giới hiện đại 1917 1945 lịch sử lớp 11 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w