0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Hỗ trợ quảng bá và đa phương

Một phần của tài liệu TRUY NHẬP VÔ TUYẾN VÀ KIẾN TRÚC GIAO DIỆN VÔ TUYẾN TRONG CÔNG NGHỆ LTE LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG (Trang 69 -71 )

Phát quảng bá đa ô nghĩa là việc truyền đi những thông tin giống nhau từ nhiều tế bào. Bằng việc khai thác kỹ thuật này tại thiết bị đầu cuối và sử dụng hiệu năng lượng tín hiệu từ nhiều trạm ô cho phép đạt được cải thiện đáng kể vùng phủ (hay các tốc độ dữ liệu cao hơn). Dịch vụ này đã đựơc khai thác trong WCDMA, tại đây trong trường hợp quảng bá/đa phương đa ô, đầu cuối di động có thể nhận tín hiệu từ nhiều ô và kết hợp mềm các tín hiệu này tại máy thu.

LTE sẽ cải tiên thêm dịch vụ này để nâng cao hiệu quả quảng bá đa phương nhiều tế bào. Bằng cách không chỉ truyền đi các tín hiệu đồng nhất từ nhiều trạm ô (với mã hóa và điều chế như nhau), mà còn đồng bộ thời gian truyền dẫn giữa các ô, tín hiệu tại đầu cuối sẽ được tái hieenjchinhs xác như tín hiệu được phát đi từ một ô. Do OFDM có khả năng chống pha đinh đa

đường tốt, việc truyền dẫn nhiều ô như vậy cũng được xem như là truyền dẫn mạng đa phương quảng bá đơn sóng mang (MBSFN: Multicast- Broadcast Single- Frequency Network). Cách phát này không chỉ cải thiện đựơc cường độ tín hiệu thu mà còn hạn chế được nhiễu giữa các ô. Như vậy đối với OFDM. thông lượng quảng bá/đa phương đa ô có thể chỉ bị giới hạn bởi tạp âm và vì thế trong trường hợp các ô nhỏ có thể đạt đến những giá trị rất cao.

Cần nhấn mạnh rằng việc sử dụng phát MBSFN cho quảng bá/đa phương đa ô đòi hỏi sự chặt chẽ trong vấn đề liên kết thời gian và đồng bộ của những tín hiệu được phát đi từ các trạm ô khác nhau [1].

2.6. Kết luận

Ở chương này xét tổng quan các vấn đề liên quan đến truy nhập vô tuyến của LTE. Truy nhập vô tuyến sử dụng truyền dẫn OFDM cùng với một số công nghệ vô tuyến tiên tiến như: thích ứng đường truyền và lập biểu theo kênh, các kỹ thuật đa anten và HARQ. LTE cải tiến thêm quảng bá đa phương để tăng thêm tính hiệu quả cho dịch này. Ngoài ra LTE hỗ trợ ghép song công phân chia theo tần số (FDD) và ghép song công phân chia theo thời gian (TDD) và cho phép sử dụng đa dạng băng thông để tăng thêm tính linh hoạt phổ.

Chương 3

KIẾN TRÚC GIAO DIỆN VÔ TUYẾN TRONG LTE

Giống như WCDMA/HSPA và hầu hết các hệ thống thông tin di động hiện đại khác, các đặc tả chuẩn LTE được cấu trúc thành các lớp giao thức khác nhau. Mặc dù một số trong các lớp này giống với các lớp được sử dụng trong WCDMA/HSPA, nhưng cũng có một số khác biệt do các khác biệt kiến trúc tổng thể giữa WCDMA/HSPA và LTE. Chương này sẽ mô tả các lớp giao thức trên lớp vật lý, tương tác giữa chúng và giao diện với lớp vật lý. Để hiểu được kiến trúc giao diện vô tuyến LTE ta chỉ cần xét một nút: nút B với ký hiệu mới cho LTE là eNodeB (nút B tăng cường).

Một phần của tài liệu TRUY NHẬP VÔ TUYẾN VÀ KIẾN TRÚC GIAO DIỆN VÔ TUYẾN TRONG CÔNG NGHỆ LTE LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG (Trang 69 -71 )

×