Một số kiến nghị trong hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoá

Một phần của tài liệu Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam (Trang 31 - 34)

II. Một số ý kiến hoàn thiện hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái 1 Sự cần thiết phải hoàn thiện

2. Một số kiến nghị trong hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoá

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, em xin được đề xuất một số kiến nghị trong thực hiện xử lý và hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ở các doanh nghiệp.

2.1. Về tỷ giá dùng để quy đổi

Theo qui định hiện hành, các doanh nghiệp khi hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam (trừ một số doanh nghiệp có 100%

vốn nước ngoài có thể sử dụng đồng tiền khác để hạch toán vốn bằng tiền nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính). Khi phát sinh các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán bằng ngoại tệ phải quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng. Trong một kỳ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ có thể phát sinh nhiều lần, ở nhiều thời điểm trong kỳ và tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại các thời điểm khác nhau thường không giống nhau. Vì vậy, để quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam phục vụ cho ghi sổ kế toán, kế toán doanh nghiệp phải sử dụng các thuật ngữ khác nhau để “đặt tên” cho tỷ giá. Bởi vậy, trong hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện hành, ngoài khái niệm “tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng”, kế toán doanh nghiệp còn sử dụng các khái niệm về tỷ giá như “tỷ giá trên sổ kế toán”, “tỷ giá ghi sổ kế toán”, “tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh”, “tỷ giá mua thực tế”, “tỷ giá bán”, “tỷ giá thanh toán”, “tỷ giá hạch toán”. Vấn đề quan trọng trong hạch toán ngoại tệ, theo em trước hết cần sử dụng hợp lý các khái niệm “tỷ giá” vào việc quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán trong từng trường hợp, nhằm vừa đảm bảo tuân thủ nguyên tắc chung, vừa đảm bảo tính khoa học của kỹ thuật hạch toán.

Mặt khác, nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ xảy ra thường xuyên, liên tục hàng ngày hàng giờ, việc thay đổi tỷ giá quy đổi để hạch toán hàng ngày là một khó khăn lớn cho các doanh nghiệp. Vì vậy tỷ giá quy đổi trong việc hạch toán ghi sổ hàng ngày cần có quy định thông thoáng, phù hợp hơn. Tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng chỉ nên bắt buộc vào thời điểm cuối niên độ kế toán để thuận lợi hơn cho việc hạch toán.

2.2. Về việc xử lý trong trường hợp phát sinh lỗ đáng kể do thay đổi tỷ giá hối đoái đoái

Chuẩn mực kế toán số 10 quy định bổ sung khoản lỗ đáng kể do đánh giá lại giá trị các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ (do sự mất giá trầm trọng giữa đồng tiền ghi sổ với loại ngoại tệ đó, thường là do khan hiếm ngoại tệ do chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước) thì phải vốn hóa (ghi tăng giá trị tài sản mua vào tương ứng với khoản công nợ) tương ứng với khoản lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Theo em, để bổ sung cho quy định này, các điều kiện để thực hiện vốn hóa khoản lỗ do thay đổi tỷ giá hối đoái cần được giải thích rõ ràng như sau:

- Doanh nghiệp phải chứng minh là chưa có khả năng thanh toán các khoản nợ này;

- Do tính chất của khoản công nợ mà doanh nghiệp không thể sử dụng các công cụ tài chính để bảo hộ rủi ro thay đổi tỷ giá;

- Tài sản (gắn liền với khoản nợ phải trả) mua sắm và đưa vào sử dụng trong vòng 12 tháng, tính từ khi nghiệp vụ mua sắm hoàn thành cho đến thời điểm đánh giá lại ngoại tệ.

2.3. Về việc sử dụng công cụ tài chính để bảo hộ rủi ro thay đổi tỷ giá

VAS 10 đề cập đến một nội dung mới mẻ liên quan đến hạch toán thay đổi tỷ giá hối đoái là việc sử dụng các công cụ tài chính để bảo hộ rủi ro thay đổi tỷ giá.

Thị trường mua bán các công cụ tài chính đã định hình từ lâu và ngày càng trở nên phổ biến. Thị trường này cung cấp cho các doanh nghiệp nhiều công cụ tài chính khác nhau để lựa chọn. Hai loại công cụ bảo hộ rủi ro tỷ giá sử dụng phổ biến nhất là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Đây là các công cụ tài chính được cung cấp bởi các ngân hàng hoặc các đơn vị tín dụng giúp cho doanh nghiệp có thể sử dụng để bảo hộ rủi ro biến động tỷ giá trong các giao dịch ngoại tệ.

Với hợp đồng kỳ hạn, doanh nghiệp được cung cấp quyền lợi đồng thời cũng là nghĩa vụ mua (hoặc bán) một lượng ngoại tệ cho ngân hàng thanh toán tại ngày thanh toán nợ theo một tỷ giá thỏa thuận trước. Còn đối với hợp đồng quyền chọn, việc mua (hoặc bán) ngoại tệ cho ngân hàng thanh toán theo tỷ giá định trước chỉ là quyền lợi mà không phải nghĩa vụ của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có thể từ chối không thực hiện hợp đồng nếu tỷ giá thực hiện tại ngày thanh toán thay đổi theo hướng có lợi cho họ. Như vậy hợp đồng quyền chọn cung cấp các điều kiện ưu đãi hơn cho doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp phải chi trả cho ngân hàng một lượng phí nhất định khi ký kết các hợp đồng quyền chọn.

Chuẩn mực kế toán quốc tế về các nguyên tắc hạch toán các công cụ tài chính được quy định bởi IAS 32 và IAS 39. Liên quan đến bảo hộ rủi ro thay đổi tỷ giá, các nguyên tắc hạch toán các công cụ tài chính như sau: Các công cụ bảo hộ rủi ro thay đổi tỷ giá được báo cáo trên báo cáo tài chính như là một khoản tài sản hoặc là một khoản công

nợ. Chúng được ghi nhận khi hợp đồng bảo hộ được ký kết và tất toán khi kết thúc hợp đồng. Khoản lãi lỗ do việc tính toán lại giá trị

thực của các công cụ bảo hộ được hạch toán trực tiếp vào lãi lỗ trong kỳ.

Như vậy, các công cụ tài chính đã được công nhận là thuộc đối tượng kế toán mặc dù trong một số trường hợp chỉ là quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán theo hợp đồng ký kết. ở Việt Nam, các quan hệ với các ngân hàng về việc được cung cấp các công cụ tài chính để bảo hộ rủi ro tỷ giá hối đoái đã được vận dụng từ lâu trong thực tế. Tuy nhiên, hệ thống kế toán hiện tại chưa có những quy định về hạch toán các công cụ tài chính. Vì vậy, trong điều kiện các công cụ tài chính của nền kinh tế thị trường ngày càng phổ biến, Bộ Tài chính cần nghiên cứu ban hành các hướng dẫn cụ thể về phương pháp hạch toán các công cụ tài chính này để giúp các doanh nghiệp vận hành dễ dàng hơn. Cần thiết phải hệ thống hoá và xây dựng phương pháp hạch toán phù hợp với kế toán Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)