0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Tư tưởng yêu nước theo khuynh hướng duy tân của Huỳnh Thúc

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG (Trang 68 -77 )

7- Kết cấu của luận văn

2.1 Tư tưởng yêu nước theo khuynh hướng duy tân của Huỳnh Thúc

HUỲNH THÚC KHÁNG .

* Những năm đầu của thế kỷ XX, ở Trung Quốc sau cuộc Mậu tuất chính biến và Canh tý liên binh, sĩ phu nước ta bắt đầu tỉnh ngộ, có phong trào hoan nghênh Tây học, phong trào Duy Tân phát triển. Sách báo của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi bắt đầu du nhập vào nước ta, tin về chiến tranh Nga- Nhật cũng lan truyền tới Việt Nam, giới sĩ phu không còn bị hoàn toàn biệt lập với tình hình thế giới như trước nữa.

Xuất thân khoa bảng, đỗ đạt cao, có khả năng nhận thức bao quát, trí nhớ phi thường nhưng Huỳnh Thúc Kháng lại có cái nhìn mới mẻ khác với người cùng thời về nền giáo dục Nho giáo, về những quan niệm mà Nho giáo cung cấp cho Nho sinh. Đối với ông Khổng học là cái học đáng quý giúp ích rất nhiều cho nhân sinh xã hội nhưng

ôhg

chỉ đề cao, kính trọng những giá trị nhân sinh trong học thuyết Khổng-Mạnh. Huỳnh Thúc Kháng tiếp thu cả những giá trị của Nho giáo đã được Việt Nam hoá, tiếp thu tư tưởng yêu nước của lớp lớp các nhà Nho Việt Nam trong lịch sử. Với tấm lòng yêu nước cao độ, sự đau dớn vì dân tộc đang phải chịu cảnh xiềng xích của bọn thực dân phong kiến, Huỳnh Thúc Kháng thẳng thắn chỉ trích những khuyết điểm của Khổng giáo về một số quan niệm đạo đức, chủ trương chính trị:

“Đạo đức chỉ nói số ít mà bỏ phẩn số nhiều thông thường. ...Cái học quá cao ấy dẫu ở thời đại nào cũng chỉ ở riêng một mình trong rùng sâu núi rậm, đứng ra ngoài vòng nhân quần giao tế kia, chớ ở trong xã hội thông thường thì thật là không thích, huống gì là ở thời đại giao thông ngày nay, thì đạo đức tối cao ấy ai làm theo được.”[84; 288-289]

“Chánh trị chỉ nói với người cai trị mà không nói đến hạng bị trị. Toàn những thuyết của Khổng tử nói về chính trị thì chú trọng về vua quan mà

không nói đến dân, dân chỉ ngồi không mà chờ người trên sắp đặt lo liệu cho mình mà thôi. Không những dân không cần phải lo việc cho mình mà lại cho dân là hư hỏng không tự lo được nữa.(...).Huống

thế giới ngày nay mà đem cái chánh trị của cụ Khổng ra mà ứng phó, thật không khác gì chèo thuyền nan mà đua với tàu thuỷ, cỡi ngựa trạm mà chạy theo xe hơi, chỉ mệt nhọc mà không công hiệu gì. [84; 289-290]

“Tư tưởng trọng về đường tồn cổ mà không có sáng tác.(... )Thậm chí cuộc đời xoay chuyển như chong chóng mà lắm kẻ cứ nằm trong giấc chiêm bao, toan muốn đem máo cũ đời Đường đời Ngu, áo rách, sông Thù, sông Tứ mà chảy ra giữa thế kỷ 20 tàu lặn máy bay này.”[84;290-291]

Đặc biệt Huỳnh Thúc Kháng chỉ trích mạnh mẽ lối học khoa cử và lối học Tống nho từ khi quân Minh xâm lược nước ta áp đăt trải qua các triều Lê, Nguyễn, khi tiếp xúc với Tây học lại càng trở nên hủ lậu. Từ đó ông đề xuất:

“Chúng ta sinh gặp thời đại triết học khoa học thịnh hành này, cần nhất là phải có cái trí não tự do phán đoán, bất kỳ là xưa nay Đông Tây, điều gì mà hợp với chân lý và sự thực thì cho là chân chính mà gắng sức học theo; điều gì thấy chỗ mặc vọng trái với chân lý và sự thực, thì nhất thiết cào bỏ cho sạch. Như vậy thì cõi tư tưởng ta may khỏi bị cái gì đó ngăn đón che lấp mà được' bước lên con đường tự do để làm mẹ đẻ cho sự thực chăng.”[83;291-292].

Như vậy đối với cả cổ học và tân học Huỳnh Thúc Kháng đều có những thái độ kính trọng nhưng cũng có hoài nghi. Ông cho rằng nếu người tiếp thu, sử dụng thiếu khả năng phán đoán thì hậu quả sẽ không phải là điều mong muốn. Ông đã có đủ sáng suốt và can đảm để nhìn thấy sai lầm ngự trị ở nước ta hàng chục thế kỷ. Ông đi tìm cái mới, cái tiến bộ trong các học giả yêu nước của Trung Quốc, trong lịch sử duy tân tự cường của Nhật bản, trong văn hoá tư sản phương Tây.

Thế nhưng “Huỳnh Thúc Kháng trước hết và bao giờ cũng là một nhà Nho , một nhà Nho ngay thẳng và trong trắng với những cái hay và cái dở của mình. Ớ ông người ta thấy nổi bật lên phong thái một người quân tử dày công

tu dưỡng. Tâm hồn ông, tính tình ông, cách tu thân xử thế của ông, nhất nhất phù hợp với những nguyên tắc giáo huấn của thánh hiền.”[75;38].

* Trong tình trạng Tổ quốc lâm nguy, Huỳnh Thúc Kháng cho rằng nếu có hành động gì thì cũng chẳng phải vì vua mà vì lợi ích chung của dân tộc. Ông cùng cậc bạn thường bàn việc nước với Phan Chu Trinh. Họ bắt đầu đọc những quyển Tân thư từ phố Hoa kiều Hội An mang về; đưa đến cho họ nhận thức mới vể tình hình trong nước và thế giới. Trong lúc đó thì điều trần của Nguyễn Trường Tộ, “Thời vụ sách” và “Thiên hạ đại thế luận” của Nguyễn Lộ Trạch, “Lưu cầu huyết lệ tân thư” của Phan Bội Châu... cùng với những cuốn sách “ Mậu Tuất chính biến”, “ Trung Quốc hổn”, “ Nhật Bản duy tân khảng khái sử” , “Nhật Bản tam thập niên duy tân sử”, “ Thái Tây tân sử”, “ Tân Dân tùng báo” đã tác động vào tư tưởng Huỳnh Thúc Kháng và các bậc khoa bảng có chí khí, tâm huyết đương thời làm xuất hiện tư tưởng vận động dân chủ trong bộ phận nho sĩ này. Ngoài cái vốn nho học thánh hiền cũ , lần đầu tiên ông biết đến những giá trị dân chủ văn minh phương Tây cho dù nó đã bị khúc xạ qua lăng kính của các nhà tư tưởng Trung hoa nhưng nó cũng đem lại

I

những giá trị mới cho tư tưởng của ông, đánh đố cả một ý thức hệ đã từ lâu ngự trị trong tâm hồn ông. Kết hợp chủ nghiã yêu nước truyền thống với ý thức hệ dân quyền tư sản phương tây, ông hy vọng và quyết tìm ra con đường cứu nước, tìm ra hướng đi mới cho dân tộc.

1905-1908 Huỳnh Thúc Kháng cùng Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp lãnh đạo phong trào Duy tân ở Quảng Nam, tổ chức nhiều hoạt động có tính cải cách theo kiểu dân chủ tư sản, đạt kết quả. Từ đây tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng đã thoát ra khỏi tư tưởng yêu nước quân chủ truyền thống chuyển sang tư tưởng yêu nước dân chủ theo khuynh hướng duy tân, suy nghĩ và hành động đứng về phía nhân dân, thức tỉnh nhân dân chống lại chế độ phong kiến và bọn đô hộ.

Trong thời điểm ấy, ở miền trung có 2 khuynh hướng tư tưởng chính trị căn bản khác nhau tồn tại:

Khuynh hướng thứ nhất: Xuất dương học tập và tranh thủ ngoại viên để giải phóng đất nước bằng vũ lực do Phan Bội Châu làm đại biểu.

Khuynh hướng thứ hai: cải cách dân chủ ôn hoà, “ bất bạo động” và “bất vọng ngoại” do Phan Chu Trinh làm đại biểu.

Những hoạt động yêu nước của Huỳnh Thúc Kháng vừa công khai vừa bí mật. Huỳnh Thúc Kháng không phản đối đường lối “bạo động”, “xuất dương cầu ngoại viện” của Phan Bội Châu cũng không hoàn toàn tin theo đường lối của Phan Chu Trinh. Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp có nhiều suy nghĩ riêng: muốn mở đường phục hưng dân tộc bằng khai thông dân trí, cổ động tân học, đả phá khoa cử, kêu gọi thương gia, thân hào thành lập hội thương, hội nông.. .Chương trình và sách lược của họ được đề ra trên cơ sở họ đã có quan sát thực tế ở địa phương.

Năm 1905 Huỳnh Thúc Kháng , Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp đi vào các tỉnh miền Nam để quan sát tình hình trong nước, điều tra, nhận xét những sự kiện xảy ra ở mỗi địa phương để có thể áp dụng chương trình hành động. Đến Bình Định gặp kỳ thi, họ mượn tên là Đào Mộng Giác vào ứng thí. Phan Chu Trinh làm bài thơ luật “ Chí thành thông thánh”; Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp làm bài phú “ Lương Ngọc danh sơn” với nội dung cổ động tinh thần yêu nước quật cường chống ngoại xâm của dân tộc ta từ trước, nói lên tình trạng khổ nhục của người dân mất nước, chống đối thái độ “ vào luồn ra cúi” của quan lại, bài xích lối học cử nghiệp, lối kén chọn nhân tài hủ lậu, nêu lý do dẫn tới mất nước, phê phán sự bạc nhựoc của vua quan, làm tay sai cho thực dân Pháp. Các ông kêu gọi các sĩ tử vứt bỏ nền học cũ từ chương, đi theo con đường mới cứu dân, cứu nước. Các bài thơ phú được truyền tụng, tác động đến tư tưởng các nho sĩ, khởi xướng phong trào duy tân ở Quảng Nam.

“Nói đến việc dùng sức văn tự để mạt sát khoa cử, cổ xuý tân học thì bài thi và bài phú ấy là tiếng nói đầu tiên vậy”[75;36].

Đây là một phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề mới mẻ trong thời kỳ đó: tiếp cận và giải quyết trực tiếp . Đối tượng không chỉ là sĩ tử mà còn hướng rộng hơn: là quần chúng nhân dân.

“Bởi một thời làm sai chính sách, Để muôn đời cam chịu tai ương,

Tục chuộng văn chương, sĩ đua khoa mục Đại cổ, tiểu cổ, trọn ngày miệt mài, Ngũ ngôn, thất ngôn, cùng năm gạn đục.

Văn sách lóng hơi chủ khảo, Thuấn, chích tuỳ ý khen chê; Từ phú học mót bài Tàu, đối đáp câu thơ tứ lục.

Tụi công danh láo nháo, chợ Tề trừng trộ cướp vàng; Phường lợi lộc lau nhau, sân sở lom khom dâng ngọc.

Ay không những riêng thân gia, lấy bổng lộc trên đường danh chen

chúc, I

Mà còn lùa nghìn vạn mũ cao áo dài, đẩy vào mấy tầng âm ty địa ngục. Xem cái việc sở hành, tìm cái điều sở dục;

Quân đội lấy gì hùng cường? Tài chính lấy gì sung túc? Dân trí lấy gì mở mang? Nhân tài lấy gì giáo dục?

Than ôi đau xót thay! Dần dà cho đến ngày nay chịu điều khổ nhục.”[75;82-83]

Huỳnh Thúc Kháng và những người khởi xướng, phát động phong trào Duy tân bài xích khoa cử, chống đối Hán học sai lầm nhưng không phải bài xích tất cả, chống đối tất cả, không quá cuồng nhiệt vứt bỏ tất cả cái cũ mà chủ trương tiếp thụ cái mới, cái hay, chấn hưng, phát huy những tinh tuý của truyền thống. Chủ trương khuyên học của Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đã biết được đối tượng chính là lớp người thiếu học ở nông thôn, là sô'

đông nhân dân lao động. Họ cần học để tiếp thu những kiến thức mới, để thoát khỏi cái tối tăm của cường quyền, để tham gia hội nông, hội thương...

Huỳnh Thúc Kháng cùng các bạn đề xướng chung vốn lập thương cuộc tại Phố (Hội An-Faifoo) cùng lập trường học, hội nông, trồng quế, phát động phong trào ăn mặc Âu phục, lập thư xã, mua nhiều sách báo mới, diễn thuyết, mở nhà học tại các làng, mời thầy về dạy chữ Tây, chữ quốc ngữ...Những thành công bước đầu của phong trào Duy tân càng làm ông và các đồng chí thêm tinh thần, tin tưởng vào con đường cứu nước của mình. Đầu năm 1908, sau khi Phan Chu Trinh đã ra Hà Nội, Trần Quý Cáp cũng bị đổi vào Khánh hoà, Huỳnh Thúc Kháng phải cáng đáng tất cả công việc lãnh đạo phong trào Duy tân ở Quảng nam. Những hoạt động yêu nước của Huỳnh Thúc Kháng trong giai đoạn lịch sử này không thể không nói đến vai trò chính trị của ông khi ông đứng ra dàn xếp những mâu thuẫn giữa xu hướng ôn hoà và bạo động. Sự bất đồng ý kiến giữa Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh gây chia rẽ trong hàng ngũ sĩ phu. Họ chống đối nhau, công kích lẫn nhau. Trước tình hình bất lợi đó Huỳnh Thúc Kháng thuyết phục anh em giữ vững khối đoàn kết. Ông

' I

cho rằng xuất phất từ những tấm lòng nhiệt thành yêu nước, những hoạt động cách mạng và cải cách kỳ thực bổ sung cho nhau, tác thành lẫn nhau, tuy khác ý hướng nhưng cùng chung mục đích. Trong giai đoạn này cố nhiên Huỳnh Thúc Kháng chưa thể thấy rõ những sai lầm trong chủ trương đường lối của hai cụ Phan, ông không thấy sự bất đồng mà chỉ thấy có sự phân công giữa hai đường lối: bên cạnh việc chuẩn bị lực lượng vũ trang bí mật để đánh đuổi quân thù khi thời cơ cho phép cũng cần có những hoạt động cải cách công khai nhằm cho nước mạnh, khai trí cho dân.

Đối với thực dân Pháp và chế độ phong kiến tay sai thì phong trào cải cách xã hội dù chỉ với tính chất ôn hoà nhưng khi nó đã thâm nhập và lan rộng trong quần chúng kết hợp với những yêu cầu về kinh tế của họ thì nó sẽ biến thành một phong trào có tính chất bạo lực. Quả thật, các sự kiện hội thương, hội nông các cuộc diễn thuyết, mở trường dạy chữ quốc ngữ, cắt tóc ngắn...chỉ là những phần nhỏ của phong trào chung để đến năm 1908 có cuộc

% I biểu tình của nhân dân miền Trung đòi giảm bớt sưu thuế. Đó có lẽ là cuộc biểu tình vĩ đại đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, quy mô và tính chất của nó nằm ngoài dự kiến của những sĩ phu chủ trương cải cách ôn hoà như Huỳnh Thúc K háng.

Căm phẫn với bọn thực dân tàn bạo đã đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân, bắt giam các nhà yêu nước Việt Nam, ông đã mỉa mai:

“Không nước sao rằng bội, Ngu dân há có quyền.”[75;23]

Huỳnh Thúc Kháng bị đày ra Côn đảo. Trong 13 năm tù với ý thức tự do, ý chí dân chủ, hình ảnh quê hương , đất nước ngày đêm thường trực trong tâm trí ông.

“Nọ núi ấn, nầy sông Đà

Non sông ấy còn chờ ta thêu dệt. (....)

Dầu đến lúc núi sụp, biển lồi, trời'nghiêng đất ngả, . ■ Tấm lòng vàng, tạc đá vẫn chưa mòn. .

Trăng kia khuyết đó lại tròn.”[75;86]

Huỳnh Thúc Kháng vẫn lạc quan tin tưởng, giữ vững chí khí cách mạng, cho rằng người yêu nước nếu phải cảnh giam cầm, tù tội của kẻ thù thì cũng là một sự thử thách

“ Côn lôn là một trường học thiên nhiên. Mùi đắng cay trong ấy, làm trai giữa thế kỷ XX này không thể không nếm cho biết.”[84;58].

Trong “trường học thiên nhiên” ấy, các nhà yêu nước hoạt động trong phong trào Đông du, Duy Tân, tham gia vào vụ Hà thành đầu độc..tuy từ trước đã “gặp gỡ” nhau trên tư tưởng , lý thuyết qua các sách báo bay giờ mới có dịp “chung giường kề gối” tha hồ bàn bạc lý thuyết cách mạng chủ nghĩa, trao đổi tình cảm, hun đúc thêm tinh thần yêu nước và ý chí cách mạng.

“Tánh gừng quế càng già, càng mãnh liệt. Trải đường dài mới biết ngựa hay, Thân còn tâm huyết còn đây.” [81;95]

Huỳnh Thúc Kháng đã sáng tác khá nhiều thơ văn trong thời gian ở tù, từ cảnh tù đày trăm điều cay đắng mà “trút lên đầu ngọn bút”. Mặc dù ông là một nhà Nho tiến bộ, duy tân, đã từng khuyên đồng bào nên bỏ lối học “chi, hồ, giả, dã” đe học chữ quốc ngữ, ích quốc lợi dân hơn nhưng ông vẫn làm thơ văn bằng chữ Hán nhiều hơn bằng chữ Việt. Lối học khoa cử đã tạo nên cho ông cũng như các nhà nho khác tập quán tư duy bằng Hãn văn và sử dụng Hán văn để diễn đạt tư tưởng của mình. Ba tác phẩm chữ Hán của ông viết ở Côn đảo: Thi tù tùng thoại, Trung kỳ cự sưu ký, Khả tác lục.

“Chính ông đã ra công tự học chữ Pháp , tuy có vài năm ông đã viết và đọc thông bộ I”histoire national Francaise.”[81;99].

1908-1921, 13 năm Huỳnh Thúc Kháng bị tù đày ở Côn Đảo trên thế giới có nhiều sự biến: Cách mạng Tân hợi 1911, Chiến tranh thế giới lần thứ .

I '

nhất (1914-1918), Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga 1917, những (. nhân tố mới của phong trào cách mạng Trung Quốc xuất hiện. Việt Nam cũng bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh thế giới. Những hoạt động chống Pháp của nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục nổ ra, Phan Bội Châu và những người lưu

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG (Trang 68 -77 )

×