Khái quát về thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết về câu hội thoại để dạy tập đọc cho học sinh lớp 2, lớp 3 nguyễn đình tuấn nghệ an đại học vinh , 2006 113 tr ; 20 x 27 cm + thu qua USB vie 372 2 (Trang 87 - 90)

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm đợc tiến hành nhằm kiểm nghiệm quy trình tổ chức cho học sinh học tập phân môn Tập đọc theo hớng vận dụng lí thuyết hội thoại. Qua đó chứng minh cho giả thuyết khoa học đã đề ra.

3.1.2. Nguyên tắc thực nghiệm

Đảm bảo chất lợng kiến thức khoa học, khách quan, tôn trọng chơng trình sách giáo khoa môn tiếng Việt.

Đảm bảo tính đa dạng của loại hình trờng thực nghiệm (nông thôn, miên núi, thành thị) và trình độ giáo viên dạy thực nghiệm.

3.1.3. Nội dung thực nghiệm

Giảng dạy một số bài Tập đọc trong chơng trình môn tiếng Việt lớp 2, lớp 3.

3.1.4. Phơng pháp thực nghiệm

Thực nghiệm đợc tiến hành ở hai khối lớp: lớp 2 và lớp 3. Mỗi khối lớp chọn hai lớp: các lớp thực nghiệm các bài dạy Tập đọc đợc tiến hành theo qui trình chúng tôi đề xuất; các lớp đối chứng, giáo viên dạy bình th- ờng theo qui trình mà họ dự định.

3.1.5. Tổ chức thực nghiệm

3.1.5.1. Xác định thời gian thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành dạy học thực nghiệm theo thời khoa biểu của các trờng Tiểu học chọn làm cơ sở thực nghiệm vào học kì 2 năm học 2005 - 2006 và học kì 1 năm học 2006 - 2007.

3.1.5.2. Chọn cơ sở và đối tợng thực nghiệm a. Cơ sở thực nghiệm

Trờng Tiểu học Xuân Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hoá, sĩ số: lớp 2 là 33 HS, lớp 3 là 31 HS; trờng Tiểu học Thị trấn Quan Sơn - Quan Sơn - Thanh Hoá, sĩ số lớp 2 là 31 HS, lớp 3 là 32 HS; trờng Tiểu học Điện Biên 2 - TP Thanh Hoá - Thanh Hoá, sĩ số lớp 2 là 36 HS, lớp 3 là 35 HS; trờng Tiểu học Ba Đình - TP Thanh Hoá - Thanh Hoá, sĩ số lớp 2 là 39 HS, lớp 3 là 39 HS.

b. Đối tợng thực nghiệm

Học sinh các lớp 2, lớp 3 thuộc các trờng Tiểu học đã chọn. ở mỗi tr- ờng chúng tôi chọn hai lớp: một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng. Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đợc chọn theo nguyên tắc: có tỉ số học sinh bằng nhau (hoặc gần bằng nhau), kết quả học tập và trình độ không có sự chênh lệch đáng kể qua kiểm tra đầu vào, môi trờng sống nh nhau (cùng là dân của xã, phờng).

3.1.5.3. Chọn các bài thực nghiệm

1. Mít làm thơ (tiếng Việt 2, tập I, tr 18)

2. Đi chợ (tiếng Việt 2, tập I, tr 92)

3. Bán chó (tiếng Việt 2, tập I, tr 124)

4. Bác sĩ Sói (tiếng Việt 2, tập II, tr 41) 5. Quả tim khỉ (tiếng Việt 2, tập II, tr 50) 6. Ai ngoan sẽ đợc thởng (tiếng Việt 2, tập II, tr 100) 7. Cậu bé thông minh (tiếng Việt 3, tập I, tr 4) 8. Lừa và Ngựa (tiếng Việt 3, tập I, tr 57) 9. Mồ côi xử kiện (tiếng Việt 3, tập I, tr 139) 10. Nhà bác học và bà cụ (tiếng Việt 3, tập II, tr 31) 11. Cuộc chạy đua trong rừng (tiếng Việt 3, tập II, tr 80)

3.1.5.4. Soạn giáo án và chuẩn bị phiếu học tập

Sau khi chọn các bài thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thiết kế giáo án. Giáo án đợc thiết kế tơng đối chi tiết để giáo viên dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, khi thiết kế giáo án chúng tôi cũng tính đến khả năng sáng tạo của giáo viên trong tiến trình lên lớp cũng nh khả năng tiếp thu của học sinh

từng lớp, từng trờng. Giáo án khi thiết kế xong đợc chính tác giả dạy thử và nhờ giáo viên của trờng thực nghiệm dự giờ nhằm phát hiện ra những điểm cha hợp lí để bổ sung, sữa chữa trớc khi đi vào dạy thực nghiệm trên đối t- ợng đã chọn.

Phiếu học tập của từng bài đợc thiết kế dựa trên các câu hỏi và bài tâp trong sách giáo khoa có bổ sung thêm một số câu hỏi và bài tập theo ý đồ dạy học của tác giả.

3.1.5.5. Tiến hành thực nghiệm

Trớc khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả đầu vào ở các lớp thực nghiệm và cá lớp đối chứng.

Tiến hành dạy theo các phơng án thực nghiệm đã thiết kế ở các lớp thực nghiệm và giáo viên dạy bình thờng ở các lớp đối chứng của cùng bài dạy.

3.1.5.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm

Sau khi dạy xong mỗi bài thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra học sinh cả nhóm lớp thự nghiệm và nhóm lớp đối chứng. Các nhóm lớp này cùng đề bài kiểm tra nh nhau và thực hiện bài kiểm tra trong một lợng thời gian nh nhau. Mục đích của kiểm tra là là đánh giá kết quả nhận thức của học sinh ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Đánh giá dựa trên các chuẩn và thang đánh giá sau đây: a. Mức độ giỏi

- Học sinh đọc diễn cảm đợc bài đọc, trong đó học sinh đọc đúng các kiểu câu hội thoại trong bài đọc, biết sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ trong khi đọc, thể hiện đợc trạng thái tâm lí của từng nhân vật.

- Học sinh hiểu đợc nội dung bài đọc và bớc đầu có kỹ năng hồi đáp văn bản.

b. Mức độ khá

- Học sinh đọc tơng đối diễn cảm đợc bài đọc, đọc đúng kiểu câu hội thoại, thể hiện đợc trạng thái tâm lí của nhân vật.

- Học sinh hiểu đợc nội dung bài. c. Mức độ trung bình

Học sinh đọc trôi chảy đợc toàn bài, có ý thức đọc phân biệt lời nhân vật và lời tác giả. Nắm đợc nội dung của bài.

d. Mức độ yếu

Học sinh cha đọc trôi chảy đợc bài đọc, cha phân biệt đợc lời nhân vật. Không hiểu đợc nội dung bài đọc.

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết về câu hội thoại để dạy tập đọc cho học sinh lớp 2, lớp 3 nguyễn đình tuấn nghệ an đại học vinh , 2006 113 tr ; 20 x 27 cm + thu qua USB vie 372 2 (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w