- Thường xuyên rà soát, phân tích, đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh từng khách hàng, từ đó để xây dựng hạn mức tín dụng cho
3.2.8 Tăng cường giám sát vốn vay
Thông thường các Ngân hàng đều thực hiện quy trình giám sát vốn vay qua ba giai đoạn: trước – trong và sau khi vay.
Tuy là trước khi ngân hàng cho vay đã thẩm định kỹ càng những điều kiện tín dung, nếu đầy đủ thì tiến hành xét duyệt cho vay. Xét duyệt cho vay xong không có nghĩa là hoàn tất mà cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên theo dõi và giám sát khoản vay đó đến lúc khoản vay trả gốc và lãi hoàn thành.
Giám sát khoản vay trước hết là kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không bởi khách hàng sử dụng sai mục đích thì rủi ro đối
với Ngân hàng là rất lớn. Vì thế việc giám sát kiểm tra thực tế xem vốn vay có sử dụng đúng mục đích hay không là rất cần thiết.
Về việc kiểm tra sau cho vay: nếu là cho vay xây nhà, cán bộ tín dụng cần xem xét tiến độ thi công của ngôi nhà đó ra sao, bởi cũng có những trường hợp thi công một phần rồi bị gián đoạn, bỏ bê; tài sản đó là tài sản thế chấp nên dễ dẫn đến rủi ro. Nếu phát hiện bỏ dỡ giữa chừng thì phải tìm hiểu nguyên nhân, thương lượng với khách hàng để đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời. Nhân viên tín dụng cần kiểm tra thu nhập định kì của khách hàng, nhắc nhở và đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Việc này hết sức cần thiết vì như thế cán bộ tín dụng biết được khả năng trả nợ gốc và lãi của khách hàng đồng thời sớm phát hiện những vấn đề phát sinh để có những biện pháp xử lí như nhắc nhở khách hàng để chuẩn bị nguồn trả nợ đủ và đúng hạn.
KẾT LUẬN
Với tư cách là một tổ chức trung gian tài chính, chi nhánh ngân hàng TMCP Đông Nam Á Đà Nẵng đã có những đóng góp với sự phát triển chung cho nền kinh tế trên địa bàn thông qua việc cung ứng vốn. Trong đó hoạt động cho vay tiêu dùng
cũng là một trong những hoạt động góp phần tham gia cung ứng vốn của ngân hàng, đồng thời cũng tham gia thực hiện chính sách phát triển xã hội của nhà nước
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng cũng là vấn đề quan tâm của các ngân hàng thương mại nói chung và Chi nhánh TMCP Đông Nam Á nói riêng. Vì chất lượng của các khoản cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngân hàng, mặt khác tín dụng có tác động trực tiếp trong việc kích thích nền kinh tế phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng đất nước bằng cách tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng là vấn đề mang tính quyết định đến hoạt động của ngân hàng do đó sau hơn 5 năm thành lập, Chi nhánh TMCP Đông Nam Á đã nỗ lực đổi mới, hoàn thiện kịp thời để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với các khoản tín dụng nói chung và các khoản tín dụng cá nhân nói riêng, và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó thì cũng không tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót mà Chi nhánh cần tập trung giải quyết để nâng cao uy tín và vị thế của mình trên thị trường.
Trong thời gian tới cùng với sự chỉ đạo sát sao của hội sở chính và nỗ lực của chính bản thân, Chi nhánh sẽ hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao, nâng cao hoạt động tín dụng đối với cá nhân góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp đó phát triển đồng thời đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế đất nước.
Do còn hạn chế về kiến thức, lý luận cũng như thực tiễn đồng thời do thời gian nghiên cứu có hạn, nên chuyên đề không tránh khỏi được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy cô giáo trong khoa Tài chính – Ngân hàng. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn và các anh chị trong đơn vị thực tập đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Ngân hàng thương mại hiện đại”, TS. Võ Thúy Anh, ThS. Lê Phương Dung – NXB Tài Chính
2. Báo cáo tài chính, tín dụng của ngân hàng SeABank Đà nẵng qua các năm 2009, 2010 và 2011
3. Báo cáo thường niên của Ngân hàng SeABank các năm 2009, 2010 và 2011 4. Thông tin internet tại các trang:
www.SeABank.com.vn www.danang.gov.vn www.vneconomy.com.vn www.sbv.gov.vn