Hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng SVTH: Lê Huỳnh Ngọc Duyên Trang 39

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại SeABank – CN đà nẵng (Trang 43 - 45)

- Thường xuyên rà soát, phân tích, đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh từng khách hàng, từ đó để xây dựng hạn mức tín dụng cho

3.2.2 Hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng SVTH: Lê Huỳnh Ngọc Duyên Trang 39

* Trường hợp xảy ra những rủi ro dẫn đến giảm sút thu nhập hay mất việc làm của người vay vốn

- Khi thu nhập người lao động bị giảm sút làm khả năng trả nợ của người vay bị ảnh hưởng, cán bộ NH sẽ làm việc trực tiếp với từng cá nhân cụ thể. Dựa trên mức thu nhập đã điều chỉnh, kết hợp với các nguồn thu nhập khác nếu có, cán bộ tín dụng sẽ xây dựng phương án trả nợ mới phù hợp cho người đó. Tạo điều kiện để họ có thể tiếp tục trả nợ cho NH, nhưng vẫn đảm bảo cho cuộc sống.

- Khi người lao động bị mất việc làm thì khả năng thu nợ của ngân hàng là rất thấp chính vì nguồn đảm bảo cho việc trả nợ đã mất. Trong trường hợp ngoài lương, người vay còn có những khoản thu nhập thường xuyên khác đủ khả năng trả nợ cho NH thì CBTD làm việc với người đó để họ vẫn duy trì việc trả nợ cho NH, bên cạnh đó bắt buộc thực hiện các biện pháp đảm bảo bằng tài sản như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nếu người lao động không còn nguồn thu nhập nào khác ngoài lương thì do quá trình đóng BHXH trước đó nên khi người lao động nghỉ việc sẽ được hưởng một khoản trợ cấp từ quỹ BHXH hoặc Quỹ trợ cấp thất nghiệp, đây sẽ trở thành nguồn để ngân hàng có thể thu hồi được món nợ vay đó.

* Trường hợp xảy ra các rủi ro khách quan dẫn đến ốm đau, tai nạn, hay thiệt hại đến tính mạng của người vay vốn

Trong trường hợp này tầm quan trọng của lãnh đạo doanh nghiệp được thể hiện rõ nhất, vì chính họ là những người nắm thông tin đầy đủ nhất về lao động làm việc cho mình. Chính vì vậy trong biên bản thoả thuận giữa NH và người đại diện doanh nghiệp phải có điều khoản về trách nhiệm doanh nghiệp trong việc cung cấp các thông tin có liên quan đến tình hình vay tiêu dùng một cách kịp thời cho NH biết để xử lý nếu có rủi ro xảy ra.

- Nếu người vay bị ốm đau, tai nạn ở mức nhẹ thì CBTD không cần điều chỉnh lại phương án trả nợ vì sự mất cân bằng về tài chính này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, và họ đã có 75% lương làm nguồn trả nợ nên không ảnh hưởng nhiều đến khả năng thu hồi nợ của NH. Trong trường hợp tai nạn, bệnh nghề nghiệp xảy ra làm ảnh hưởng đến khả năng lao động, thu nhập của người vay trong thời gian dài thì NH phải có phương án điều chỉnh kỳ hạn cũng như số tiền trả nợ cho phù hợp dựa trên thu nhập thực tế tại doanh nghiệp và cụ thể số tiền trợ cấp từ Quỹ bảo hiểm.

- Trường hợp thiệt hại tính mạng người lao động do rủi ro khách quan đem lại, thì nguồn thu nợ chủ yếu của ngân hàng là từ Quỹ BH của người đó, ngoài ra ở một số doanh nghiệp còn có các quỹ tại doanh nghiệp khác hình thành từ thâm niên, tiền thưởng của người lao động, đây là nguồn thu nợ của ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra.

* Trường hợp xảy ra rủi ro từ phía chủ quan của người đi vay

- Trường hợp người vay cố tình không trả nợ: lúc này doanh nghiệp với tư cách là người đại diện chấp nhận cho CBCNV của mình vay vốn phải có những qui

định cụ thể về việc xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng tiêu dùng giữa người vay với ngân hàng và đã có sự chấp nhận từ phía người vay như: cắt thưởng, cắt thi đua của quý hoặc năm đó; hay “giam lương” của người đó cho đến khi họ thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Đây là hình thức có thể nói phù hợp nhất trong việc xử lý các loại rủi ro như thế này.

- Nếu trường hợp người vay tiêu dùng nghỉ việc tại doanh nghiệp đó và chuyển sang làm việc tại đơn vị mới thì doanh nghiệp đó phải có trách nhiệm thông báo với NH về danh sách số người này, đồng thời doanh nghiệp chỉ ký chấp nhận đơn xin chuyển công tác nếu người đó chứng minh được là đã hoàn thành xong việc trả nợ cho ngân hàng.

- Trong trường hợp người vay nghỉ hay bỏ việc bất thường, không có sự đồng ý của lãnh đạo doanh nghiệp thì người đại diện doanh nghiệp phải có trách nhiệm với món vay đó. Người đại diện cho đơn vị hoàn toàn có quyền ký chấp nhận để trích quỹ bảo hiểm của người mang nợ đó trả nợ cho ngân hàng.

* Trường hợp xảy ra rủi ro do tình hình biến động kinh tế

Khi những nguyên nhân khách quan như biến động về bất động sản, làm cho giá của các tài sản mà người vay thế chấp cho ngân hàng khi vay giảm thấp so với tại thời điểm ngân hàng định giá tài sản. Và vào lúc này người vay không trả nợ thì dẫu cho ngân hàng phát mại tài sản cũng không thu hồi đủ nợ của người đó. Đây là rủi ro rất hiếm xảy ra, nhưng để tránh trường hợp này xảy ra thì ngân hàng phải làm tốt công tác thẩm định trước khi quyết định cho vay như: xem xét giấy tờ sở hữu tài sản của người vay, tình hình tài chính của người bảo lãnh, định giá tài sản đó. Nhưng nếu trường hợp này đã xảy ra rồi thì tiền thu được do phát mại tài sản thế chấp thanh toán theo thứ tự sau: Trả nợ gốc và lãi vay, trả các chi phí bảo quản, phát mại, tố tụng; phần còn thiếu mà ngân hàng chưa thu đủ thì tiếp tục tìm các nguồn khác để trả nợ.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại SeABank – CN đà nẵng (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w