Lễ hội Roóng Poọc của đồng bào dân tộc Giáy ở Tả Van (SaPa)

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp lễ hội lồng tồng nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc tày tỉnh lào cai (Trang 37)

7. Bố cục khóa luận

2.5.1 Lễ hội Roóng Poọc của đồng bào dân tộc Giáy ở Tả Van (SaPa)

Lễ hội Roóng Poọc hay còn gội là lễ hội xuống đồng của người Giáy đây là lễ hội để kết thúc một tháng vui chơi (tháng Tết). Đồng thời để mở đầu cho năm mới lao động và trong tư tưởng của người Giáy, đây còn là lễ cúng thần cai quản địa bàn để thần phù hộ cho lúa ngô tươi tốt, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên, mọi người khỏe mạnh.

Người Gi áy quan niệm: Trời là cao nhất, trời sinh ra tất cả lành, dữ, xấu, tốt, “tiên” cũng ở trên trời và chủ yêu làm điều tốt lành. “Thần” là ở trần gian, người trực tiếp làm ra những điều lành, dữ, tốt, xấu. Do đo, lễ cúng thần trong ngày hội Roóng Poọc cũng là cúng cả trời, cả “Tiên”, cả “Thần”; hội vừa là vui chơi, vừa là cầu trời cầu đất, cầu thần thánh phù hộ cho sản xuất, cho cuộc sống làng bình yên.

Lễ hội diễn ra vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng ra là lễ hội truyền thống của cả thung lũng Tả Van.

Đe chuẩn bị cho lễ hội, các chức sắc trong làng đến nhà chủ làng để cùng chuẩn bị các đồ cúng thần, câu treo vòng mặt trời (vòng mặt trời được làm bằng tre uốn thành vòng tròn, sau đó dán giấy xanh, đỏ, vàng và cắt mặt trời bằng giấy đỏ, mặt trăng bằng giấy vàng. Vòng mặt trời có ba tua bằng giấy xanh, đỏ, tím, vàng...)

Địa điểm mở hội là khu mộng tương đối bằng phang phái đầu bản. Trung tâm hội dựng cây còn vao vút bằng cây mai.

Lễ vật cúng bao gồm: vải, trứng, măng, bạc trắng và 6 quả còn của các cô gái chưa chồng.

Mở đầu lễ hội là lễ cúng thần linh của cho người yên, vật thịnh. Khi lễ cúng kết thúc là dàn nhạc trống, chiêng tấu lên thông báo các trò chơi mang tính nghi lễ tượng trưng bắt đầu.

Sau phần lễ là phần hội diễn ra sôi nổi, mở đầu là trò chơi ném còn, những người cao tuổi (nam một bên, nữ một bên) lấy 6 quả còn tượng trưng cho 3 lần khai mạc, rồi sau đó mợi người vào cuộc chơi. Bên cạnh đó, kéo co cũng là trò chơi phổ biến, kéo co bắt đầu bằng hình thức kéo nghi lễ (tốp nam đứng phái Đông cầm phần gốc cây song; tốp nữ đứng phía Tây cầm phần ngọn. Khi hồi trống nổi lên thúc giục thì: bên nam tượng trưng cho dương và mặt trời luôn kéo thắng, còn bên nữ là âm luôn giả vờ thua). Và như vậy, năm đó cả làng sẽ được mùa. Ket thúc nghi lễ, mọi người chia bè để kéo thi.

Khi kết thúc lễ hội, các già làng làm lễ khấn và hạ cột còn. Hai thanh niên và 5 con trâu khỏe mạnh được chọn để cày 5 đường “xuống đồng” tượng trưng cho mùa vụ mới bắt đầu.

Lễ hội Roóng Poọc diễn ra trong không khí vui vẻ, thu hút đông đảo người về dự hội. Người Mông từ Lao Chải, Hầu Thào dồn xuống; người Dao từ Bản Hoog ngược lên, du khách từ thị trấn SaPa cũng tới dự làm cho lễ hội đông tới vài nghìn người.

2.5.2 Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang)

Cứ vào mùng 8 Âm lịch hằng năm, người Tày ở huyện Chiêm Hóa - Tuyên Quang lại tổ chức lễ hội Lồng Tồng.

Lễ hội bắt đầu bằng lễ rước 9 mâm Tồng từ Đen Bách Thần, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang về trung tâm sân vận động của huyện Chiêm Hóa, với màn múa lân (múa "xuống đồng") của những trai thanh nữ tú.

Tiếp đó, Thầy Cả (người cúng chính của buổi lễ) và các thầy giúp việc làm lễ đặt mâm Tồng, tạ ơn trời đất, cầu sự ấm no, hạnh phúc.

Sau lễ cúng thần là những hoạt động văn nghệ, vui chơi, giải trí được diễn ra. Trong lễ hội Lồng Tông ở Tuyên Quang cũng như trong cộng đồng người Tày cả nước thì phần hội gắn liền với các trò chơi dân gian luôn được đồng bào đón đợi. Trong phần hội sẽ không thể thiếu phần tung còn. Đe chuẩn bị cho hội tung còn, ở giữa sân vận động lớn được chọn làm địa điểm lễ hội, người ta dựng một cây mai cao từ 20-30m làm cột. Trên đỉnh cột có uốn vòng tròn đường kính 50-60cm dán giấy hai bên, đề chữ Nhật- Nguyệt tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Tung còn đòi hỏi cả sức khoẻ và sự khéo léo. Những quả còn được khâu bằng vải, bên trong có hạt giống, ngoài có tua ngũ sắc, được các nam thanh nữ tú thi ném lên vòng tròn trên ngọn cây nêu. Đó là hai biểu tượng đặc sắc của âm và dương, cái gốc của vũ trụ và vạn vật. Khi quả còn xuyên thủng hồng tâm của vòng tròn, là âm dương đã giao hoà, cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu và ai ném trúng hồng tâm đầu tiên sẽ được trao giải thưởng, được coi là điềm may mắn trong cả năm, được thần linh ủng hộ vì đã làm vừa lòng Thần Nông. Đây là nét đặc sắc mà chỉ đồng bào dân tộc Tày mới có... Đặc biệt, thông qua hoạt động tung còn ngày xuân trong Lễ hội Lồng tông còn là dịp đế nam, nữ thanh niên trao gửi tâm ý với nhau, vì thế nhiều đôi trai làng, gái bản đã nên duyên vợ chồng từ những dịp tung còn trong ngày hội xuân...

Các hoạt động trong lễ hội Lồng tồng còn có rước cờ, múa sư tử, đi cà kheo, múa rối, chọi gà, đánh đu, múa võ, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ và hát then... ở mỗi loại hình trò chơi dân gian này đều phản ánh sâu sắc sự tài hoa, khát vọng của đồng bào Tày đối với các đấng siêu nhiên. Trong Lễ hội Lồng Tông cố xưa cũng không thể thiết hát then, hát sli, lượn. Những câu hát theo lối đối đáp của đám con trai, con gái để cầu mùa, chúc mừng dân bản mọi điều tốt lành. Lời hát mượt mà, sâu lắng vừa là lời chúc mừng năm mới, vừa

là lời dặn dò công việc cấy hái của nhà nông, thể hiện tri thức dân gian về mùa vụ và cả những mong ước về một mùa màng bội thu.

Năm 2013, Lễ hội Lồng Tông của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội Lồng Tông có lịch sử lâu đời, phản ánh ước mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, là mong ước quan trọng nhất trong đời sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

CHƯƠNG 3

GIÁ TRỊ, THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN NÉT VĂN HÓA Ở LẺ HỘI LÒNG TÒNG

3.1 Giá trị của lễ hội Lồng Tồng3.1.1 Giá trị văn hóa 3.1.1 Giá trị văn hóa

Lễ hội Lồng Tồng của đồng bào dân tộc Tày là nơi giao lưu giữa các loại hình văn hóa dân gian, từ các nghi lễ, các câu chuyện dân gian (huyền thoài, thần tích, các vị thần...), các làn điệu hát Then, Sli, Lượn, các trò chơi dân gian, nghệ thuật biểu diễn. Lễ hội trở thành bức tranh mô tả tương đối toàn diện đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Tày các tỉnh vùng núi phía Bắc, trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu được sau một năm làm lụng vất vả trên ruộng đồng. Việc tổ chức lễ hội là dịp để mọi người nghỉ ngơi và đoàn tụ gia đình; gạt bỏ các điều ác để hướng tới cái thiện; làm tan đi những nỗi ưu tư, phiền muộn, lo lắng trong cuộc sống hàng ngày để có sự thanh thản. Đồng thời, qua đó răn dạy, nhắc nhở con cháu nhớ ơn và tôn kính các vị thánh hiền, tiền nhân có công khai phá, xây dựng, bảo vệ bản làng, quê hương.

Đối với đồng bào dân tộc Tày ở Lào Cai, do địa bàn cư trứ cũng như lịch sử quàn cư, hiện nay người Tày không còn sống tập trung ở một nơi, một khu vực cố định mà họ sống xen kẽ cùng với các dân tộc anh em khác. Lễ hội Lồng Tồng lại là một lễ hội đặc trưng của họ, vì vậy không chỉ một nơi tổ chức mà họ đã biết kết họp với người Tày ở các xã, huyện khác cùng tổ chức một lễ hội Lồng Tồng quy mô và đặc sắc. Qua đó, họ vừa có cơ hội giao lun, đoàn kết, gắn bó hơn với các xã lân cận, từ đó tạo sự giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Lễ hội Lồng Tồng của người Tày là một nghi thức đặc trưng của văn hóa vùng, mang tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng cầu mưa, tín ngưỡng thờ mặt trời. Chứa đựng nhiều hoạt động tín ngưỡng dân gian, và đây cũng chính là Lễ hội cầu mưa của người dân làm nghề nông, là nghề truyền thống của dân tộc Tày.

Trong rất nhiều giá trị văn hóa nêu trên, có nhiều giá trị văn hóa mà ở lễ hội nào cũng có. Tuy nhiên, để nói về nét văn hóa nổi bật nhất của Lễ hội Lồng Tồng thì có những giá trị văn hóa sau:

Thứ nhất, Lễ hội Lồng Tồng được coi là lễ hội cầu mùa lớn nhất và quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Tày. Nghề nông được coi là nghề chính hầu hết các dân tộc trên đất nước ta chứ không riêng gì đồng bào dân tộc Tày. Chính vì thế, Lễ hội Lồng Tồng đề cao vai trò của nông nghiệp đối với đời sống của nhân dân.

Thứ hai, Lễ hội Lồng Tồng thế hiện khát vọng của con người về một mùa màng bội thu, mong ước về một cuộc sống no đủ, sung túc. Con người rất sùng bái và tin tưởng vào tự nhiên, khi chưa có sự phát triển của khoa học thì con người hầu hết đều nhờ cậy vào sự che chở, giúp đỡ của các vị thần. VI vậy, Lễ hội Lồng Tồng thể hiện khát vọng cầu mong các vị thần che chở, phù hộ cho cuộc sống và mùa màng bội thu.

Thứ ba, Lễ hội Lồng Tồng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Những giá trị đó thể hiện trong các nghi thức tế lễ, những điệu hát Then, những bài mo (bài khấn) cố...

Có thế nói, Lễ hội Lồng Tồng là một trong những lễ hội truyền thống của dân tộc Tày, nó thực sự là nơi bảo tồn, là bảo tàng sống phát huy các bản sắc dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác.

3.1.2 Giá trị lịch sử

Lễ hội Lồng Tồng là điểm hội tụ của nhiều thế hệ thuộc cộng đồng người Tày, Nùng. Thông qua Lễ hội, bằng những nghi thức, tín ngưỡng dân gian, chúng ta thấy được quá trình phát triến của tộc người qua các thời kỳ lịch sử. Qua đó, khơi dậy tình yêu quê hương, giáo dục tính nhân văn, khơi dậy giá trị tiềm ấn của văn hóa làng bản và là điếm hội tụ có nhiều giá trị lịch sử của làng và của tộc người.

Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức hằng năm lưu truyền từ thế hệ nay sang thế hệ khác, gắn liền với công lao to lớn của vị nhân thần đã có công lao xây dựng quê hương, các vị tướng đã có công đánh giặc giữ làng và các vị thần phù hộ để cho nghề nông phát triển.Thông qua các nghi thức, các hình thức diễn xướng, các trò chơi truyền thống, có thế thấy được lịch sử phát triến của một làng quê từ xa xưa đến hiện đại, qua đó giáo dục truyền thống và tinh thần cố kết cộng đồng bền chặt.

Dự Lễ hội, người xem không chỉ được chứng kiến các nghi thức về một hệ thống lễ với những động tác thuần thục, uy nghi mang tính nghệ thuật và biểu tượng cao, mà còn có dịp cảm nhận được mối quan hệ hai chiều giữa làng và nước, giữa cá nhân và cộng đồng; quá khứ và hiện tại như hòa nhập với nhau vừa thiêng liêng, vừa huyền ảo. Truyền thống yêu làng, yêu nước được gìn giữ như một tài sản văn hóa cố kết cộng đồng của đồng bào Tày ở các tỉnh phía Bắc nước ta.

3.1.3 Giá trị kinh tế

Lễ hội Lồng Tồng của người Tày là những điểm du lịch hấp dẫn của các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai, Hà Giang, Yên B ái..., là những địa phương có vị trí thuận lợi cho các tour du lịch ở phía Bắc.

Tuy nhiên, để trở thành những điếm du lịch hấp dẫn, Lễ hội Lồng Tồng ở một số tỉnh phải có những điều chỉnh, đầu tư hợp lý; phải có kế hoạch trùng

tu, sửa chữa theo đúng quy mô, nguyên trạng của nó trước đây; cần phải khắc phục lại mặt bằng, khuôn viên, để tạo không gian, cảnh quan môi trường cho Lễ hội. Điều này cần tói sự đóng góp của người dân và sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước; đồng thời cần có sự khôi phục các hoạt động ở cả phần lễ và phần hội, để có được một Lễ hội Lồng Tồng mang bản sắc văn hóa độc đáo của người Tày.

3.1.4 Giá trị xã hội trong đòi sống đương đại

Có thể nói, Lễ hội Lồng Tồng là những giá trị văn hóa, những chuẩn mực đạo đức được chắt lọc từ nhiều thế hệ. Đó là nếp sống, lối sống được hình thành trên những giá trị nhân văn của con người có tính đến sự phù họp của các điều kiện tự nhiên và xã hội, ở những nơi người Tày cư trú. Họ sống chân thành, mộc mạc, giàu lòng yêu thương, nhân ái, biết sẻ chia, biết kính trên nhường dưới, tôn kính lễ lên thánh thần; biết sống hài hòa với thiên nhiên, luôn làm điều thiện, tránh xa điều ác. Những giá trị này đã tạo nên bản chất tốt đẹp của người Tày. Đó chính là điều kiện sống còn, là bản sắc văn hóa riêng giúp cho người Tày có sức sống đã vượt lên trong mọi hoàn cảnh mà không bị hòa tan vào những dòng văn hóa khác.

3.2 Thực trạng và một số giải pháp giữ gìn nét văn hóa trong lễ hội Lồng

rri Ầ__

Tông

3.2.1 Thực trạng

Những năm gần đây, đời sống của đồng bào Tày ở các tỉnh phía Bắc được cải thiện đáng kể; nhiều chính sách đầu tư, xóa đói giảm nghèo của Nhà nước đã giúp đồng bào có cuộc sống khá hơn; nhiều gia đình đã thoát đói nghèo, ổn định cuộc sống, biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng cây bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường...; sự giao thương có nhiều khởi sắc, đời sống kinh tế nâng lên, trẻ em được đến trường, không còn thất học. Nhiều con em dân tộc Tày đã trở thành cán bộ cao cấp, cán bộ có trình độ kiến thức chuyên môn các ngành, nghề và có vị trí trong xã hội. Cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm y tế) được xây dựng khang trang; các khu

kinh tế, khu công nghiệp được xây dựng; nhiều gia đình người Tày đã sử dụng những đồ gia dụng hiện đại, đời sống tinh thần ngày một cải thiện hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi đáng phấn khởi đó, đang xuất hiện những xu hướng không lành mạnh: Một bộ phận trong giới trẻ chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ những giá trị văn hóa của dân tộc; sự thờ ơ của họ đã dẫn đến các giá trị văn hóa trong Lễ hội, những phong tục tập quán tốt đẹp của người Tày nhanh chóng bị mai một. Thực trạng đó đang đặt ra cho chúng ta cần có các chủ trương và giải pháp đồng bộ với sự quan tâm vào cuộc của các cấp, các ngành... để gìn giữ bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Lễ hội đầu xuân năm mới của dân tộc Tày nước ta.

3.2.2 Một số giải pháp giữ gìn nét văn háo trong lễ hội Lồng Tồng

3.2.2.1 Đấy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về giữ gìn nét văn hóa trong lễ hội Lồng Tồng

Đây là khâu vô cùng quan trọng để quảng bá, giới thiệu hình ảnh của lễ hội Lồng Tồng cũng như nét văn hóa đặc sắc của lễ hội diễn ra ở tỉnh Lào Cai.

Tổ chức lễ hội đúng theo hướng dẫn của ban tổ chức, của phòng văn hóa huyện, xã. Giới thiệu về lễ hội, diễn giải và thuyết minh về các thần tích

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp lễ hội lồng tồng nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc tày tỉnh lào cai (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)