Khái niệm “Hội”

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp lễ hội lồng tồng nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc tày tỉnh lào cai (Trang 26)

7. Bố cục khóa luận

2.1.2 Khái niệm “Hội”

Là sự tập hợp đông người nhằm thực hiện nghi lễ bày tỏ sự tôn kính và thực hiện các hoạt động vui chơi, giải trí. Hội nằm trong lễ, ví dụ như Lễ hội Đúc Bụt làng Phù Liễn (xã Đồng Tĩnh - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phức), cùng với đó là những trò chơi dân gian như: chọi gà, cờ tướng...

Như vậy hội là cuộc vui chơi bằng vô số hoạt động giải trí cộng đồng diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp cuộc lễ kỉ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên, nhằm diễn đạt sự phấn khích của công chúng dự lễ. Hội và lễ là một thế thống nhất, hội nằm trong lễ.

Tóm lại lễ và hội là hai yếu tố chính tạo nên hội làng. Sự đậm nhạt giữa chúng là tùy thuộc vào từng đặc điểm ở từng nơi và tính chất của từng loại lễ hội. Lễ và hội là một thể thống nhất, tồn tại song song với nhau trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của con người. Neu nói phẫn lễ là phần đạo thì hội chính là phần đời, đạo đức là tâm linh mà đời chính là cuộc sống hiện thực.

2.2 Khái quát về lễ hội Lồng Tồng 2.2.1 Tên lễ hội: Lễ hội Lồng Tồng

Theo ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Tày, Lồng Tồng có nghĩa là “xuống đồng”. Lồng Tồng là lễ hội cầu thần Nông, thần Thành Hoàng làng và thần bản địa của dân tộc Tày với mục đích tạ ơn thần giúp cho mùa màng bội thu,cẩu mong thần phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống của dân bản ấm no, tươi vui. Lễ hội được lưu truyền từ lâu đời trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Tày vùng núi Đông Bắc.

2.2.2 Lịch sử hình thành lễ hội

Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội này có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng.

Dân tộc Tày ở lấy việc trồng trọt làm nghề sống chính. Quá trình sản xuất nông nghiệp của họ lệ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên. Họ cấy trồng xong là trông cậy vào sự may rủi của thiên nhiên mang lại. Năm được mùa, năm mất mùa là chuyện bình thờng của thời tiết thuận hoà hay trắc trở. Trong thực tế, họ không hoàn toàn chủ động và quyết định đợc công việc sản xuất của mình. Do vậy, từ lúc gieo hạt xuống ruộng, nương, họ chỉ biết trông chờ vào sự phù hộ của các lực lượng siêu nhiên. Đe tăng thêm niềm tin cho sự trông chờ đó, họ đã tìm cách tác động, cầu xin các lực lợng thần thánh, giúp đỡ. Từ đó, sinh ra lễ hội Lồng Tồng và tín ngưỡng dân gian của dân tộc Tày. Vì thế, có thể nói Lồng Tồng có nguồn gốc từ sự cầu mùa, từ các nghi lễ nông nghiệp.

2.2.3 Thòi gian và địa điểm tổ chức lễ hội

Lễ hội Lồng Tồng thường được tổ chức vào khoảng từ ngày mồng 4 tới mồng 10, sau dịp Tet. Tùy theo phong tục của từng địa phương mà nó được tổ

chức vào những ngày khác nhau, nhưng thời gian chủ yếu cùng được kéo dài trong 3 ngày.

Tùy theo sự xắp xếp mỗi địa phương, trong các bản làng, ấn định cho phù hợp với địa hình. Các địa phương gần nhau thì có thể thỏa thuận chọn ngày khác nhau để có điều kiện giao lưu, trao đổi.

2.2.4 Công tác chuẩn bị cho lễ hộỉ

Trước khi diễn ra Lễ hội Lồng Tồng, đồng bào dân bản làm công tác chuẩn bị rất chu đáo, như: Họp ban điều hành lễ hội gồm các cụ cao tuổi, có uy tín; sửa chữa, lau chùi, dọn vệ sinh sạch sẽ, trang trí, dựng nhà thờ Thần nông (gọi là kệ tồng) gồm 3 cấp tượng trưng cho Thượng nguyên, Trung nguyên, Hạ nguyên. Hướng đặt kệ tồng các thầy cúng chọn hướng tốt được dựng làm bằng tre, làm các đạo cụ cho trò chơi “sĩ, nông, công, thương”. Trồng cây nêu, làm quả còn, làm yến, làm bàn cờ, quân cờ, dây kéo co, chuẩn bị nỏ, mũi tên, hình nộm, cà kheo, đánh đu, đánh khăng, bi đá, bao, đáo...

v ề lễ vật cúng tế, tộc người Tày chuấn bị rất chu đáo cấn thận, tất cả những người tham gia cũng như vật dùng đều phải sạch sẽ; các món ăn phải ngon, tinh túy, cầu kỳ, đẹp mắt như: Bánh khảo làm từ gạo nếp, lạc, vừng, đường được rang lên và xay thành bột; bánh bỏng cũng từ gạo nếp với nhựa cây khoai ngứa được đồ lên thành xôi rồi đưa vào cối giã bằng tay; bánh chưng Tày; gà cúng phải là gà sống thiến béo có chân, đầu, mào đỏ đẹp; lợn đen tế phải từ 50kg trở lên; ngoài ra còn có thêm các loại sản phẩm nông nghiệp do dân bản trồng trọt, chăm sóc và các dụng cụ lao động sản xuất...

2.3 Nội dung Lễ hội Lồng Tồng2.3.1 Phần lễ 2.3.1 Phần lễ

Hội tố chức ngoài trời, trên một thửa ruộng lớn gọi là ruộng xuống đồng, v ẫn theo lệ từ ngàn xưa, lễ hội Lồng Tồng gồm hai phần: phần lễ và phần hội.

Ngày khai hội, ngoài việc chuẩn bị lễ vật do gia chủ thực hiện thì mọi thủ tục đều do ông thầy cúng tiến hành. Sau bài cúng tạ trời đất đã ban cho con cái và sức khoẻ của thầy cúng, đại diện các khách dự hội cầu chúc gia chủ, dân làng người yên, vật thịnh. Nghi lễ khai hội là điệu múa khèn, tiếp theo là cảnh hát hội do ông chủ hội (một người cao tuổi có uy tín trong làng) và một vài ông già hát dẫn lời.

Phẩn lễ

Dù được tổ chức ở bất cứ nơi nào, quy mô lớn hay nhỏ, phần lễ vẫn giữ nguyên các nghi thức cúng lễ, mở đầu bằng lễ cầu mùa, thầy cúng đọc các bài khấn và thực hiện các nghi thức tạ Thiên Địa, cầu thần Nông, thần Núi, thần Suối và Thành hoàng, những vị thần bảo hộ cho mùa màng và sức khỏe, sự bình yên của dân làng.

Trước ngày hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Khi gà gáy canh một, đại diện các dòng họ cùng thầy mo làm lễ rước nước từ đầu nguồn về bản đế sáng ngày mở hội nước này được rước ra nơi hành lễ.

Giàn cúng được làm bằng tre, nứa hình chữ u, đáy chữ и hướng đông; giàn cúng cao khoảng lm so với mặt đất, rộng khoảng 40cm. Lễ vật chung của bản đặt ở trên giàn cúng phía đáy chữ u, gồm bát nước, một đĩa xôi đỏ, một đĩa xôi vàng (xôi đỏ biểu trưng của mặt trời, xôi vàng biểu trưng của mặt trăng), con gà luộc, xâu cá nướng, bát tiết luộc, một con dao nhọn, một bó vải mới dệt; hai con cá bằng giấy màu vàng, hai con chim cú bằng giấy màu đỏ, hai chùm hoa bằng bỏng gạo cắm trên bẹ chuối, hai chùm quả của cây dong riềng (cây bồ đao, quả tượng trưng cho hạt gạo). Tiếp theo hai bên lễ vật cúng của thầy mo được đặt lễ vật của dân bản. Cuối dàn cúng đặt lễ của thành viên mới về bản trong năm. Lễ vật chủ yếu là các món ăn (không có bát nước, con dao và đĩa tiết).

Đặc biệt, trên mỗi mâm đều có một chiếc bánh hình bông hoa nhiều màu sắc. Mỗi mâm cỗ còn có thêm hai đôi quả còn được làm bằng vải mầu, trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều mầu sắc sặc sỡ. Lễ khấn cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt được thực hiện do các thầy tào tiến hành.

Vào ngày hội, tất cả mọi người trong thôn, trong bản đều tham gia làm lễ. Nhà nào cũng có mâm cúng, có gà luộc, có bánh chưng, thịt lợn, trứng luộc nhuộm phẩm màu, xôi đỏ, xôi vàng tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, cho âm dương, trên mỗi đĩa xôi có một con én màu đỏ làm bằng giấy đậu lên, những mơ ước, những khát vọng về cuộc sống ấm no, sinh sôi nảy nở, an lành đều được gửi gắm tất cả vào trong đó.

Khi mặt trời lên, trống hội giục, các gia đình lần lượt đội mâm cúng ra thửa ruộng lớn nhất trên cánh đồng của bản mường để chuẩn bị cho nghi thức cầu mùa. Mâm cúng được xếp theo hàng, trên cùng là mâm của thầy Mo - người được kính trọng nhất và cũng là người giữ vai trò chủ trì các nghi lễ trong ngày hội.

Một hồi chiêng vang lên, lễ cúng mở hội bắt đầu. Người làm lễ đứng vòng quanh mâm cúng, khi hương thắp, thầy Mo đọc lời khấn và bắt đầu những nghi thức cầu cúng như tạ lễ thần Nông, Thiên địa, Sơn Thần, Thủy thần....và Thần thành hoàng, những vị thần được cho là có sự tác động đến hoạt động sản xuất và đời sống của cư dân trong cộng đồng Tày - Nùng, Dao, cầu cho được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt sinh sôi nẩy lộc, bản làng yên ấm. Thầy Mo tay cầm nậm nước làm bằng vỏ bầu khô được hứng ở đầu nguồn (do các sơn nữ đẹp nhất của các bản mang đến) ngửa mặt lên trời cầu khấn rồi vấy nước ra khắp bốn phương tượng trưng cho nước thiêng từ mường trời tưới xuống nhân gian cho cây tươi tốt, cho ruộng nương được mùa để tất cả người dân bản mường được hưởng phúc.

Cúng xong, thầy mo tay cầm bát nước tay kia cầm dao lia bốn lần trên bát nước, cắt ngang dọc theo bốn phương tám hướng. Thầy mo ngậm nước phun theo các phương, tay cầm bạc trắng vảy bốn hướng.

Ket thúc bằng bài cúng kỳ yên giải hạn năm cũ và cầu bình an cho năm mới. Nghi thức “Xuống đồng” là phần quan trọng nhất của lễ hội. Tại mảnh ruộng tốt, một lão nông giỏi nhất sẽ đánh trâu cày những đường cày đầu tiên để bắt đầu một vụ mùa mới. Theo phong tục, sau lễ hội này các gia đình mới bắt đầu làm mùa.

Làm lễ xong ở giàn cúng chính, thầy mo đến cúng ở chân cột còn. Cúng xong thầy mo tung cao hai quả còn cho các chàng trai tranh cướp. Ai cướp được quả còn đầu tiên thì người đó được ném còn lên vòng. Người nào ném rách phông giấy thì được thưởng ba vuông vải đỏ, quả còn đó được thầy mo rạch ra lấy các loại hạt bên trong trộn với thúng thóc rang để sẵn trước đó tung lên trên đám đông người dự hội. Mọi người ai cũng muốn hứng lấy phần nhiều.

2.3.2 Phần hội

Sau những nghi thức, mọi người tiếp tục ca hát và tham gia các trò chơi dân gian: cuớp còn, ném còn, kéo co, đánh quay, đánh yến, đánh đu, múa kỳ lân, múa sư tử, múa võ, múa giáo, bịt mắt bắt dê, hát giao duyên (hát lượn), thi sản vật của địa phương .

Ném còn là trò chơi vui nhất, đông người tham gia nhất, Đe chuấn bị cho hội tung còn, ở giữa đám mộng lớn được chọn làm địa điểm lễ hội, người ta dựng một cây mai cao từ 20-30cm làm cột. Trên đỉnh cột có uốn vòng tròn đường kính 50 - 60 cm dán giấy hai bên, đề chữ Nhật- Nguyệt tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Tung còn đòi hỏi cả sức khỏe và sự khéo léo. Những quả còn được khâu bằng vải, bên trong có hạt thóc, hạt bông được nén chặt, ngoài có tua ngũ sắc, được các nam thanh nữ tú thi ném lên vòng tròn

trên ngọn cây nêu. Đó là hai biểu tượng đặc sắc của Dương và Âm, cái gốc của vũ trụ và vạn vật. Khi quả còn xuyên thủng hồng tâm của vòng tròn, là Âm - Dương đã giao hòa, cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu.

Neu ở lễ hội nào không có ai tung còn trúng vòng tròn thì dân bản không vui, vì theo quan niệm của họ, phải có người tung còn trúng vòng tròn làm rách giấy thì năm đó làm ăn mới thuận lợi, mưa thuận gió hòa. Trong trò chơi này, nam nữ thanh niên còn thi tung còn cho nhau.

Chiếc còn được rời tay của người chủ hội đã bắt đầu cho cuộc vui. Trai gái xúm lại bên những chiếc còn, đón nhận bằng tình cảm, bằng sự chờ đợi. Ai cũng hy vọng chiếc còn của mình đi qua hồng tâm để Âm - Dương giao hoà mùa màng được tươi tốt. Và bên kia là những đôi mắt, những bàn tay xinh đang chờ đợi chiếc còn trao gửi tình cảm của người mình thương yêu.

Tiếp đó là những bài hát Sli mượt mà, tình cảm với những câu Lượn giao duyên rồi nhiều trò chơi khác như đi cà kheo, đánh quay, đánh yến đá cầu, đấy gậy...trai gái có dịp trố tài với bản mường làm người xem không muốn dứt trong tiếng Lượn nàng ới. Phần thưởng thường là mâm cỗ ngon nhất hội cho những ai thắng cuộc tuy nhiên người chiến thắng lại đem chia cho tất cả mọi người cùng hưởng phúc lộc ngày xuân. Trong ngày xuân tất cả những vật dụng, cây cối vật nuôi trong ngày tết đều được dán một mảnh giấy đỏ lên mình như khoác một tấm áo mới để vui cùng con người sau những ngày lao động vất vả thể hiện tính triết lý và nhân văn sâu sắc.

Là lễ hội quan trọng nhất của vùng Đông Bắc nên mọi người đều mặc y phục sắc tộc đẹp nhất, các bà, các cô được tô điểm bằng đồ trang sức quý nhất. Điệu múa tiêu biểu của hội Lồng Tồng là múa sư tử . Những điệu múa lễ hội khác của người Tày Nùng là xòe chiêng , múa then. Khi trời tối cũng là lúc không khí hội chuyển sang sự hấp dẫn khác. Lửa trại được nhóm bùng lên. Những là hát cọi vang lên. Câu ca "Gốc cọi ở mường trời, tố cọi ở xứ

tiên" từ miệng hoa của người con gái thường được mở đầu cho các làng hát cọi đối đáp nhau.

Các hoạt động trong lễ hội Lồng Tồng còn có: Rước cờ, Múa sư tử , Đi cà kheo, Múa rối, Chọi gà, Đánh đu, Múa võ, Kéo co, Đẩy gậy và Hát then, tuỳ theo tùng vùng.

2.4 Lễ hội Lồng Tồng của đồng bào dân tộc Tày xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

2.4.1 Vị trí và vai trò của các thành phần tham gia lễ hội

Đe lễ hội diễn ra thành công không thể thiếu các thành phần tham gia lễ hội. Những thành phần tham gia từ vai cao đến vai thấp, từ vị trí quan trọng đến ngững người dân đều có những vai trò và nhiệm vụ nhất định. Thành phần nòng cốt của lễ hội gồm:

- Ban tố chức (gồm các cán bộ xã, các cán bộ văn hóa của xã, của thôn): Họ có vai trò lên công tác chuẩn bị, dựng chương trình, lên kịch bản diễn ra trong lễ hội, lãnh đạo các thôn trong công tác chuẩn bị lễ hội, lễ vật, địa điểm tổ chức và các tiết mục diễn ra trong lễ hội.

- Thầy mo: Đây là người được kính trọng nhất và cũng là người giữ vai trò chủ trì các nghi lễ trong ngày hội.

- Các thôn, bản: Người đứng đầu mỗi thôn, bản chỉ đạo người dân trong tôn mình chuẩn bị lễ vật, mâm cúng để đưa vào lễ hội

- Các hợp tác xã, đoàn thể trong xã: Họ cũng có vai trog chuẩn bị đồ lễ vật làm mâm cúng tham gia vào lễ hội

- Ngoài những vị trí quan trọng trên, những người dân cũng có vai trò quan trọng, họ là thành phần đông đảo tham gia lễ hội, họ cũng có nhiệm vụ thực hiện những chỉ đạo của lãnh đạo trong công tác chuẩn bị và tham gia lễ hội.

2.4.2 Lễ vật

Lễ vật tế lễ được xã cắt cử cho các thôn phụ trách chuẩn bị. Lễ vật tế lễ bao gồm:

Mâm chính: đây là mâm được đặt làm trung tâm: gồm thủ lợn luộc chín, xôi 3 màu (làm được xôi ngũ sắc càng tốt), rượu, hương.

Mâm cúng trong lễ hội Lồng Tồng

Mâm phụ: đây là các mâm của từng thôn. Mỗi thôn giao cho từng hộ trong thôn chuẩn bị đồ làm 1 mâm cúng tham gia lễ hội. Lễ vật gồm: gà, xôi ngũ sắc, trứng nhuộm đỏ, cá, măng, bánh chưng tày, bánh giày...

Khi diễn ra lễ hội thì mâm chính của Thầy Mo được đặt ở trung tâm. Sau đó, các mâm cỗ của ác tổ chức, đoàn thể, các thôn được đặt thẳng hàng trên chiếc bàn dài được kê sẵn.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp lễ hội lồng tồng nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc tày tỉnh lào cai (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)