Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Các tỷ số về khả năng thanh toán càng cao, khả năng thanh toán càng tốt. Tỷ số KNTT chung. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn. Nếu tỷ số này lớn hơn 1, cần xem xét thêm tỷ số KNTT nhanh.
Tỷ số KHNTT nhanh. Nếu tỷ số này không lớn hơn 1, doanh nghiệp có khả năng thanh toán một cách dễ dàng các khoản nợ ngắn hạn. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán trong các khoản nợ ngắn hạn.
Do công ty không có hàng tồn kho nên tỷ số khả năng thanh toán chung cũng là tỷ số khả năng thanh toán nhanh.
Tỷ số khả năng thanh toán =
Bảng 2.20. Tỷ số khả năng thanh toán
Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
TSLĐ&ĐTNH 2.336.386.799.783 2.356.188.301.67 1 2.585.109.719.671 Nợ ngắn hạn 933.987.026.498 387.444.406.832 926.421.290.135 Tỷ số khả năng thanh toán 2,50 1,74 2,79
Qua bảng tỷ số khả năng thanh toán, ta thấy tỷ số khả năng thanh toán đều lớn hơn 1, cho thấy có khả năng công ty đang gặp khó khăn với các khoản nợ ngắn hạn.
Các tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Bảng 2.21. Tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tỷ số cơ cấu tài
sản lưu động 0,92 0,9 0,08
Tỷ số cơ cấu tài
sản cố định 0,07 0,10 0,19
Tỷ số tài trợ 0,63 0,77 0,68
Tỷ số cơ cấu TSCĐ và tỷ số tài trợ dài hạn, TSCĐ&ĐTDH phản ánh sự đầu tư dài hạn của công ty. Nó cần tương xứng với nguồn vốn dài hạn NVDH (tổng của NVCSH và Nợ dài hạn). Nếu TSCĐ&ĐTDH> NVDH (tức là tỷ số cơ cấu TSCĐ> Tỷ số tài trợ dài hạn) thì tức là công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, như vậy là rủi ro cao. Nếu ngược lại, TSCĐ&ĐTDH nhỏ hơn hoặc bằng NVDH (tức là Tỷ số cơ cấu TSCĐ > Tỷ số tài trợ dài hạn), tình hình tài chính là vững chắc.
Qua bảng tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư, ta thấy TSCĐ&ĐTDH nhỏ hơn NVDH từ đó tình hình tài chính của công ty là vững chắc. Số vốn của công ty càng có thừa khả năng để trang trải tài sản dài hạn và do vậy công ty sẽ ít gặp khó khắn trong thanh toán các khoản nợ dài hạn khi đến hạn. Do đặc điểm của tài sản là thời gian luân chuyển dài (thường là một năm hay ngoài một chu kì kinh doanh) nên nếu vốn chủ sở hưu không tự tài trợ cho tài sản dài hạn của mình thì dùng các nguồn vốn khác (kể cả vốn chiếm dụng dài hạn) thì khi các khoản nợ đáo hạn, công ty sẽ gặp khó khăn trong thanh toán và ngược lại, nếu vốn chủ sở hữu của công ty thừa và đủ khả năng đảm bảo tài trợ tài sản dài hạn của công ty thì công ty sẽ ít gặp khó khăn khi thanh toán các khoản nợ đáo hạn. Điều này giúp công ty tự đảm bảo về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng vào kinh doanh để quay vòng lợi vốn.
Các tỷ số về khả năng hoạt động
Do đặc điểm kinh doanh của công ty là môi giới, bảo lãnh, lưu ký chứng khoán nên công ty không có sản xuất sản phẩm cũng không có doanh thu bán chịu cũng không có hàng tồn kho bình quân. Từ đó công ty sẽ không có các chỉ tiêu về khả năng hoạt động như số vòng quay hàng tồn khi, thời gian thu tiền bình quân, thời gian thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp.
Tỷ số vòng quay TSLĐ =
Tỷ số vòng quay tổng tài sản =
Bảng 2.22. Tỷ số về khả năng hoạt động
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
tài sản lưu động Tỷ số vòng quay
tổng tài sản 0,21 0,20 0,19
Tỷ số về khả năng hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh rất thấp đều dưới 1 từ đó chứng tỏ khả năng luân chuyển tài sản hay hoạt động của công ty không được cao.
Các tỷ số về khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) =
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) =
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) =
Bảng 2.23. Các tỷ số về khả năng sinh lời
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
(ROS) 0,39 0,40 0,44
Tỷ suất sinh lợi
vốn chủ (ROE) 0,11 0,1 0,11
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA) 0,03 0,03 0,03
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận.
Năm 2010, ROS là 0,39 phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có 0,39 đồng lợi nhuận.
Năm 2011, ROS là 0,40 phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có 0,40 đồng lợi nhuận.
Năm 2012, ROS là 0,44 phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có 0,44 đồng lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lợi vốn chủ cho biết một đồng vốn chủ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu của công ty càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty, hơn nữa tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của công ty.
Năm 2010, ROE=0,11 cho biết một đồng vốn chủ tạo ra được 0,114721236 đồng lợi nhuận. Năm 2011, ROE=0,1 cho biết một đồng vốn chủ tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận. Từ năm 2010 đến năm 2011, ROE đã giảm cho cố phiếu của Công ty đã kém hấp dẫn do có sự khủng hoảng kinh tế nên ảnh hưởng không những đến cả ngành kinh tế mà còn đến cổ phiếu của Công ty. Nhưng đến năm 2012, Công ty đang trong giai đoạn phục hồi nên ROE lại tăng lên 0,11; tuy chưa bằng năm 2010 nhưng đây cũng là dấu hiệu tốt của Công ty.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư, ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty. Hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn hơn vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lợi từ chính nguồn tài sản của công ty.
Năm 2010, ROA=0,03 cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận. Do hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu là kinh doanh chứng khoán nên tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của Công ty rất thấp.
Để tiện theo dõi sau đây là bảng tổng hợp các chỉ số tài chính của Công ty Cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.24. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính của công ty giai đoạn 2010- quý I/2013
(Đơn vị tính: lần) STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quý I 2013 1 Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản 0,93 0,90 0,81 0,86 2 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 0,07 0,10 0,19 0,14
3 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 0,37 0,23 0,32 0,31
5 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 0,63 0,77 0,68 0,69
6 Thanh toán hiện hành 2,5 60,8 27,9 31,4
7 Thanh toán nhanh 2,5 60,8 27,9 31,4
8 Thanh toán nợ ngắn hạn 1,33 17,4 19,4 18,0
9 Vòng quay Tổng tài sản 0,20 0,19 0,19 0,17
10 Vòng quay tài sản ngắn hạn 0,22 0,20 0,23 0,21
11 Vòng quay vốn chủ sở hữu 0,30 0,27 0,27 0,26
12 Vòng quay Hàng tồn kho 0 0 0 0
13 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu
thuần 0,85 0,49 0,55 0,52
14 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 0,75 0,40 0,44 0,41 15 Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản
(ROA) 0,15 0,08 0,08 0,07
16 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
(ROE 0,23 0,11 0,12 0,10
17 Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 0 12,4 14,9 13,3 18 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu -0,04 0,02 0,17 37,9 19 Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) 0,27 -0,27 -0,04 -0,08
20 Vốn chủ sở hữu 0,03 0,28 0,07 0
21 Tiền mặt 0,5 -0,46 16,6 -0,14
22 Cổ tức tiền mặt 0,07 0,16 N/A N/A
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN 3.1. Ưu điểm
Công tác quản lý kinh doanh: Từ những năm 2010, HSC đã chú trọng
đến công tác tổ chức quản lý của công ty. Cụ thể, dựa theo ngành nghề kinh doanh của công ty, công ty đã chú trọng đến phát triển các dịch vụ kinh doanh sao cho khách hàng có thể cảm thấy tiện lợi nhất, an toàn nhất, độ nhanh nhạy sao cho phù hợp với thị trường, bắt kịp thị trường. Có những phương án kinh doanh giúp cho công ty cải thiện tình hình kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2011; trong giai đoạn nền kinh tế thị trường khó khăn vào năm 2011, công ty vẫn có lợi nhuận sau thuế tăng chứng tỏ công ty đã áp dụng hiệu quả công tác đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp, giúp cho công ty vượt qua được những khó khăn trong giai đoạn 2011. Từ 2012, giai đoạn hoàn thiện và phát triển của công ty, công ty bắt đầu chú trọng đến các hoạt động đầu tư tài chính sao cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả đúng chỗ, đúng ngành nghể kinh doanh, công ty đã đầu tư trang thiết bị, công nghệ sao cho phù hợp với sự phát triển của thị trường.
Công nghệ: HSC có ưu điểm nổi trội hơn các công ty khác ở chỗ Hsc luôn
cập nhật tính năng mới cho các tiện ích giao dịch trực tuyến VI-TRADE, giao dịch qua điện thọai di động VM-TRADE và chuyển khỏan trực tuyến HSC - OCT nhằm hỗ trợ tốt hơn hơn cho khách hàng và gia tăng sự hài lòng của khách hàng khi giao dịch tại HSC.
VI-TRADE là phần mềm giao dịch trực tuyến chạy trên môi trường web, được tích hợp sẵn trong website của HSC- www.hsc.com.vn. VI-TRADE có nhều tính năng như ứng tiền tự động, tích hợp đồ thị kỹ thuật, cảnh báo giá chứng khoán qua SMS.
Đồng thời HSC cũng cho ra mắt kênh đặt lệnh mới qua điện thoại di động VM-TRADE, một phiên bản của VI-TRADE được đơn giản hóa . Với VM-TRADE, khách hàng đang sở hữu điện thoại có chức năng truy cập internet (qua WiFi, 3G hay GPRS) có thể đặt lệnh giao dịch ngay trên chiếc điện thoại của mình.
Ngoài ra, HSC còn có dịch vụ chuyển khoản trực tuyến OCT, một tiện ích cho khách hàng có nhu cầu rút tiền của mình tại HSC bằng cách chuyển
khoản từ tài khoản giao dịch tại HSC đến tài khoản ngân hàng chỉ định đã đăng ký với HSC . Các phương thức hoàn toàn được thực hiện thông qua internet và dịch vụ tổng đài Call Center của HSC.
Định hướng khách hàng: HSC là một Công ty Môi Giới Chứng Khoán có
uy tín tại Việt Nam, đội ngũ của công ty luôn hướng ra bên ngoài với các kế hoạch mở rộng phạm vi kinh doanh cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, công ty cũng cung cấp những danh mục đầu tư cá nhân và được thiết kế bảo mật để phù hợp với mục tiêu và khả năng chấp nhận rủi ro của từng đối tượng.
Nhanh nhạy với thị trường: Sau sự trầm lắng của thị trường năm 2010,
khi mà mảng tự doanh chứng khoán hoạt động với hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ, HSC đã có một sự chuyển hướng kịp thời. Trước các đánh giá về điều kiện thị trường không thuận lợi cho hoạt động tự doanh trong năm 2010, HSC đã điều chỉnh lại hoạt động theo hướng thu hẹp để tập trung phát triển mảng môi giới và các nghiệp vụ ngân quỹ liên quan.
Nhờ vào sự chuyển hướng kịp thời đó công ty chứng khoán HSC đã thu được những thành tựu đáng kể: 1 trong số 10 công ty chứng khoán chiếm thị phần môi giới lớn nhất trong quý IV, 6 tháng cuối năm và cả năm 2009 trên sàn HOSE, đứng trong top 10 công ty chứng khoán đứng đầu về thị phần môi giới của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên sàn HSX…
3.2. Hạn chế
Tuy nằm trong top 10 công ty chứng khoán đứng đầu về thị phần môi giới nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, HSC chiếm vị trí thấp ở chỉ số nhận diện của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Về tình hình sử dụng vốn và huy động vốn của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 mặc dù đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Công ty chú trọng đầu tư chú trọng vào vốn lưu động, từ đó làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm. Tuy chú trọng vào vốn lưu động nhưng tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty cũng không cao lắm.
Xét về thị phần môi giới, HSC còn cách khá xa so với công ty đứng đầu: Theo báo cáo của CTCK Ngân hàng Sacombank, tính lũy kế 10 tháng đầu năm 2008, thị phần môi giới (không tính giao dịch tự doanh) cổ phiếu và chứng chỉ quỹ cao nhất thuộc về CTCK Sài Gòn - SSI (14,5%), sau đó là CTCK Bảo Việt - BVSC (7,9%), CTCK Ngân hàng Á Châu - ACBS (6,1%); CTCK Ngân hàng
Ngoại thương -VCBS 5,7%, CTCK Thăng Long - TSC (4,8%); CTCK Ngân hàng Sacombank - SBS (4,7%) . Còn HSC chiếm 4,4% thị phần...
Chất lượng dịch vụ công ty chứng khoán HSC chưa được cao. Mức độ thỏa mãn của khách hàng : Năng lực phục vụ (3,64), mức độ đồng cảm (3,5), mức độ tin cậy(3,6) và công nghệ thông tin (3,70).
3.3. Nguyên nhân
Mặc dù đang trong giai đoạn phát triển những HSC vẫn không tránh khỏi những khuyết điểm nhỏ, nguyên nhân tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng như công tác tổ chức quản lý của công ty:
Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Khi Nhà nước có sự thay đổi chính sách về hệ thống pháp luật, thuế khóa…cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện hoạt động kinh doanh của công ty và tất yếu cũng ảnh hưởng đến vốn của doanh nghiệp.
Việc lựa chọn phương án đầu tư của công ty: là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Nếu phương án của doanh nghiệp khả thi sẽ làm tăng vòng quay vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, nếu phương án đầu tư không phù hợp, hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấp.
Rủi ro: khi tham gia kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia, cùng cạnh tranh nếu thị trường không ổn định, sức mua có hạn thì càng làm tăng thêm khả năng rủi ro cho công ty.
Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật liên tục có sự thay đổi về cả chất lượng, giá cả, độ nhanh nhạy của hệ thống, thị trường, dịch vụ do công ty cung cấp.
Do công tác quản lý của công ty: Công tác quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém, quy chế quản lý không chặt chẽ sẽ dẫn đến việc thất thoát.
3.4. Các giải pháp
3.4.1. Các giải pháp nhằm huy động vốn tối ưu và sử dụng vốn hiệu quả
Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản xuất sản phẩm
Hiệu quả sử dụng vốn trước hết được quyết định bởi việc doanh nghiệp có khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động từ đó có phương án huy động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn
Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó chính là tổng giá trị tài sản lưu động mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho