Tạo cơ sở pháp lý khi giải quyết tranh chấp liên quan

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THƯƠNG mại điện tử (đh SPKT TP HCM HCMUTE)) (Trang 104)

8. Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số

8.2.4. Tạo cơ sở pháp lý khi giải quyết tranh chấp liên quan

chữ ký điện tử

So với các nước trên thế giới, Thương mại điện tử ở Việt nam vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, mới bước đầu được đưa vào áp dụng ở một số lĩnh vực và ở mức độ đơn giản như việc xây dựng các trang tin quảng bá và giới thiệu sản phẩm, giới thiệu công ty,… Một trong những nguyên nhân khiến Thương mại điện tử chưa phát triển được là do các doanh nghiệp, khách hàng, tổ chức và cá nhân chưa tin tưởng vào sự an toàn của các giao dịch trực tuyến. Để có thể tạo niềm tin cho doanh nghiệp và khách hàng tin tưởng vào các giao dịch điện tử, trước hết cần phải có một hành lang pháp lý „tốt‟, một quy trình giao dịch an toàn cho việc tổ chức và thực hiện các giao dịch điện tử.

Do vậy, dịch vụ chứng thực điện tử là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định được danh tính của các đối tượng tham gia giao dịch điện tử, đảm bảo tính bí mật của các giao dịch điện tử, là căn cứ hợp pháp cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong giao dịch điện tử. Vì vậy, muốn đẩy mạnh được các giao dịch điện tử kể cả giao dịch thương mại và giao dịch phi thương mại hay chính phủ điện tử thì việc xây dựng và phát triển dịch vụ chứng thực điện tử là tất yếu.

Do vậy, dịch vụ chứng thực điện tử là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định được danh tính của các đối tượng tham gia giao dịch điện tử, đảm bảo tính bí mật của các giao dịch điện tử, là căn cứ hợp pháp cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong giao dịch điện tử. Vì vậy, muốn đẩy mạnh được các giao dịch điện tử kể cả giao dịch thương mại và giao dịch phi thương mại hay chính phủ điện tử thì việc xây dựng và phát triển dịch vụ chứng thực điện tử là tất yếu.

Theo Luật giao dịch điện tử của Việt nam (2005), “chứng thực chữ ký điện tử” là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử. (Nguồn: Điều 4, khoản 2, Luật Giao dịch điện tử, 2005). Theo đó, cơ quan chứng thực chữ ký điện tử sẽ cấp chứng thư điện tử nhằm xác nhận hay chứng thực chữ ký điện tử đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Đồng thời với việc cấp chứng thư điện tử, cơ quan chứng thực chữ ký điện tử có nhiệm vụ cung cấp chương trình ký điện tử cho các thuê bao để họ sử dụng khi muốn ký vào các văn bản điện tử. Tuy nhiên, cần lưu ý ở đây là có rất nhiều loại chữ ký điện tử khác nhau, cơ quan chứng thực thường chỉ cấp chứng thực cho các loại chữ ký điện tử an toàn và phổ biến hiện nay.

Công cụ để ràng buộc trách nhiệm của người ký chữ ký điện tử khi có tranh chấp phát sinh chính là “chứng thƣ điện tử”. Việc cấp chứng thư điện tử chính là hoạt động cơ bản nhất của cơ quan chứng thực. Tùy thuộc vào loại chữ ký điện tử cần xác thực và công nghệ ký điện tử, chứng thư điện tử sẽ có nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, “chứng thƣ điện tử” là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THƯƠNG mại điện tử (đh SPKT TP HCM HCMUTE)) (Trang 104)