8. Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
8.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
quốc gia
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại đang mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt nam nói riêng. Hiện nay, thương mại điện tử đã phát triển mạnh mẽ ở một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada, EU, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc,… Nhiều quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của thương mại điện tử và đang nỗ lực thúc đẩy phát triển thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thương mại điện tử là kết quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động thương mại. Đặc biệt, với sự phát triển như vũ bão của Internet đã tạo tiền đề cho việc ứng dụng thương mại điện tử tại các nước khác nhau trên thế giới. Thương mại điện tử không những giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh, tạo ra kênh bán hàng mới để xuất khẩu hàng hóa mà còn thúc đẩy sự phát triển của những ngành có lợi nhuận cao và đẩy nhanh sự tiếp cận của kinh tế quốc gia vào nền kinh tế số hóa.
Trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão, theo dự báo của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, một nước nếu không nhanh chóng nắm bắt công nghệ và tham gia vào nền kinh tế số thì trong khoảng một thập kỷ nữa nước đó có thể sẽ bị bỏ cách, trở nên cô lập với nền kinh tế thế giới và không thể hội nhập được. Để tiến hành các giao dịch thương mại điện tử, đặc biệt là giao dịch thương mại điện tử quốc tế, việc sử dụng chữ ký điện tử và chữ ký số là điều kiện tiên quyết. Hiện nay, một số nước Châu Âu có xu hướng hạn chế giao dịch thương mại điện tử với các nước, các vùng lãnh thổ không có biện pháp đảm bảo an toàn thông tin trên mạng. Ví dụ, Amazon (website bán hàng trực tuyến lớn nhất thế giới) không chấp nhận các giao dịch mua hàng trực tuyến từ Việt nam, và một số nước khác trên thế giới do còn nhiều rủi ro về xác thực danh tính khách hàng giao dịch qua mạng. Để các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có thể tích cực tham gia thương mại điện tử với các đối tác trong và ngoài nước, điều cần thiết
nhất hiện nay là phải có cơ quan chứng thực chữ ký điện tử làm nhiệm vụ cung cấp công cụ và dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tiến hành các giao dịch điện tử.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc phát triển dịch vụ chứng thực điện tử sẽ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế Việt nam hòa nhập với nền kinh tế thế giới, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, sự tăng trưởng kinh tế của Việt nam với các nước trên thế giới. Cụ thể hơn, việc phát triển dịch vụ chứng thực điện tử là điều kiện để triển khai các dịch vụ điện tử trong quản lý Nhà nước như Chính phủ điện tử, Hải quan điện tử, trong cung cấp dịch vụ y tế, đào tạo, tài chính, ngân hàng điện tử.
Nhận thức được vai trò quan trọng của dịch vụ chứng thực điện tử đối với sự phát triển thương mại điện tử đất nước. Ngày 07/10/2004 Chính phủ có công văn số 38/CP-CN về việc triển khai dịch vụ chứng thực điện tử tại Việt Nam và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết trung ương khóa IX tại quyết định 51/2004/QĐ-TT ngày 31/3/2004 do Bộ Bưu chính viễn thông chủ trì, phối hợp với các bộ ngành có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định của chính phủ về chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử.
Bộ bưu chính viễn thông nay là Bộ Thông tin và Truyền thông từ năm 2004 cũng đã khẩn trương triển khai các hoạt động xây dựng dự thảo, phối hợp với các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nội vụ, Bộ Công An, Bộ Tư Pháp, Ban cơ yếu Chính phủ và Văn phòng Chính phủ soạn thảo và đã tổ chức giới thiệu các chuyên gia nước ngoài về công nghệ, ứng dụng và hạ tầng pháp lý cho chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử.