Dịch vụ tin nhắn ngân hàng (SMS Banking)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THƯƠNG mại điện tử (đh SPKT TP HCM HCMUTE)) (Trang 63 - 66)

7. Thanhtoán điện tử

7.4.6. Dịch vụ tin nhắn ngân hàng (SMS Banking)

* Thông tin chung

* Tiện ích của dịch vụ

Cùng với ngân hàng trực tuyến, dịch vụ tin nhắn ngân hàng ra đời như một bước tiếp theo trong tiến trình ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngân hàng. Tận dụng sự phổ biến của điện thoại di động, nhiều ngân hàng đã bổ sung thêm tiện ích mới này nhằm phục vụ khách hàng ở mức tốt hơn.

Tiện ích của dịch vụ tin nhắn ngân hàng được chia thành 2 nhóm theo nhu cầu sử dụng là nhóm cung cấp thông tin và nhóm thanh toán. Việc phân loại nhóm tiện ích nhằm đánh giá mức độ triển khai dịch vụ và phản ánh phần nào nhu cầu của thị trường hiện nay. Khảo sát của Vụ Thương mại điện tử cho thấy, tất cả các ngân hàng triển khai dịch vụ tin nhắn đều có tiện ích cung cấp thông tin. Mục đích của nhóm tiện ích này là giúp khách hàng cập nhật những thông tin cơ bản nhất một cách tiện lợi thông qua thiết bị di động. Ngân hàng Hàng Hải còn đưa ra tính năng cung cấp thông tin về thư tín dụng (L/C) và chứng từ thanh toán xuất nhập khẩu của doanh nghiệp dựa trên nhu cầu thanh toán quốc tế rất lớn của khách hàng. Đây được coi là một điểm tạo khác biệt trong dịch vụ của ngân hàng này nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của đối tượng khách hàng doanh nghiệp.

Chưa phổ biến như các tiện ích thông tin, nhóm tiện ích thanh toán chính là tiêu chí giúp so sánh sự phát triển của dịch vụ giữa các ngân hàng khác nhau. Trong 16 ngân hàng triển khai dịch vụ tin nhắn ngân hàng, có 6 ngân hàng đã triển khai nhóm tiện ích thanh toán. Nhóm tiện ích này cũng có thể được chia làm 2 loại là thanh toán các khoản chi liên quan đến hoạt động ngân hàng (như thanh toán thẻ tín dụng, chuyển khoản) và thanh toán các loại hoá đơn hay mua hàng trực tuyến.

Các tiện ích dịch vụ tin nhắn ngân hàng đang được triển khai bao gồm:

* Nhóm cung cấp thông tin:

(1) Số dư tài khoản;

(2) Liệt kê giao dịch của tài khoản. (3) - Lãi suất tiết kiệm;

- Tỷ giá tiền tệ;

- Địa điểm đặt máy ATM và phòng giao dịch. (4) - Hạn mức tín dụng;

- Tình hình hoạt động tín dụng;

- Thông tin về L/C và chứng từ thanh toán XNK.

* Nhóm thanh toán:

(5) Chuyển khoản.

(6) - Thanh toán thẻ tín dụng; - Thanh toán hoá đơn;

- Mua hàng trực tuyến.

Bảng 2.2. Danh sách các ngân hàng triển khai dịch vụ tin nhắn ngân

Ngân hàng Tiện ích

cung cấp thông tin

Tiện ích thanh toán (1) (2) (3) (4) (5) (6) NH Ngoại Thương VN x x x NH Quốc tế VIBank x NH Nhà Hà Nội x x x NH Công Thương VN x x x x NH Phương Nam x x x NH Hàng Hải x x x x NH Quân đội x x x x NH Kỹ Thương x NH Sài Gòn – Hà Nội x x x NH TMCP Sài Gòn x x x NH Đông Á x x x x x

NH Sài Gòn Công Thương x x

NH Xuất nhập khẩu x x x

NH ACB x x

NH Việt Á x x x

Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử năm 2007, Bộ Công thương Kết quả khảo sát cho thấy đa số các ngân hàng đồng thời triển khai hai dịch vụ tin nhắn ngân hàng và ngân hàng trực tuyến. Hai dịch vụ này hầu hết cùng cung cấp một số loại tiện ích cho khách hàng và được coi là hai công cụ bổ trợ đắc lực cho nhau. Trong số các ngân hàng đã triển khai hai dịch vụ trên, chiếm phần lớn là ngân hàng thương mại trong nước. Đây là một tín hiệu đáng mừng về tính năng động của ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như ngân hàng ANZ hay CitiBank hiện chỉ triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

* Ứng dụng của dịch vụ tin nhắn trong thanh toán cho thƣơng mại điên tử

Một nội dung được các doanh nghiệp quan tâm khi phát triển dịch vụ thanh toán qua tin nhắn di động là tính năng thanh toán tiền điện, nước, hoặc mua hàng trực tuyến, trò chơi trực tuyến. Điện, nước là hai khoản chi phí mà người dân phải thanh toán hàng tháng, song các hộ gia đình ngày nay đang gặp phải những bất tiện về thời gian đóng phí. Thanh toán qua tin nhắn có thể là một giải pháp hữu hiệu giúp người dân giải quyết các chi phí hàng tháng của hộ gia đình một cách tiện lợi. Ngoài thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ này còn có thể được mở rộng sang các khoản thu khác như phí vệ sinh, phí truyền hình cáp, v.v…

Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ thanh toán này, đòi hỏi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như điện, nước, điện thoại v.v… phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhiều ngân hàng thương mại khác nhau để giảm chi phí thanh toán. Do yêu cầu mang tính đặc thù đó nên phạm vi ứng dụng của dịch vụ hiện còn khá khiêm tốn bởi việc “bắt tay” cùng một lúc với các ngân hàng có tiếng như VCB, BIDV, ACB là điều không dễ. Vì vậy, đây sẽ là mảng dịch vụ có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai, khi lượng sử dụng thiết bị di động ngày càng tăng.

Ngoài ra, thanh toán qua tin nhắn di động đang được mở rộng ứng dụng cho một số dịch vụ khác như mua bảo hiểm xe cơ giới của Công ty bảo hiểm Bảo Minh. Dịch vụ thanh toán được thực hiện thông qua sự hợp tác trực tiếp giữa Ngân hàng Kỹ thương và doanh nghiệp cung cấp sản phẩm. Phương thức mới này giúp ngân hàng bổ sung thêm giá trị gia tăng cho khách hàng hiện tại, mở rộng khách hàng tiềm năng và giúp tăng cường thêm kênh phân phối sản phẩm cho nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Song song với hoạt động trên, Ngân hàng Techcombank cũng triển khai dịch vụ thu tiền cước phí Internet ADSL của công ty FPT qua tin nhắn nhằm đa dạng hoá dịch vụ tin nhắn ngân hàng của mình đồng thời

làm phong phú hơn các dịch vụ thanh toán qua di động nói chung trên thị trường.

Thanh toán qua tin nhắn di động đang là một loại hình thanh toán điện tử rất phổ biến và được người tiêu dùng quan tâm vì sự tiện lợi. Chỉ cần có thiết bị di động cùng một tài khoản tại ngân hàng, người tiêu dùng có thể thực hiện được nhiều giao dịch thanh toán khác nhau và chủ động được trong việc thực hiện các giao dịch đó.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THƯƠNG mại điện tử (đh SPKT TP HCM HCMUTE)) (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)