8. Những chữ viết tắt trong đề tài
3.2.3. Kỹ thuật soạn thảo và sử dụng câu hỏi
a) Một số kỹ năng đặt câu hỏi theo thang bậc nhận thức của Bloom
Câu hỏi “Biết” hoặc “Nhận biết”
Mục tiêu của loại câu hỏi này nhằm kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ kiện, số liệu, các định nghĩa...Việc trả lời các câu hỏi này giúp HS ôn lại được những gì đã học, đã đọc hoặc thực nghiệm. Các từ thường dùng để hỏi là: “cái gì”, “bao nhiêu”, “hãy phát biểu định nghĩa”, “hãy mô tả”, “Em biết những gì về...”, “khi nào”...Ví dụ: Hãy phát biểu định nghĩa chuyển động cơ học? Hãy liệt kê một số vật liệu thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn?
Câu hỏi “Hiểu” hoặc “Thông hiểu”
Luận văn Tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS.GVC Trần Quốc Tuấn SVTH: Trịnh Tùng
lời nói, nêu ra được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang học. Các cụm từ để hỏi thường là: “tại sao”, “hãy phân tích”, “hãy so sánh”...
Ví dụ: Hãy tính vận tốc của vật khi biết cụ thể độ dài quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó.
Câu hỏi “Vận dụng”
Mục tiêu của loại câu hỏi này nhằm kiểm tra khả năng áp dụng các dữ kiện, các khái niệm, các quy luật, các phương pháp...vào hoàn cảnh và điều kiện mới. Việc trả lời câu hỏi áp dụng cho thấy học sinh có khả năng hiểu được các quy luật, các khái niệm..., có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết vấn đề, vận dụng các phương án này vào thực tiễn.
Khi đặt câu hỏi cần tạo ra các tình huống mới khác với điều kiện đã học trong bài học và sử dụng cụm từ như: “làm thế nào”, “chỉ ra cách”
Ví dụ: Hãy tính vận tốc trung bình của một ô tô đi từ A đến B, biết độ dài quãng đường đó là 150km, ô tô khởi hành lúc 8h15’ và đến vào lúc 12h30’.
Câu hỏi “Phân tích”
Mục tiêu của loại câu hỏi này nhằm kiểm tra phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi tới kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm. Việc trả lời câu hỏi này cho thấy HS có khả năng tìm ra mối quan hệ mới, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận. Việc đặt các câu hỏi phân tích đòi hỏi HS phải giải được các nguyên nhân từ thực tế: “tại sao?”, đi đến kết luận: “em có nhận xét gì về..?”, “hãy chứng minh..”
Các câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải (thể hiện sáng tạo).
Ví dụ: Từ kêt quả thí nghiệm, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa độ lớn của lực kéo với độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng.
Câu hỏi “Tổng hợp”
Mục tiêu của loại câu hỏi này nhằm kiểm tra xem HS có thể đưa ra dự đoán, giải quyết một số vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo. Câu hỏi tổng hợp thúc đẩy sự sáng tạo của HS, các em phải tìm ra những nhân tố và những ý tưởng mới để có thể bổ sung cho nội dung.
Việc trả lời câu hỏi tổng hợp khiến HS phải: dự đoán, giải quyết vấn đề và đưa ra các câu trả lời sáng tạo. Cần nói cho HS biết rõ rằng các em có thể tự do đưa ra những ý tưởng, giải pháp mang tính sáng tạo, tưởng tượng của riêng mình. Các câu này đòi hỏi một thời gian chuẩn bị khá dài vì vậy hãy để HS có đủ thời gian tìm câu trả lời.
Luận văn Tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS.GVC Trần Quốc Tuấn SVTH: Trịnh Tùng
Ví dụ: Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho những gia đình sống bên cạnh đường giao thông lớn có nhiều loại xe cộ qua lại.
Câu hỏi “Đánh giá”
Mục tiêu của loại câu hỏi này nhằm kiểm tra xem HS có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý tưởng, giải pháp...dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra.
Ví dụ: Theo em trong 2 phương pháp đo thể tích bằng bình chia độ và bằng bình tràn thì phương pháp nào có kết quả chính xác hơn?
Hiệu quả kích thích tư duy cho HS khi đặt câu hỏi ở mức độ nhận thức thấp hay cao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của HS. Sẽ hoàn toàn vô tác dụng nếu GV đặt ra câu hỏi khó để HS không có khả năng trả lời được hoặc câu hỏi quá dể mà HS nào cũng trả lời ngay mà không cần suy nghĩ. Sau khi HS trả lời xong, GV cần có nhận xét động viên ngay những câu trả lời đúng cũng như những câu trả lời chưa đúng. Nếu tất cả HS trả lời sai thì GV cần đặt câu trả lời đơn giản hơn để HS có thể trả lời được vì HS chỉ hứng thú khi thành công trong học tập.
b) Kỹ thuật sử dụng câu hỏi
Hỏi đáp là một PPDH có tác dụng điều kiển hoạt động nhận thức của HS một cách uyển chuyển và linh hoạt vào bậc nhất. Để sử dụng phương pháp này có hiệu quả thì việc soạn thảo và sử dụng câu hỏi cần tuân thủ một quy trình các bước sau đây:
Chuẩn bị câu hỏi ban đầu tài liệu học tập để xây dựng hệ thống câu hỏi. Xây dựng hệ thống câu hỏi là việc làm đầu tiên và rất cần thiết trong quá trình dạy học bằng phương pháp ĐTGM. Cần xác định rõ mục đích dạy và nội dung.
Xem xét sự thích hợp của các câu hỏi:
Câu hỏi đặt ra phải rõ ràng, sáng sũa, dễ hiểu, chính xác và phù hợp với trình độ của HS.
Câu hỏi phải có tác dụng kích thích tư duy tích cực của HS.
Câu hỏi nên định hướng đến nhóm hay số đông HS để thu hút sự tập trung của tất cả hoặc nhiều HS.
Nên sử dụng hợp lí các loại câu hỏi.
Diễn đạt câu hỏi bằng lời sao cho đạt được mục đích sử dụng tốt.
+ Ai, cái gì, khi nào, ở đâu, cái nào, bao giờ...? thường được sử dụng ở các câu hỏi đơn giản, trình độ thấp, nhằm vào các sự kiện, câu hỏi tái hiện, ôn tập, hệ thống hoá, tìm
Luận văn Tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS.GVC Trần Quốc Tuấn SVTH: Trịnh Tùng
+ Tại sao, vì sao, như thế nào, do đâu, làm thế nào, bằng cách nào...thường thích hợp để biểu đạt những câu hỏi trình độ cao, khó, có tính vấn đề, gợi suy nghĩ, suy luận, khái quát hoá, đánh giá...
+ Với cùng một nội dung và ý tưởng, cùng một mục đích, câu hỏi càng ngắn gọn, càng ít từ, ít mệnh đề, ít cấu trúc, ít thuật ngữ mới là càng tốt.
Điều khiển hỏi-đáp
Điều khiến HS trả lời là cả một nghệ thuật sư phạm. Cần tuân thủ các yêu cầu sau: Cần nêu câu hỏi sao cho kích thích được sự chú ý và tư duy tích cực của HS. Có những cách nêu câu hỏi trước lớp khác nhau. Có GV kêu HS sau đó nêu câu hỏi nhưng cũng có GV nêu câu hỏi trước lớp sau đó mới kêu HS trả lời. Nêu câu hỏi theo cách 2 nên được sử dụng phổ biến vì cách đó có tác dụng kích thích thái đọ tích cực của tất cả HS trong lớp.
Yêu cầu HS chú ý lắng nghe câu trả lời của bạn để tham gia nhận xét, bổ sung câu trả lời đó nhằm thu hút sự chú ý và kích thích hoạt động chung của cả lớp.
Cần chú ý lắng nghe câu trả lời của HS để có thể đặt thêm câu hỏi phụ, gợi mở dẫn dắt HS trả lời câu hỏi chính.
Cần có thái độ bình tĩnh khi nghe HS trả lời, tránh nôn nóng, vội vàng cắt ngang câu trả lời của các em khi không cần thiết. Cần biết khuyến khích, động viên để HS trả lời tốt, nhất là những em có tính rụt rè, nhút nhát.
Chú ý sử dụng mọi biện pháp để HS mạnh dạn nêu thắc mắc và khéo léo sử dụng những thắc mắc đó để tạo nên tình huống có vấn đề và thu hút toàn lớp tham gia thảo luận , tranh luận nhằm giải quyết vấn đề đó.
Uốn nắn, bổ sung và đánh giá câu trả lời của các em về cả nội dung lẫn hình thức