Nhận xét & Đánh giá

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở nhằm phát triển tư duy học sinh khi giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lý 12 nâng cao (Trang 104 - 108)

8. Những chữ viết tắt trong đề tài

5.6.3.Nhận xét & Đánh giá

Sau các tiết dạy của bản thân và những nhận xét rút kinh nghiệm của GV hướng dẫn. Em thấy tiết dạy của mình có một số ưu và nhược điểm sau:

* Ưu điểm:

 Cung cấp đầy đủ kiến thức cơ bản cần thiết  Có phần trọng tâm, có phần mở rộng

 Không khí tiết dạy có sự phát biểu, đóng góp tích cực của HS  Tập trung được sự chú ý của HS

 Tạo được sự hứng thú của HS, làm tiết học trở nên sôi động

* Hạn chế:

 Đôi khi còn lúng túng trong một số tình huống  Còn phụ thuộc nhiều vào lý thuyết trong SGK

Nhận xét chung: Là lớp A nâng cao nên kết quả sau khi kiểm tra rất tốt, đa số đều đạt điểm giỏi (8 trở lên chiếm 88,37%) nhưng còn 5 HS chỉ được điểm khá (7 điểm). Kết quả

Luận văn Tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS.GVC Trần Quốc Tuấn SVTH: Trịnh Tùng

Kết luận:

 Tiết dạy đã phát huy tốt tinh thần đổi mới PPDH Vật lý

 Giúp học sinh phát triển khả năng tư duy trong học tập và đạt kết quả tốt trong bài kiểm tra

 Giúp được HS dựa vào bài học có thể giải thích và hiểu được cá hiện tượng tự nhiên xung quanh cuộc sống.

Luận văn Tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS.GVC Trần Quốc Tuấn SVTH: Trịnh Tùng

KẾT LUẬN

Qua một thời gian dài nghiên cứu đề tài, đến nay đề tài đã được hoàn thành. Có thể khẳng định phương pháp nghiên cứu đã đề ra ban đầu là phù hợp, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu của đề tài. Nhìn chung đề tài đã đạt được những mục tiêu đề ra.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài em em đã thực hiện được một số công việc

Nghiên cứu nhiệm vụ giáo dục Vật lý ở THPT. Đã soạn thảo được : 5 giáo án chương IX Vật lý 12 NC theo hướng của đề tài, 10 giáo án khác trong đợt thực tập sư phạm cũng chú ý đến nội dung của đề tài này.

Đã tiến hành dạy thử 15 tiết và có chọn một tiết để kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của HS.

Trao đổi với một số GV đang giảng dạy ở trường thực tập và bạn bè để rút kinh nghiệm cho tiết dạy đạt kết quả cao hơn.

Tuy vậy còn một số công việc chưa thực hiện được

Chưa thực nghiệm được nhiều đối tượng học sinh nên kết quả chưa khách quan để kết luận

Thời gian nghiên cứu còn hạn chế, phần nghiên cứu lý thuyết còn chưa sâu, chưa hoàn thiện đầy đủ.

Chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc soạn giáo án.

Từ những kiến thức đã nghiên cứu được em rút ra kết luận

GV phải tùy vào đặc điểm học sinh mà ta đặt ra những câu hỏi phù hợp năng lực của các em để cuộc đàm thoại được tiếp diễn cho tới khi đạt được kết quả như mong đợi. Câu hỏi nên có phần gợi mở, các em có thể trả lời được một phần, còn phần còn lại phải tư duy hơn nữa mới trả lời được thì mới kích thích sự tư duy, sáng tạo và sự hứng thú học ở các em.

Ta nên kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau vào bài dạy sẽ nâng cao hiệu quả gảng dạy hơn như: phương pháp học nhóm, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp trực quan, tiến hành thí nghiệm biểu diễn…

Trong giảng dạy, ta cần đưa kiến thức thực tế vào bài giảng để các em có thể vận dụng kiến thức lí thuyết vừa học vào giải thích các hiện tượng thực tế, giúp các em không bởi ngỡ khi áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, không học tập các em hứng thú, ham tìm tòi

Luận văn Tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS.GVC Trần Quốc Tuấn SVTH: Trịnh Tùng

Để thực hiện tốt chính sách của Đảng về giáo dục và đào tạo, đồng thời góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trong quá trình giáo dục phổ thông chúng ta không những phải cung cấp đầy đủ kiến thức căn bản cần thiết mà còn phải rèn cho HS những kỹ năng diễn đạt, lí luận, thực hành, phải năng động, tư duy, sáng tạo.

Dự định cho tương lai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp tục nghiên cứu các nhiệm vụ của giảng dạy Vật lý THPT. Và tìm tiếp những biện pháp khắc phục nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Tìm hiểu thêm những phương pháp góp phần bồi dưỡng và phát triển năng lực sáng tạo ccho học sinh và vận dụng tốt những phương pháp này vào giảng dạy. Đồng thời tìm ra những biện pháp dạy học tốt nhất nhằm giúp cho HS nắm vững được những kiến thức cơ bản, giúp cho HS có được những kỹ năng cần thiết. Từ đó HS hình thành cho HS tính tự lực trong học tập.

Luận văn Tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS.GVC Trần Quốc Tuấn SVTH: Trịnh Tùng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 1 Lương Duyên Bình,… Tài liệu BDGV thực hiện CT, SGK Vật lý 11. Bộ GD- ĐT. NXBGD. 2007

 2 Đặng Mai Khanh. Bài giảng Tâm lí học xã hội và giao tiếp xã hội. ĐHCT. 2002.

 3 Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư, …Vật lý 10 NC. NXBGD. 2006

 4 Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần…Vật lý 11 NC. NXBGD. 2007

 5 Lê Phước Lộc, Trần Quốc Tuấn,... Lý luận DH Vật lý ở THPT. ĐHCT. 2004

 6 Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Hải Châu… Hướng dẫn thực hiện CT, SGK Vật lí 12. Bộ GD- ĐT. 2008

 7 Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng. Tổ chức HĐNT cho HS trong DHVL ở TPT. NXB Đại

học quốc gia Hà Nội. 1999

 8 Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế.

Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông. NXB Đại học SP. 2002

 9 Phạm Hữu Tòng. Lý luận dạy học Vật lý ở trường trung học. NXBGD. 2001

 10 Phạm Hữu Tòng. Dạy học Vật lí ở TPT theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. NXB Đại học Sư phạm. 2004

 11 Phạm Hữu Tòng. Tổ chức hoạt động nhận thức trong DHVL. Bài giảng chuyên đề cao học. ĐHSP- ĐHQG Hà nội 1995.

 12 Phạm Hữu Tòng. Hình thành kiến thức, kĩ năng, phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của HS trong dạy học vật lí. 1996.

 13 Trần Quốc Tuấn. Bài giảng Lý luận dạy học Vật lý ở THPT. ĐHCT. 2000.

 14 Trần Quốc Tuấn. Bài giảng Phân tích chương trình Vật lý THPT. ĐHCT. 2007.

 15 Trần Quốc Tuấn. Bồi dưỡng Phương pháp TN cho HS trong dạy học Vật lí ở THPT. Bồi dưỡng GVTHPT chu kỳ 3. ĐHCT. 2004

 16 Trần Quốc Tuấn. Chuyên đề Phương pháp dạy học Vật lí nâng cao. ĐHCT 2004

 17 Trần Quốc Tuấn. Đổi mới PPDHVL lớp 12. Hội nghị BDGV cốt cán các tỉnh (TP) thực hiện CT, SGK lớp 12 THPT. 2007.

 18 Trần Quốc Tuấn. Kỹ thuật dạy bài dài và khó VL 11. Hội nghị BDGV cốt cán các tỉnh (TP) thực hiện CT, SGK lớp 11 THPT. 2008.

 19 Trần Quốc Tuấn. Đổi mới PPDH Vật lí 12. Hội nghị bồi dưỡng GV cốt cán các tỉnh (TP) thực hiện CT, SGK lớp 12 THPT. 2009.

 20 Phạm Quý Tư…Tài liệu BDGV thực hiện CT, SGKVL 12 NC. Bộ GD- ĐT. 2006.

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở nhằm phát triển tư duy học sinh khi giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lý 12 nâng cao (Trang 104 - 108)