MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU:

Một phần của tài liệu Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lạng Sơn (Trang 42 - 44)

3.1.B: Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng công nhân viên, tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng, động viên cán bộ công nhân viên phát huy trí tuệ và sức mạnh tập thể tích cực hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ mà công ty đã đề ra.

3.2.B: Tiếp tục đầu tư sức lực và chi phí hợp lý củng cố và mở rộng thị trường, thương nhân nước ngoài. Tranh thủ chính sách hỗ trợ của nhà nước, bộ thương mại để tìm kiếm thị trường và bạn hàng mới.

3.3.B: Tăng cường bám trụ thị trường nội địa: Phát huy thế mạnh về vốn, kinh nghiệm, tìm cách thích hợp để thâm nhập thị trường, thu hút khách hàng, kết hợp linh hoạt các hình thức kinh doanh, coi trọng hiệu quả và an toàn.

3.4.B Duy trì và phát triển ổn định nhóm hàng xuất khẩu và mặt hàng truyền thống mà công ty đã đầu tư - xây dựng: Mặt hàng gia công may mặc, quế, xe máy IKD… Bám sát thị trường để làm các mặt hàng có giá trị kim mạch xuất khẩu, các mặt hàng có tỷ xuất tỷ lợi nhuận cao như hàng thủ công mỹ nghệ, mây, tre đan, cói.

3.5.B Rà soát củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ, tập trung nghiên cứu đổi mới cơ chế giao chỉ tiêu nhiệm vụ, cơ chế lương thưởng thi đua để khuyến khích vật chất cho người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Từng bước tiến tới công bằng trong lao động và hưởng thụ.

3.6.B Xây dựng và áp dụng cơ chế sắp xếp lao động, tuyển dụng các bộ trẻ tạo sức bật trong công ty. Tiếp tục các chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thêm cho cán bộ công nhân viên. nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học trong quá trình lao động.

3.6.B Tăng cường bộ máy tổ chức và cán bộ các lĩnh vực mới mẻ: Xí nghiệp may, xưởng IKD, xí nghiệp quế để các cơ sở này đi vào nề nếp tăng thêm hiệu quả.

3.7.B Tăng dần tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp, giảm dần tỷ trọng uỷ thác và gia công.

3.8.B Có chiến lược kinh doanh và cạnh tranh hợp lý

3.9.B Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường: Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng đưa công tác MARKETING lên vị trí hàng đầu.Trước khi ra quyết định sản xuất mặt hàng gì, công ty phải biết thị trường cần gì để đáp ứng nhu cầu đó. Đặc biệt đối với hàng may mặc của công ty, muốn tham gia vào thị trường Mỹ EU…Công ty phải nghiên cứu kỹ để đáp ứng đòi hỏi của thị trường.

Để thu thập thông tin chính xác, nhanh về thị trường công ty có thể nối mạng cho hệ thống máy vi tính để có thể cập nhật thông tin.

3.10.B Thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại đặc biệt là công tác quảng cáo và xúc tiến bán hàng.

KẾT LUẬN

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng sơn đang trong giai đọan đầu của cổ phần hoá công ty còn gặp nhiều khó khăn nhưng tất cả cán bộ công nhân viên của công ty đều cùng nhau cố gắng để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong năm tới. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn cùng với sự phát triển chung của ngành thương mại Công ty đã đạt được những thành công đáng kể trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Công ty đã phát huy được những hiệu quả nội lực của mình trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề mà Công ty cần khắc phục để kinh doanh hiệu quả hơn và có thể cạnh tranh trên thị trường, có uy tín không chỉ trong ngành thương mại mà còn cả uy tín trên thị trường thế giới.

Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên những cơ hội và thách thức đối với Công ty còn nhiều. Công ty cần khắc phục những hạn chế của mình để có thể phát huy hết khả năng trong hoạt động kinh doanh

Sau một thời gian thực tập tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn nhờ sự giúp đỡ của mọi người trong công ty em đã có thêm được một số kinh nghiệm thực tế và đã hoàn thành bản báo cáo thực tập chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lạng Sơn (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)