Đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lạng Sơn (Trang 39 - 40)

ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn.

3.1.Ưu điểm

3.1.1. Công tác kinh doanh:

Trong những năm qua,Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn luôn nỗ lực vươn lên để tự khẳng định mình, trở thành một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Mặc dù công việc còn bề bộn nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty đã bắt tay ngay vào việc thực hiện kế hoạch từ những ngày đầu năm. Chỉ trong một thời gian ngắn, Công ty đã hoàn thành một khối lượng công việc lớn từ việc bố trí tổ chức sắp xếp lại các phòng ban, ban hành quy chế Tài chính – kinh doanh, quy chế làm việc, tiền lương và các quy chế khác, tạo điều kiện pháp lý cho các đơn vị thành viên tổ chức sản xuất kinh doanh

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh như: thiếu vốn, sự cạnh tranh gay gắt, giá cả biến động, tỷ giá biến động bất thường, Nhà nước có những thay đổi trong chính sách thuế ảnh hưởng tới việc tính toán dự báo thị trường, gây khó khăn trong việc kinh doanh xuất nhập khẩu song với tinh thần quyết tâm, dám nghĩ dám làm, trong mấy năm đầu cổ phần Công ty đã phấn đấu đạt được những kết quả đáng khích lệ trên cả lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như đối với hiệu quả xã hội, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên, được cấp trên đánh giá là một đơn vị hoạt động có hiệu quả, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Điều đó dược thể hiện rất rõ trong việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách và thuế cho Nhà nước của Công ty hàng năm.

3.1.2. Công tác tài chính kế toán

- Công ty hoàn thành tốt công tác tài chính kế toán, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo toàn và tăng trưởng vốn, lập quỹ dự phòng công nợ phải thu khó đòi, chủ

động trong việc sử lý nợ. Bên cạnh đó, Công ty đã tích cực đôn đốc để thu hồi và xử lý dứt điểm những khoản công nợ khó đòi tồn đọng

6.1.3. Công tác đổi mới quản lý doanh ngiệp và lao động:

- Để hoà nhập trong lộ trình hội nhập góp phàn xây dựng ngành thương mại, cán bộ công nhân viên Công ty cổ phàn xuất nhập khẩu Lạng Sơn đã không ngừng phấn đấu vươn lên để trở thành một Công ty lớn mạnh và phát triển trên nhiều phương diện, phạm vi hoạt động được mở rộng, chức năng ngành nghề kinh doanh đa dạng, thị trường và bạn hàng không còn bó hẹp trong nước mà được mở rộng đến nhiều nước trên thế giới., công ăn việc làm đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, thu nhập ngày càng tăng. Điều đó khẳng định sự trưởng thành và phát triển của Công ty.

- Công ty đã mạnh dạn giao quyền và tạo điều kiện để cán bộ đi học nâng cao nghiệp vụ. Đến nay đội ngũ cán bộ của Công ty đã tương đối vững về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ. Nhìn chung, hầu hết đội ngũ cán bộ của Công ty đều giữ được phẩm chất đạo đức, phát huy được vai trò trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Công ty kiên quyết thực hiện triệt để cơ cấu phân phối tiền lương theo năng suất, chất lượng công tác của từng người để động viên, khuyến khích phát huy năng lực của những cán bộ công nhân viên đạt hiệu quả công tác cao.

- Duy trì và phát động phong trào thi đua, có sơ tổng kết và khen thưởng, có tác dụng động viên cán bộ công nhân viên của Công ty hăng hái lao động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả tốt.

3.2. Hạn chế

- Quá trình triển khai phương án kinh doanh, khó khăn về nguồn vốn, huy động vốn. Việc vay vốn kinh doanh còn nhiều trở ngại về thủ tục pháp lý, chưa đáp ứng kịp yêu cầu, cơ hội kinh doanh.

- Đại bộ phận người lao động vẫn chậm đổi mới về nhận thức, tư duy, năng lực công tác chưa đáp ứng kịp quá trình chuyển đổi. Khó khăn, hạn chế về nguồn cán bộ quản lý có năng lực, trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lạng Sơn (Trang 39 - 40)