Thực trạng về công tác tuyển dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 63)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.1. Thực trạng về công tác tuyển dụng

Trước đây, công tác tuyển dụng GV của trường chưa được quan tâm đúng mực, thiếu tính quy hoạch, thường bị động, nguồn tuyển dụng chủ yếu dựa vào sự quen biết giới thiệu chưa có quy trình tuyển dụng, dẫn đến việc tuyển dụng vừa thiếu lại vừa thừa. Năm 2006 trường xây dựng Quy trình tuyển dụng nhân sự tương đối phù hợp với đặc thù các ngành đào tạo của trường và được hoàn thiện dần. Năm 2008 trường được nâng cấp lên cao đẳng, quy mô đào tạo mở rộng, công tác tuyển dụng được quan tâm và ngày càng hoàn thiện. Cơ cấu ĐNGV được sắp xếp lại để phù hợp với chuyên môn.

Khi công tác tuyển dụng được quy về một mối và tuân thủ theo quy trình thì công tác tuyển dụng giảng viên được chuyên nghiệp hơn và chất lượng hơn. Trên cơ sở nhu cầu GV của các khoa đề xuất, phòng TC-HC sẽ tổng hợp rà soát, xem xét trình BGH. Toàn bộ quy trình tuyển dụng đều thực hiện theo kế hoạch và được Ban Giám hiệu duyệt. Phần sơ tuyển hồ sơ sẽ do phòng TC-HC thực hiện. Các khâu tổ chức thi, chấm thi, bổ nhiệm vào ngạch giảng viên sẽ do Hội đồng tuyển dụng của nhà trường tiến hành. Trước khi tuyển chính thức, các chỉ tiêu tuyển dụng cũng như các tiêu chuẩn cho từng vị trí được thông báo công khai trên

bạch, chặt chẽ. Do vậy, chất lượng GV được tuyển mới năm sau cao hơn năm trước. Điều này được phản ánh qua thăm dò ý kiến của 86 GV về công tác tuyển dụng từ năm 2009-2012, với kết quả là 75,58% ý kiến đánh giá tốt ; 24,42% ý kiến cho là khá tốt và không có ý kiến nào cho là yếu.

GV được tuyển dụng mới đều là trẻ tuổi phần lớn có trình độ thạc sỹ hoặc đang học cao học. Nhưng hầu hết GV mới tuyển này đều chưa được đào tạo về NVSP nên còn gặp không ít khó khăn khi giảng dạy.

Mặc dù công tác tuyển dụng những năm gần đây được đánh giá là tốt, có chất lượng nhưng 02 ngành: Kỹ thuật Xây dựng và Kỹ thuật Ô tô của trường vẫn còn thiếu GV trầm trọng đặc biệt GV có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ vì nguồn tuyển thì có nhưng chế độ lương còn thấp so với mặt bằng chung của ngành nghề này ngoài xã hội. Để giải quyết được những khó khăn này nhà trường cần có chế độ chính sách thu hút tốt hơn.

2.4.2. Thực trạng về bố trí, sử dụng.

Các GV sau khi được tuyển dụng vào trường đều được bố trí sử dụng đúng chuyên môn được đào tạo, tuân thủ nghiêm túc định mức giảng dạy và các văn bản quy định của ngành; đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ giảng viên, tạo điều kiện để giảng viên được đi học nâng cao trình độ.

Hiện nay, do thiếu GV chuyên ngành nên vẫn còn một vài trường hợp giáo viên chưa đạt chuẩn dựa vào kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy các môn thực hành. Bên cạnh đó việc bố trí, sử dụng các GV giỏi như một chuyên gia đầu ngành chưa đạt hiệu quả là do chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài chưa phù hợp .

Kết quả khảo sát từ 65 GV có 55.4% ý kiến cho rằng công tác bố trí, sử dụng ĐNGV của trường từ năm 2009- 2012 là phù hợp, 23.1% ý kiến cho là rất phù hợp và 21.5% ý kiến cho là chưa phù hợp. Công tác bố trí, sử dụng ĐNGV của trường những năm qua đang được điều chỉnh nhưng vẫn còn cảm tính dựa

thể nào.

2.4.3. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Để chuẩn hóa ĐNGV nhà trường đã xây dựng Quy chế số 492/QĐ- TCĐGTVT ngày 01/10/2012 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng GTVT về Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Năm 2008 Trường được nâng cấp lên cao đẳng mới chỉ có 06 thạc sỹ, 01 NCS. Đến nay, ĐNGV đã có 02 tiến sỹ, 51 Ths; 20 GV đang học cao học và 04 NCS.

- 100 % ĐNGV của trường thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, NVSP, Lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học...được trường mời giảng viên các trường đại học chuyên ngành phù hợp về giảng dạy hoặc báo cáo chuyên đề.

Qua thăm dò ý kiến của 58 GV có tới 51.7% ý kiến cho rằng công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ từ năm 2009- 2012 là tốt, 31% ý kiến cho rằng rất tốt và 17.3% cho là cần có chính sách phù hợp hơn.

Công tác bồi dưỡng GV luôn được lãnh đạo nhà trường quan tâm hàng đầu và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Hàng năm nhà trường đều rà soát xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cho ĐNGV nhưng kế hoạch này chỉ thực hiện được 20% chỉ tiêu đề ra. Không phải vì không có chế độ cho giáo viên đi học mà chính những giáo viên này chưa nhận thức hết vai trò của mình trong việc học tập nâng cao trình độ, còn ngại khó do khả năng ngoại ngữ bị hạn chế. Nhà trường lại chưa có những biện pháp chế tài cụ thể để yêu cầu đội ngũ này đi học. Trong khi đó, đây lại là những GV giỏi tay nghề, có kinh nghiệm thực tiễn, tận tụy, tâm huyết với nghề.

Qua kết quả đạt được ta thấy, công tác đào tạo bồi dưỡng ĐNGV của trường những năm qua đạt kết quả khá tốt nhưng để trường nâng cấp lên Đại học hoặc xây dựng một trường cao đẳng tiên tiến thì ĐNGV của trường có trình độ tiến sỹ còn thiếu rất nhiều. Chính vì vậy nhà trường cần phát huy hơn nữa Quy

chế tài đối những GV không đi học nâng cao trình độ khi chưa đạt chuẩn.

2.4.4. Thực trạng về chính sách đãi ngộ, khen thưởng, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác tại trường.

Trường Cao đẳng Giao thông vận tải TP.HCM nằm ở trung tâm thành phố, vị trí thuận lợi, lại có nhiều trường đào tạo về GTVT nên có nhiều sự nhầm lẫn tên trường vì thế, mức độ cạnh tranh rất cao. Do đó, việc tuyển dụng ĐNGV gặp nhiều khó khăn nếu như không có những chính sách thu hút nhân tài hợp lý.

Những năm gần đây công tác tuyển dụng của trường đã dần đi vào quy củ, chế độ chính sách đối với ĐNGV cũng được quy định rất rõ ràng trong Quy chế chi tiêu nội bộ của trường cụ thể như:

- Đối với tuyển dụng đầu vào:

+ GV có trình độ Tiến sỹ, thạc sỹ đã qua giảng dạy được hưởng lương chính thức ngay, giữ nguyên bậc lương ở đơn vị cũ.

+ GV có trình độ Tiến sỹ, thạc sỹ chưa qua giảng dạy được hưởng lương bậc 3, bậc 2 theo quy định của Nhà nước.

- Nội dung chế độ chính sách, ưu đãi:

Đối với ĐNGV của trường đi học nâng cao trình độ đúng chuyên ngành của trường yêu cầu được nhà trường hỗ trợ 100% học phí nhưng không quá 30 triệu đồng cả tiến sỹ và thạc sỹ) ngoài ra NCS được hỗ trợ chi phí đi lại, ăn, ở trong suốt thời gian làm NCS; giữ nguyên lương, thưởng hàng tháng trong suốt thời gian đi học. Qua khảo sát 62 GV cho thấy 61.3 % ý kiến cho rằng chế độ chính sách của trường khá tốt, 24.2% ý kiến cho rằng là tốt và 14.5% ý kiến cho rằng cần bổ sung điều chỉnh hàng năm. Sau khi hoàn thành bảo vệ thành công luận văn được Nhà trường thưởng thạc sỹ: 8.000.000 triệu đồng; tiến sỹ: 15.000.000 triệu đồng, đồng thời hàng tháng còn được trường hỗ trợ thêm đối với tiến sỹ: 1.300.000 đ/tháng, thạc sỹ 650.000 đ/tháng.

thu hút được GV có trình độ thạc sĩ về công tác tại trường thời gian gần đây tương đối nhiều nhưng đối với trình độ tiến sỹ thì rất ít. Trong số 02 tiến sỹ thì có 01 tiến sỹ do nhà trường tuyển dụng, 01 do nhà trường đưa đi đào tạo.

Để thu hút nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ trí thức có trình độ tiến sỹ chuyên ngành kỹ thuật về trường giảng dạy, lãnh đạo nhà trường cần nghiên cứu thêm các văn bản của Nhà nước về chế độ cho cán bộ, GV đi học nâng cao trình độ bên cạnh đó là môi trường làm việc phải thân thiện, lành mạnh, dân chủ tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học cho GV.

- Nội dung về thi đua khen thưởng đối với ĐNGV:

Khen thưởng, kỷ luật là vấn đề không thể thiếu đối với bất cứ đơn vị nào. Có khen thưởng kịp thời, công bằng, dân chủ thì mới khuyến khích được năng lực của mỗi cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ. Không phải có khen thưởng thì GV mới nỗ lực trong công việc mà trong điều kiện đời sống của GV còn nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của nhiều ngành nghề khác trong xã hội thì “Thi đua khen thưởng” đối với GV hoàn thành nhiệm vụ học tập, hoàn thành công tác xuất sắc là một việc vô cùng cần thiết.

Từ năm 2010 Nhà trường đã xây dựng Quy chế thi đua khen thưởng số 375/QĐ-TCĐGTVT ngày 01/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng GTVT về Ban hành Quy chế thi đua khen thưởng. Căn cứ vào Quy chế thi đua khen thưởng và Quy chế chi tiêu nội bộ của trường đã góp phần rất lớn trong việc giữ các nhân tài sau khi đào tạo ở lại trường công tác và thu hút giáo viên dạy giỏi về trường. Sau khi hoàn thành bảo vệ luận án được khen thưởng cụ thể:

+ Đối với bằng tiến sĩ: 15.000.000 triệu đồng; + Đối với bằng thạc sĩ 8.000.000 triệu đồng;

+ Giáo viên dạy giỏi cấp trường ( hạng nhất ) : 15.000.000 triệu đồng + Giáo viên dạy giỏi cấp trường ( hạng nhì ) : 8.000.000 triệu đồng

+ Các hạng còn lại: 2.000.000 đồng

Ngoài ra còn có giải tập thể cho các khoa có nhiều giáo viên tham gia Hội giảng và đạt nhiều thành tích khác

+ Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố: 20.000.000- 30.000.000 triệu đồng + Giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc: 30.000.000- 40.000.000 triệu đồng Nhà trường đài thọ 100% các chi phí tham gia hội giảng các cấp.

Như vậy, ta thấy chế độ chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác tại trường được thực hiện tương đối tốt, công khai, minh bạch. Đây là mặt mạnh của nhà trường cần được duy trì và phát huy tốt hơn nữa để trước hết ĐNGV của trường gắn bó với trường sau là thu hút nhân tài về công tác tại trường.

2.4.5. Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá đối với ĐNGV

Thực tiễn công tác đánh giá ĐNGV của trường những năm qua mới chỉ là chấp hành giờ lên lớp, tiến độ giảng dạy, hồ sơ chuyên môn chứ chưa xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể. Công tác đánh giá GV cũng chỉ dựa vào mẫu đánh giá công chức hàng năm của Sở GTVT đưa xuống. Do đó, việc đánh giá cũng chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ, không phù hợp đối với GV nên hiệu quả không cao. Kết quả khảo sát của 72 GV của trường cho thấy 90.3% ý kiến của GV cho rằng rất cần thiết phải xây dựng tiêu chí đánh giá phân loại từng đối tượng cho phù hợp với thực tiễn của nhà trường.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng Giao thông vận tải TP.HCM

Qua nghiên cứu tìm hiểu về sự hình thành, phát triển của Trường Cao đẳng Giao thông vận tải TP.HCM cũng như tác giả đã phân tích về thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV của Nhà trường và đưa ra những nhận xét mặt mạnh

thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGVnhư sau:

2.5.1. Mặt mạnh:

- ĐNGV có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- ĐNGV được đào tạo chính quy, bài bản.

- ĐNGV đoàn kết, tâm huyết, tận tụy với nghề, không có hiện tượng tiêu cực trong đánh giá HSSV.

- ĐNGV có sự kế thừa, năng động, sáng tạo trong chuyên môn, nỗ lực vượt khó tìm hiểu, ứng dụng những kiến thức mới vào trong giảng dạy.

- ĐNGV có trình độ Thạc sỹ tăng nhanh và nhiều GV đang định hướng đề tài để tiếp tục NCS.

2.5.2. Nguyên nhân mặt mạnh:

- Ban Giám hiệu nhà trường đều xuất thân từ những giáo viên dạy giỏi, có uy tín và đều là những GV đúng chuyên ngành kỹ thuật của trường nên đã thấu hiểu để tập hợp và lãnh đạo ĐNGV đoàn kết đi đúng hướng chuyên môn đào tạo của trường và của Sở cũng như nhu cầu của xã hội.

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, BGH trường, trong công tác phát triển ĐNGV.

- Sự quan tâm của Lãnh đạo Sở, Đảng ủy Sở GTVT TP.HCM, Bộ GD-ĐT, các cấp lãnh đạo địa phương; sự hỗ trợ, hợp tác của các Sở, Ban, Ngành trong Thành phố, trên nhiều lĩnh vực hoạt động của nhà trường cũng ảnh hưởng rất nhiều đến ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV.

- Bản thân ĐNGV yêu nghề, có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghề nghiệp, đặc biệt là ĐNGV lâu năm, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và gương

này ảnh hưởng nhiều đến ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV.

- Nhà trường luôn tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, thân thiện, dân chủ cho GV học tập, cống hiến trong khả năng của mình.

2.5.3. Mặt hạn chế:

- Việc quy hoạch và xây dựng ĐNGV còn bị động chưa đồng bộ, chưa có lộ trình cụ thể. Dẫn tới tình trạng giáo viên thừa ở khoa này mà lại thiếu ở khoa khác.

- NCKH trong ĐNGV còn yếu, giáo viên chưa thực sự quan tâm, trình độ ngoại ngữ của ĐNGV còn hạn chế.

- ĐNGV chưa đảm bảo về số lượng, cơ cấu chưa hợp lý, thiếu đồng bộ, một số khoa kỹ thuật còn thiếu GV đầu ngành có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn.

- Một bộ phận GV chậm đổi mới phương pháp, ít nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

- Các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV như đào tạo, bồi dưỡng, NCKH, hội thảo, hội giảng… đã được quan tâm nhưng chưa thực sự có chiều sâu chỉ mới mang tính hình thức.

- Chế độ đãi ngộ đối với GV có trình độ cao của các ngành kỹ thuật về trường nói riêng và GV cơ hữu của trường nói chung nhà trường đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn bị ràng buộc bởi nhiều quy định của Nhà nước.

- Công tác kiểm tra, đánh giá chưa xây dựng được chuẩn đánh giá GV; công tác thi đua, khen thưởng vẫn còn chưa thực sự tạo được sức hấp dẫn và sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía CB-GV-CNV của trường nói chung và của ĐNGV nói riêng.

không có sinh viên giỏi nào muốn ở lại trường làm công tác giảng dạy đặc biệt là các ngành khối kỹ thuật lại càng hiếm.

- Cả nước ít trường đào tạo về các ngành Sư phạm kỹ thuật, sinh viên mới ra trường không có kỹ năng đứng lớp nên không tự tin tham gia ứng cử viên tuyển dụng.

- Việc quy hoạch ĐNGV còn thiếu kiên quyết, chưa có biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với giáo viên chưa đủ chuẩn đi học nâng cao trình độ.

- Một số GV có kinh nghiệm thực tiễn còn bảo thủ chưa tự giác trong đổi mới phương pháp giảng dạy và NCKH.

- Là đơn vị sự nghiệp có thu được chủ động trong công tác tuyển dụng GV nhưng phần lớn GV của trường không có hộ khẩu thành phố nên không thể xét vào biên chế của trường mặc dù biên chế được cấp trên giao vẫn chưa sử dụng hết. Do đó, trường phải trả lương từ nguồn thu của trường để đảm bảo hoạt động giảng dạy theo đúng quy định. Vì vậy, chế độ đãi ngộ, phụ cấp cho giảng viên, tiền công cho GV thỉnh giảng còn khiêm tốn so với những trường khác trong thành phố.

- Trường có 03 cơ sở đào tạo cùng trong thành phố nhưng lại cách xa nhau

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w