Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần dược phẩm An Khang

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm An Khang (Trang 44 - 48)

3.1. Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần dược phẩm AnKhang Khang

 Mục tiêu của Công ty cổ phần dược phẩm An Khang

Mục tiêu của Công ty cổ phần dược phẩm An Khang trong vài năm tới là mở rộng thị phần của mình trên thị trường Hà Nội,các tỉnh lân cận.

- Đảm bảo cung ứng và phân phối sản phẩm dược phẩm có chất lượng ổn định, giá cả phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Củng cố thị trường truyền thống ( Hà Nội và các tỉnh lân cận), mở rộng và chiếm lĩnh thị trường miền Trung, miền Nam.

- Phát triển và không ngừng hoàn thiện mạng lưới phân phối sản phẩm , hệ thống các đại lý tiêu thụ của công ty .

- Quan tâm, đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao của cho công ty.

- Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tăng nhanh vòng quay của vốn.

- Tiếp tục đầu tư, nghiên cứu áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trong kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích nhân viên trong Công ty phát huy sáng kiến, nâng cao doanh số bán hàng.

- Làm tốt công tác thị trường, tăng cường công tác tiếp thị quảng cáo, áp dụng cơ chế giá bán linh hoạt, làm tốt công tác dự báo thị trường trên cơ sở đó lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn một cách khoa học.

 Phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần dược phẩm An Khang Qua thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm An Khang trong những năm qua cho thấy: Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện khó khăn và

biến đổi của nền kinh tế trong và ngoài nước, nhưng do sự nỗ lực của cán bộ, công nhân viên toàn Công ty đã đạt được những kết quả nhất định. Nhưng khi phân tích sâu vào tình hình thực tế của Công ty, nhận thấy vẫn còn nhiều tốn tại cần giải quyết. Phương hướng kinh doanh của Công ty trong những năm tới như sau:

- Công ty cần đưa ra nhưng biện pháp quản lý nguồn vốn đầu tư đúng đắn và có hiệu quả. Công ty sẽ tăng vốn kinh doanh bằng vốn tự có, vốn vay thương mại. Công ty sẽ mở rộng quy mô sản xuất để phù hợp với tiềm năng cũng như yêu cầu của công ty

- Cần nâng cao khả năng kiểm soát thị trường bằng những mô hình quản lý thông tin quảng cáo, marketing hiện đại để thâm nhập vào những thị trường khó tính, tạo ưu thế cạnh tranh mạnh.

- Duy trì và tăng cường mức độ đáp ứng nhu cầu tại các thị trường truyền thống như thị trường Hà Nội. Bên cạnh đó, tăng cường nghiên cứu thị trường các khu vực tỉnh thành lân cận để tìm ra nhu cầu ở các thị trường đó nhằm thiết lập các văn phòng đại diện để hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống chăm sóc khách hàng tại các thị trường có nhiều khách hàng hiện tại cũng như nhiều khách hàng tiềm năng. Ngoài việc nghiên cứu thị trường chính tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc như: Hải Phòng, Thanh Hóa… Công ty còn phải nghiên cứu các thị trường khác như: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang…để tìm ra nhiều cơ hội kinh doanh cho Công ty.

- Xây dựng các chiến lược thâm nhập, phát triển thị trường chính xác và đúng thời cơ, phù hợp với điều kiện và khả năng của công ty. Xúc tiến quảng cáo, bán hàng rộng rãi, tham gia các hội chợ, triển lãm để có thể giới thiệu sản phẩm, tìm các bạn hàng, khách hàng.

- Phát triển thị trường, tăng thị phần trong nước nhằm nâng cao uy tín, vị thế của công ty trên thị trường, đảm bảo ổn định đời sống cho công nhân

viên và ổn định sản xuất kinh doanh của công ty.

- Giữ mối quan hệ làm ăn tốt với bạn hàng (bằng cách thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng). Tìm kiếm những bạn hàng, những hợp đồng ở thị trường mới, đặc biệt là các thị trường tiềm năng như... nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận vàưu thế trong ký kết hợp đồng cho công ty.

- Tuyển dụng những nhân viên có trình độ chuyên môn, có trách nhiệm cao trong công việc. Đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi có đạo đức để tạo điều kiện cho qúa trình kinh doanh diễn ra thuận lợi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty.

- Xây dựng một hệ thống kênh phân phối hoàn chỉnh gồm các cửa hàng, đại lí ở trong nước và ngoài nước.

 Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động phát triển kinh doanh tại Công ty cổ phần dược phẩm An Khang

 - Phát triển dịch vụ khách hàng: Cạnh tranh ngày nay không chỉ cạnh tranh về sản phẩm do chính công ty tạo ra tại cơ sở của mình mà còn cả các dịch vụ góp phần làm sản phẩm hoàn thiện hơn. Một trong những những dịch vụ đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Chăm sóc khách hàng là những gì mà doanh nghiệp phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng, tức là phục vụ khách hàng theo cách mà họ muốn được phục vụ và làm những việc cần thiết để giữ những khách hàng mình đang có. Chăm sóc khách hàng là một bộ phận cấu thành nên sản phẩm theo lí thuyết Marketing. Dịch vụ chăm sóc khách hàng hay dịch vụ khách hàng là cấp độ thứ ba của sản phẩm, cấp độ này chính là vũ khí cạnh tranh của các công ty.

Các dịch vụ chăm sóc khách hàng của Công ty cổ phần dược phẩm An Khang có thể được phát triển theo những hướng sau:

của công ty như: ưu đãi về giá cả, tín dụng cho các khách hàng lớn thông qua các chương trình

+ Thứ hai, phát triển các hoạt động dịch vụ mà doanh nghiệp có khả năng phát triển. Doanh nghiệp cần phải xem xét, phân tích các nguồn lực về cơ sở vật chất, kỹ thuật, chuyên môn của cán bộ nhằm tìm ra thế mạnh mà doanh nghiệp có thể phát triển được.

+ Thứ ba, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chăm sóc khách hàng. Từ một loại hình dịch vụ chính công ty có thể phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ khác, thực hiện một chuỗi dịch vụ nhằm thỏa mãn đầy đủ đến mức cao nhất nhu cầu của khách hàng.

+ Thứ tư, phát triển các hoạt động dịch vụ mà nhiều khách hàng có nhu cầu. Điều này đòi hỏi công ty phải luôn quan tâm, tìm hiểu và tiếp thu ý kiến của các khách hàng để biết được nội dung dịch vụ nào mà khách hàng có nhu cầu nhiều nhất.

+ Thứ năm nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động dịch vụ chăm sóc khách hàng như: cán bộ nhân viên hoạt động dịch vụ cần được đào tạo một cách chuyên nghiệp, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để hoạt động dịch vụ khách hàng thuận lợi.

- Xây dựng tốt hệ thống quản lí khách hàng : Đối với qui mô công ty chưa thực sự lớn như Công ty cổ phần dược phẩm An Khang, hoạt động quản lý khách hàng có thể được tiến hành đơn giản hơn và sử dụng yếu tố con người nhiều hơn. Quản lý khách hàng sẽ giúp phân loại đối tượng khách hàng, nắm được tình hình khách hàng (số lượng và doanh thu) qua các tháng,các năm để tìm ra những điểm chưa hoàn thiện. Quản lý khách hàng vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở dữ liệu về khách hàng như: đối tượng, tiềm lực, phương thức mua bán, phương thức thanh toán thường xuyên sử dụng, đặc

điểm mua hàng (thời điểm, khối lượng, tần suất..)…Các số liệu trên cần phải được tập hợp, theo dõi theo từng tháng,từng năm. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp biết được ai có thể là khách hàng tiềm năng để có hướng cho các hoạt động marketing.

Bên cạnh đó, việc lập cơ sở dữ liệu về thông tin khách hàng sẽ phục vụ đắc lực cho phân tích thị trường, đặc biệt là tìm hiều nhu cầu của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của công ty. Từ đó, công ty sẽ có kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh, loại hình dịch vụ mà khách hàng đang có nhu cầu. Dựa trên dữ liệu có được công ty có thể thường xuyên liên lạc với khách hàng để biết được tình hình vận hành trang thiết bị, có cách ứng xứ với mọi trục trặc có thể xảy ra hay gửi catalogue chào các sản phẩm mới mà họ có thể có nhu cầu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm An Khang (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w