Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã có cơ hội tiếp cận với nghiên cứu khoa học, đồng thời có thêm thời gian cũng cố kiến thức đã học ở trường cũng như đã vận dụng được các kĩ năng tính toán, suy luận, lập luận.
Đề tài đã nêu khái quát được các vấn đề cơ bản của công nghệ nano, con đường tìm kiếm vật liệu mới, xây dựng cách tiếp cận các nghiên cứu vật liệu graphene. Đồng thời cũng đã tìm hiểu được tính chất của nó và một số ứng dụng rất thực tế. Thông qua mô hình Pronig-Penney có thể khảo sát tính chất vùng năng lượng của các loại vật liệu đồng thời thông qua phương pháp Tight-binding có thể khảo sát cấu trúc vùng năng lượng của graphene để từ đó có cơ sở so sánh với thực nghiệm. Tuy nhiên đề tài vẫn có một số hạn chế nhất định như chưa đi sâu tìm hiểu cấu trúc vật liệu, chưa giải được chi tiết bài toán vùng năng lượng graphene, một số lí luận và phương pháp vẫn còn mang tính nghiên cứu, chưa mang tính thực tế như
54 xem tương tác electron trong mạng tinh thể là tự do mà chưa xem xét tương tác spin của electron, tương tác giữa các electron, giữa electron với nút mạng v.v… mà điều đó là thật sự quan trọng trong nghiên cứu vật liệu mới. Hi vọng sau khi tốt nghiệp sẽ có điều kiện nghiên cứu sâu hơn các vấn đề đã nêu trên. Sau khi nghiên cứu về đề tài này, tôi thấy có thể khai thác một số ý để phục vụ cho công tác giảng dạy ở trường phổ thông sau này như:
- Biết được xu thế thế giới hiện nay là nghiên cứu về công nghệ nano, các vật liệu mới, công nghệ, kĩ thuật mới.
- Có thể sử dụng một số tư liệu khi giảng dạy các bài về điện trở, dòng điện trong kim loại, hay các hiệu ứng quang điện v.v…cũng như tài liệu nhằm liên hệ thực tế.
- Các thách thức đặt ra khi công nghệ nano dần dần chiếm lĩnh thị trường từ đó định hướng cho các em học sinh biện pháp nắm bắt, hiểu rõ bản chất để có thể ứng phó kịp thời nếu công nghệ nano bị lợi dụng cho mục đích không mong muốn.
55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo: Tiếng Việt
1. Đào Khắc An, Công nghệ micrô và nanô điện tử - NXBGD Việt Nam, 2010. 2. Hoàng Dũng, Nhập môn cơ học lượng tử - NXBGD, 1999.
3. Jack Uldrich – Deb Newberry, Công nghệ nano đầu tư và đầu tư mạo hiểm, NXB Trẻ, 2006.
4. Lê Khắc Bình, Cơ sở vật lí chất rắn - NXB Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006.
5. Nguyễn Anh Tuấn, Vật liệu cấu trúc nano, NXB Bách khoa – HN, 2012. 6. Nguyễn Huy Sinh, Vật lí siêu dẫn, NXBGD, 2005.
7. Thân Đức Hiền, Nhập môn về siêu dẫn (Vật liệu, tính chất và ứng dụng), NXB Bách khoa – HN, 2008.
8. Trương Văn Tân, Khoa học và Công nghệ nano, NXB Tri Thức, 2009. Tài liệu tham khảo: Tiếng nước ngoài
9. A. K. Geim and K. S. Novoselov, 2007. Nature Mater. (6) page 183.
10. Jean-Christophe Charlier, Xavier Blasé, Stephan Roche, 2007. Electronic and transport properties of nanotubes-Rev. Mod. Phys 79 (2) page 667
11. J. C. Slonczewski and P. R. Weiss, August 13-1957. Band structure of Graphite-
SWM.1958.PhysRev.109.272
12. Pierre E. Allain and Jean-Noel Fuchs, August 18-2011. Klein tunneling in graphene: optics with massless electrons.
Tài liệu trực tuyến
13. http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/vat-ly-ung-dung/1070-graphene. 14. http://vietsciences.free.fr/thuctap_khoahoc/thanhtuukhoahoc
/graphenethegioiphang.htm. 15. http://Wikipedia/