6. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN
3.4.2 Mặt trái của công nghệ nano
- Việc dùng graphene trong một số dẫn xuất hay mồi dẫn thuốc có thể gây ra tác hại sinh học phụ như gây biến đổi gen, gây tác hại lâu dài đến giống nòi, một kiểu như chất độc màu da cam.
- Tạo ra vũ khí sinh học tác hại hơn vũ khí hạt nhân nhiều lần, khó có thể kiểm soát.
- Khi công nghiệp nano phát triển có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống hiện nay. Môi trường sống có thể sẽ bị ô nhiễm nặng bởi các hạt bụi nano, phân tử nano, các hạt này được thải ra từ các nhà máy công nghiệp, phương tiện giao thông v.v…nếu thâm nhập được vào cơ thể (thông qua hô hấp, ăn uống) thì sẽ thâm nhập trực tiếp vào máu, mô, xương hay thậm chí là não gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp sức khoẻ. Ống nano cácbon đang rất được ưa chuộng hiện nay cho thấy còn nguy hiểm gấp trăm lần hạt amiăng độc hại (một loại vật liệu dùng trong công nghiệp chống bức xạ). Hay một vài trường hợp phát hiện ngoài tác dụng mong đợi thì một số mồi dẫn thuốc hạt nano cho thấy chúng có khả năng phát tán độc tố nhanh hơn, ảnh hưởng não bộ thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Người ta phát hiện khả năng diệt khuẩn cao của graphene nên dùng graphene để chế tạo hộp đựng thức ăn, ưu điểm của loại hộp này là rất bền, chịu được va đập, ngoài ra do có tính diệt khuẩn mà thức ăn được giữ lâu hơn trong điều kiện bình thường không có tác dụng nhiệt (làm lạnh). Tuy nhiên một điều khiến các nhà khoa học quan tâm là thực phẩm có liên quan công nghệ nano có ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Thực tế cho thấy, một khi đã thâm nhập vào cơ thể thì các hạt nano rất khó để bị cơ thể đào thải ra ngoài vì chúng không bị bất kì bộ lọc nào trong cơ thể phát hiện. Do đó việc kiểm soát chúng là một điều hết sức khó khăn.
- Rõ ràng là cuộc cách mạng công nghệ nano đã tạo ra vấn đề mới về an ninh tổng hợp. Nó đòi hỏi mỗi quốc gia cũng như mỗi xí nghiệp phải có những chuyên gia thế hệ mới nắm vững kiến thức sâu rộng về khoa học, về khả năng của các phương tiện kĩ thuật hiện đại và phải được cập nhật thường xuyên.
53
PHẦN KẾT LUẬN