8. Những chữ viết tắt trong đề tài
1.6.4. Xác định mức độ trong kiểm tra đánh giá
Đánh giá chú trọng ba lĩnh vực của các hoạt động giáo dục là: lĩnh vực về nhận thức, lĩnh vực về hoạt động và lĩnh vực về cảm xúc, thái độ.
a. Nhận biết : Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây ; nghĩa là một người có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp. HS phát biểu đúng một định nghĩa, định lí, định luật nhưng chưa giải tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố.
Để kiểm tra mức độ nhận biết của HS, GV thường hay nêu câu hỏi bắt đầu bằng các động từ như: Mô tả, phát biểu, liệt kê, nhớ lại, nhận biết, xác định, kể tên, cái gì, bao nhiêu... Mục tiêu loại câu hỏi này nhằm kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ kiện, số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm... Việc trả lời các câu hỏi này giúp HS ôn lại được những gì đã học, đã đọc hoặc đã trải qua, thích và vận dụng được chúng.
Có thể cụ thể mức độ nhận biết bằng các động từ:
Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lí, định luật, tính chất.
Nhận dạng (không cần giải thích) được các khái niệm, hình thể, vị trí tương đối giữa các đối tượng trong các tình huống đơn giản.
Liệt kê, xác định các vị trí.
b. Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu thấu đáo được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật; giải thích được, chứng minh được nó; là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu SV, HT, nó liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà HS đã được học hoặc đã biết.
Để kiểm tra mức độ thông hiểu của HS, GV thường hay nêu câu hỏi bắt đầu bằng các động từ như: Giải thích, lí giải, so sánh, hiểu thế nào...hoặc các từ hỏi “tại sao?”, “nghĩa là gì?”... Mục tiêu loại câu hỏi này nhằm kiểm tra cách HS liên hệ, kết nối các dữ kiện, số liệu...Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy HS có khả năng diễn tả bằng lời nói, nêu ra được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang học.
c. Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới : vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.
Để kiểm tra mức độ vận dụng của HS, ngoài các bài tập ra, GV thường hay nêu câu hỏi bắt đầu bằng các động từ như: Hãy tìm (trong thực tế), hãy chỉ ra, liên hệ, làm thế nào, giải thích (trong thực tế), chứng minh, liên hệ, giải quyết, sử dụng, xây dựng, bổ sung,.... Mục tiêu loại câu hỏi này nhằm kiểm tra khả năng áp dụng các dữ kiện, các khái niệm, quy luật, các phương pháp vào hoàn cảnh và điều kiện mới. Việc trả lời các câu hỏi áp dụng cho thấy HS có khả năng hiểu được các quy luật, khái niệm, có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết vấn đề, vận dụng phương án này vào thực tiễn.
d. Phân tích : Là khả năng phân chia một thông tin ra các thành phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
Để kiểm tra mức độ phân tích của HS, GV thường hay nêu câu hỏi bắt đầu bằng các động từ như: Tại sao, em có nhận xét gì về..., hãy chứng minh..., phân tích, so sánh, tìm tương phản, phân biệt, tìm điểm giống nhau, khác nhau của…. Mục tiêu loại câu hỏi này nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết luận, tìm ra mối qua hệ hoặc chứng minh một luận điểm. Việc trả lời các câu hỏi phân tích cho thấy học sinh có khả năng tìm ra được các mối quan hệ mới, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận.
e. Tổng hợp: Là khả năng sắp xếp, thiết kế lại thông tin, các bộ phận từ các nguồn tài liệu khác nhau,trên cơ sở đó tạo lập nên một hình mẫu mới. Là nhìn bao quát lên một chỉnh thể gồm nhiều bộ phận (sau khi đã phân tích), mô tả được bức tranh toàn cảnh của chỉnh thể, các mối quan hệ giữa các bộ phận của chỉnh thể với nhau và quan hệ giữa chỉnh thể với môi trường xung quanh. Cụ thể hóa mức độ tổng hợp bằng các động từ:
Kết hợp nhiều yếu tố riêng thành một tổng thể hoàn chỉnh. Khái quát hóa những vấn đề riêng lẻ cụ thể.
Phát hiện ra được các mô hình mới đối xứng, đồng thời biến đổi hoặc mở rộng từ mô hình đã biết ban đầu.
Việc trả lời các câu hỏi tổng hợp đòi hỏi HS phải dự đoán, giải quyết vấn đề và đưa ra câu trả lời sáng tạo. Cần nói cho HS biết rõ các em có thể tự do đưa ra những ý tưởng, giải pháp mang tính sáng tạo, tưởng tượng của riêng mình. Mục tiêu của loại câu hỏi này nhằm kiểm tra xem HS có thể đưa ra những dự đoán, giải quyết một vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo. Câu hỏi tổng hợp thúc đẩy sự sáng tạo của HS, các em phải tìm ra những nhân tố và những ý tưởng mới để có thể bổ sung cho nội dung. Phân tích và tổng hợp là hai hoạt động luôn luôn đi kèm nhau để tìm hiểu một sự việc, hiện tượng một cách trọn vẹn. Chính vì thế mà ở các bậc Bloom cải tiến người ta kết hợp hai hoạt động thành một.
f. Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thông tin: bình xét, nhận định, xác định được giá trị của một tư tưởng, một phương pháp, một nội dung kiến thức. Đây là một bước mới trong việc lĩnh hội kiến thức được đặc trưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, sự vật, hiện tượng. Một người có khả năng đánh giá là người có thể thực hiện các công việc sau: khi tìm hiểu một vấn đề, có thể nhận biết nó đúng hay sai, hay hay là dở, chính xác hay không chính xác, có giá trị hay không có giá trị.... Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định.
Mục tiêu của câu hỏi đánh giá nhằm kiểm tra xem HS có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý tưởng, giải pháp,…dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra. Hiệu quả kích thích tư duy HS khi đặt câu hỏi ở mức độ nhận thức thấp hay cao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của HS. Sẽ hoàn toàn vô tác dụng nếu GV đặt câu hỏi khó để HS không có khả năng trả lời được hoặc đặt câu hỏi quá dễ mà HS nào cũng có thể trả lời ngay mà không cần suy nghĩ. Sau khi HS trả lời xong, GV cần có nhận xét, động viên ngay những câu trả lời đúng cũng như câu trả lời chưa đúng.
Dưới đây là bảng các cấp độ nhận thức, hình thành kĩ năng và thái độ:
Các mức độ nắm vững kiến thức theo Bloom
Mức độ Định nghĩa Sự thực hiện
1. Nhận biết Nhắc lại sự kiện. Nhắc lại ĐL, công thức...
2. Thông hiểu Trình bày hoặc hiểu được ý nghĩa của các sự kiện.
Tìm được một trong các đại lượng liên quan công thức. 3. Vận dụng VDNL các nguyên lí và các trường
hợp riêng biệt.
Thiết kế được PA khi có đủ các thông số cần thiết.
4. Phân tích VDNL vào các TH phức hợp. TK được PA khi phải tìm các thông số cần thiết.
5. Tổng hợp VDNL vào các TH phức hợp để
trình bày một giải pháp mới. Tìm được lỗi trong các PA.
6. Đánh giá
VDNL vào các trường hợp để đưa ra các giải pháp mới và SS nó với các giải pháp đã biết khác.
Các cấp độ hình thành thái độ theo Bloom
Mức độ Định nghĩa Sự thực hiện, ví dụ
1. Tiếp nhận Mong muốn tham gia vào HĐ. Chú ý nghe giảng, tham gia các hoạt động lớp.
2. Có trả lời, đáp ứng Thể hiện tán thành hay không, chưa có lí lẽ.
Hoàn thành BT về nhà,tuân theo nội quy của trường. 3.Có lí lẽ, lượng giá Trở thành có GT với bản thân. Tin và bảo vệ cái đúng.
4. Được tổ chức HT Xây dựng thành HT có giá trị.
Cân bằng giữa các giá trị, giải quyết được các xung đột về giá trị. 5. Hình thành đặc trưng Hình thành đặc trưng, bản sắc riêng. Phối hợp trong các nhóm hoạt động hình thành thói quen.
Chƣơng 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÝ Ở THPT