8. Những chữ viết tắt trong đề tài
3.1. Các yêu cầu hình thành các định luật vật lý
Những kiến thức vật lí cơ bản tạo thành nội dung chính của môn vật lí. Thông qua việc hình thành kiến thức cơ bản đó mà thực hiện những khác của dạy học vật lí, trước hết là phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo, hình thành thế giới quan khoa học. Những kiến thức vật lí cơ bản bao gồm khái niệm vật lí, định luật vật lí, thuyết vật lí, những ứng dụng kĩ thuật của vật lí và các PP nhận thức vật lí phổ biến.
Bởi vậy, việc hình thành một số định luật VL cũng phải thỏa mãn những yêu cầu sau: Đảm bảo tính khoa học, hiện đại của kiến thức.
Những kiến thức vật lí đưa vào chương trình phải là những kiến thức đã được khoa học hiện đại khẳng định. Tuy nhiên, dạng hiện đại của chúng coa thể không còn là dạng đầu tiên khi chúng mới được xây dựng, bởi vì theo khoa học hiện đại đã xó những phương tiện mới để biểu đạt chúng hoặc đã tìm ra một con đường khác để hình thành chúng chặt chẽ hơn, ngắn gọn hơn.
Ví dụ: cơ học cổ điển lần đầu tiên được Niu-tơn trình bày dưới dạng hình học, nhưng ngày nay được trình bày dưới dạng giải tích ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu hơn. Mặt khác, khoa học có những phương tiện kĩ thuật thuận lợi hơn để khảo sát định lượng các quá trình cơ học, chẳng hạn như đệm không khí, đồng hồ điện tử chính xác đến 0,01s.
Đảm bảo học sinh có thể tham gia vào quá trình tái tạo ra những kiến thức trên. Như ta đã biết, cách tốt nhất để nắm vững kiến thức là phải tự mình làm ra nó. Mặt khác, chính vì thông qua hoạt động tự lực để tạo ra các kiến thức vật lí mà hình thành và phát triển năng lực trí tuệ của bản thân. Muốn thực hiện được yêu cầu này, GV phải phân chia tài liệu ra thành những phần nhỏ tương ứng với nhũng hành động không quá khó khăn phức tạp, nếu HS cố gắng một chút là có thể thực hiện được.
Đảm bảo những phương tiện vật chất và tinh thần cần thiết để học sinh có thể thực hiện các hành động học tập. Ví dụ: HS phải có kiến thức ban đầu có liên quan đến vấn đề giải quyết, có dụng cụ, máy móc để quan sát, làm thí nghiệm, đo lường nhằm thu nhập thông tin về giới thiệu tự nhiên.
Đảm bảo sự phát triển liên tiếp các mâu thuẫn nội tại của môn học vật lí mà việc giải quyết chúng sẽ dẫn đến kết quả là hình thành được kiến thức, kĩ năng, năng lực mới. Yêu cầu này không thể chấp nhận lối “truyền thụ một chiều” rất phổ biến trong dạy học hiện nay, đòi hỏi GV phải tạo ra được mâu thuẫn, làm cho HS ý thức được mâu thuẫn mà tích cực, tự lực tham gia giải quyết.
Những yêu cầu trên chỉ mới chú trọng đến mặt hoạt động nhận thức thuần túy, chứ chưa chú ý đến những tác động sư phạm khác nhằm điều hành qua trình dạy học từ đầu đến cuối. Ví dụ: gợi ý động cơ, hứng thú, củng cố, ôn tập, điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá.