8. Những chữ viết tắt trong đề tài
6.2. Nội dung thực nghiệm
Dạy một số tiết theo giáo án soạn của đề tài nghiên cứu.
6.3. Đối tƣợng thực nghiệm
Thực nghiệm trên con người, cụ thể là các đối tượng HS THPT, lớp 10 ban khoa học tự nhiên.
6.4. Kế hoạch giảng dạy
Thực hiện các tiết dạy học theo phân bố chương trình và theo thời khóa biểu.
6.5. Tiến trình thực hiện các bài học
Tiến trình thực hiện DH của 3 bài ( bài: 14, 15, 16 ) SGK Vật lý 10 theo mẫu thiết kế bài dạy đã được nêu ở chương 5. Nhằm tích cực hóa quá trình DH.
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
- Ba định luật Niu-tơn, viết phương trình của định luật II và III. - Các lực cơ học, các phương trình động học
2. Kỹ năng
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Giải được các bài tập có liên quan đến các loại lực cơ học
II. ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Định luật I Niutơn xác nhận rằng:
A.Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối.
B. Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất cứ vật nào khác.
C.Khi hợp lực tác dụng lên một vât bằng 0 thì vật không thể chuyển động được. D. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại.
Câu 2. Giatốc của vật sẽ thay đổi như thế nào nếu độ lớn lực tác dụng lên vật tăng lên hai lần và khối lượng của vật giảm đi 2 lần?
B. Gia tốc của vật giảm đi hai lần. C. Gia tốc vật tăng lên bốn lần. D. Gia tốc vật không đổi.
Câu 3. Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên nó giảm đi thì gia tốc của vật
A. tăng lên . B. giảm đi.
C. không thay đổi. D. bằng 0.
Câu 4. Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N. Biết góc của hai lực là 900. Hợp lực có độ lớn là
A. 1N. B. 2N. C. 15 N. D. 25N.
Câu 5. Một lo xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lo xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N, thì chiều dài của nó bằng :
A. 28cm. B. 48cm. C. 40cm. D. 22 cm.
Câu 6. Hai tàu thuỷ có khối lượng 50.000 tấn ở cách nhau 1km.Lực hấp dẫn giữa chúng là: A. 0,166 .10-9 N B. 0,166 .10-3 N C. 0,166 N D. 1,6 N Câu 7. Chọn đáp án đúng
Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách sẽ A. dừng lại ngay.
B. ngả người về phía sau. C. chúi người về phía trước. D. ngả người sang bên cạnh.
Câu 8. Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn: A. Tác dụng vào cùng một vật.
B. Tác dụng vào hai vật khác nhau. C. Không cần phải bằng nhau về độ lớn.
D. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá.
Câu 9. Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?
A. Không đẩy gì cả. B. Đẩy xuống. C. Đẩy lên. D. Đẩy sang bên.
Câu 10. Một vật có khối lượng 2,0kg lúc đầu đứng yên,chịu tác dụng của một lực 1,0N trong khoảng thời gian 2,0 giây. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là:
A. 0,5 m. B.2,0 m. C. 1,0 m. D. 4,0 m
Câu 11. Một người có trọng lượng 500N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn là :
A. bằng 500N. B. bé hơn 500N. C. lớn hơn 500N.
D. phụ thuộc vào gia tốc trọng trường g.
Câu 12. Một vật có khối lượng 5,0kg, chịu tác dụng của một lực không đổi làm vận tốc của nó tăng từ 2,0m/s đến 8,0m/s trong thời gian 3,0 giây. Lực tác dụng vào vật là :
A. 15N. B. 10N. C. 1,0N. D. 5,0N.
Câu 13. Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích:
A. tăng lực ma sát.
B. giới hạn vận tốc của xe.
C. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường. D. giảm lực ma sát.
Câu 14. Khi một vật chỉ chịu tác dụng của một vật khác duy nhất thì nó sẽ: A. Chỉ biến dạng mà không thay đổi vận tốc.
B. Chuyển động thẳng đều mãi mãi. C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều.
D. Bị biến dạng và thay đổi vận tốc cả về hướng lẫn độ lớn.
Câu 15. Ở trên mặt đất một vật có trọng lượng 10N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R ( R là bán kính Trái Đất ) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?
A. 1N. B. 2,5N. C. 5N. D. 10N.
Câu 16. Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6N, 8N và 10N. Góc giữa hai lực 6N và 8N bằng : A. 300. B. 450. C. 600. D. 900. Câu 17. Chọn đáp án đúng. Công thức định luật II Niutơn:
A. F ma . B.F ma. C. F ma. D. F ma . Câu 18. Chọn phát biểu đúng .
Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là A. đường thẳng.
B. đường tròn. C. đường gấp khúc. D. đường parapol
Câu 19. Gia tốc rơi tự do và trọng lượng của vật càng lên cao càng giảm vì: A. Gia tốc rơi tự do tỷ lệ thuận với độ cao.
B. Gia tốc rơi tự do tỷ lệ nghịch với độ cao của vật. C. Khối lượng của vật giảm.
D. Khối lượng của vật tăng.
Câu 20. Chọn đáp án đúng.
Trọng lượng của vật bằng trọng lực của vật A. bất kỳ lúc nào.
B. khi vật chuyển động có gia tốc so với Trái đất.
C. khi vât đứng yên hoặc chuyển động đều so với Trái Đất. D. không bao giờ.
Câu 21. Một người có khối lượng 50kg hút Trái Đất với một lực bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8m/s2
A. 4,905N. B. 49,05N. C. 490,05N. D. 500N.
A. 16N
B. 1,6N C. 1600N. D. 160N.
Câu 23. Một quả bóng có khối lượng 500g , bị đá bằng một lực 250N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với vận tốc bằng:
A. 0,01 m/s. B. 2,5 m/s. C. 0,1 m/s. D. 10 m/s
Câu 24. Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi. A.Xuất hiện khi vật bị biến dạng.
B.Luôn là lực kéo. C.Tỉ lệ với độ biến dạng.
D.Luôn ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng.
Câu 25. Một viên bi chuyển động đều trên mặt sàn nằm ngang, phẳng, nhẵn (ma sát không đáng kể). Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Gia tốc của vật bằng không.
B. Hợp lực tác dụng lên vật bằng không. C. Gia tốc của vật khác không.
D. Vận tốc trung bình có giá trị bằng vận tốc tức thời tại bất kỳ thời điểm nào.
Câu 26. Một vận động viên môn hốc cây (môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng với mặt băng là 0,10. Lấy g = 9,8 m/s2. Quãng đường quả bóng đi được là:
A. 51m. B. 39m. C. 57m. D. 45m.
Câu 27. Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là lực nào ?
A. Lực mà ngựa tác dụng vào xe. B. Lực mà xe tác dụng vào ngựa.
C. Lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất. D. Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.
Câu 28. Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 10N. Góc giữa hai lực bằng bao nhiêu để hợp lực cũng có độ lớn bằng 10N?
A. 900. B. 1200. C. 600. D. 00.
Câu 29. Viết phương trình quỹ đạo của một vật ném ngang với vận tốc ban đầu là 10m/s. Lấy g = 10m/s2.
A. y = 10t + 5t2. B. y = 10t + 10t2. C. y = 0,05 x2. D. y = 0,1x2.
Câu 30. Một vật được ném ngang từ độ cao h = 80 m với vận tốc đầu v0 = 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian và tầm bay xa của vật là:
A. 1s và 20m. B. 2s và 40m. C. 3s và 60m. D. 4s và 80m.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. Rất nhiều tai nạn giao thông có nguyên nhân vật lí là quán tính. Em hãy tìm ví dụ về điều đó và nêu cách phòng tránh tai nạn trong những trường hợp như thế. (1đ)
Câu 2. Một ô tô có khối lượng 2 tấn bắt đầu rời bến sau 50s vận tốc của ô tô đạt được là 36km/h. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe với mặt đường là 0,08. Lấy g = 10 m/s2. (Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động)
a. Tính gia tốc và quãng đường của ô tô đi được sau 50s (1đ)
c. Tính lực phát động của ô tô (1đ)
Sự phân chia các câu hỏi theo đánh giá Bloom
Biết Hiểu Vận dụng Phân tích Đánh giá
Câu 1, 3, 8, 9, 14, 17, 18, 24, Câu 1(TL). Câu 2, 7, 11, 13, 19, 20, 25, 27, Câu 2a(TL). Câu 4, 6, 10, 15, 21, 22, 18, 29, Câu 2c(TL). Câu 5, 12, 16, 23, 26, 30, Câu 2b (TL). Đáp án và thang điểm Câu 1 B Câu 16 D Câu 2 D Câu 17 A Câu 3 B Câu 18 D Câu 4 C Câu 19 B Câu 5 A Câu 20 C Câu 6 C Câu 21 C Câu 7 B Câu 22 B Câu 8 B Câu 23 D Câu 9 C Câu 24 B Câu 10 C Câu 25 C Câu 11 D Câu 26 A Câu 12 B Câu 27 D Câu 13 C Câu 28 B Câu 14 D Câu 29 C Câu 15 B Câu 30 D
Ma trận đề kiểm tra Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Phân tích Tổng hợp Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Lực. Tổng hợp lực và phân tích lực 2 0,4đ 1 1đ 1 0,2đ 1 1đ 5 2,6đ 2. Định luật I Niu - tơn 2 0,4đ 1 0,2đ 3 0,6đ 3. Định luật II Niu - tơn 2 0,4đ 1 0,2đ 1 1đ 3 0,6đ 2 0,4đ 9 2,6đ 4. Định luật III Niu - tơn 2 0,4đ 1 0,2đ 3 0,6đ 5. Lực hấp dẫn 1 0,2đ 1 0,2đ 6. Chuyển động của vật bị ném 1 0,2đ 1 0,2đ 1 0,2đ 3 0,6đ 7. Lực đàn hồi 1 0,2đ 1 0,2đ 2 0,4đ 8. Lực ma sát 1 0,2đ 0,2đ 1 9. HQC có gia tốc. Lực QT 1 1đ 3 0,6đ 1 0,2đ 5 1,8đ 10. Lực hướng tâm và lực QTLT. Hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng 2 0,4đ 2 0,4đ 8 1,6đ 1 1đ 8 1,6đ 1 1đ 8 1,6đ 1 1đ 6 1,2đ 1 1đ 34 (10đ) 26,5% 26,5% 26,5% 20,5% 100% 6.6. Kết quả
Em chưa có điều kiện áp dụng đề tài này vào thực tiễn giảng dạy, sau này khi về trường THPT em sẽ thực hiện thêm.
KẾT LUẬN
Qua thời gian nổ lực làm việc, đề tài đã được hoàn thành. Có thể khẳng định những phương pháp nghiên cứu đã đề ra ban đầu là phù hợp, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu đề tài. Nhìn chung đề tài đã đạt được những mục tiêu đề ra. Sau đây em xin điểm lại những mục tiêu đã đạt được:
- Em đã nghiên cứu lý thuyết về việc phát huy năng lực sáng tạo của học sinh khi giảng dạy các định luật cơ bản
- Em đã nghiên cứu qui trình soạn giáo án và đã thấy được tầm quan trọng của từng bước trong qui trình, cách thực hiện qui trình.
- Em đã vận dụng lý thuyết để nghên cứu soạn giáo án các bài động lực học chất đêỉm, Vật lý 10 Nâng cao.
- Học sinh có thái độ tích cực, tự lực hơn đối với việc học và tiếp thu kiến thức mới tốt hơn nhờ cách tổ chức và hệ thống câu hỏi định hướng của giáo viên
Những việc chưa làm:
- Phần nghiên cứu lý thuyết còn chưa sâu sắc, chưa đầy đủ
- Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc soạn giáo án và giảng dạy nên em có nhiều lúng túng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Mai Khanh, Bài giảng Tâm lí học XH và giao tiếp XH. ĐH CT 2002. [2] Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư,… Vật lí 10 nâng cao. NXB giáo dục.2006. [3] Lê Phước Lộc, Trần Quốc Tuấn,… Lý luận dạy học Vật lí ở THPT. ĐHCT.2004. [4] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế. Phương pháp dạy học Vật lí ở Trường THPT. NXB Đại học Sư phạm. 2002.
[5] Phạm Hữu Tòng. Lý luận dạy học Vật lí ở Trường THPT. NXB giáo dục. 2001. [6] Phạm Hữu Tòng. Dạy học Vật lí ở THPT theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. NXB ĐH Sư phạm. 2004.
[7] Phạm Hữu Tòng. Hình thành kiến thức, kỹ năng phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí. NXB giáo dục. 1996.
[8] Trần Quốc Tuấn. Bài giảng Lý luận dạy học Vật lí ở THPT. ĐHCT. 2007. [9] Trần Quốc Tuấn. Bài giảng Phân tích chương trình Vật lí THPT. ĐHCT. 2000. [10] Trần Quốc Tuấn. Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Vật lí ở THPT. Bồi dưỡng giáo viên THPT chu kỳ 3. ĐHCT. 2004.
[11] Trần Quốc Tuấn. Chuyên đề PPDH Vật lí NC. ĐH Cần Thơ. 2004.
[12] Trần Quốc Tuấn. Đổi mới PPDH Vật lí lớp 10. Hội nghị bồi dưỡng giáo viên cốt cán các tỉnh (thành phố) thực hiện chương trình SGK lớp 10 THPT. 2007.
[13] Phạm Quý Tư… Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK Vật lí 10 nâng cao. Bộ GD-ĐT. 2006.