Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng côn trùng nước ở vài suối thuộc lưu vực sông mã, tỉnh thanh hóa luận văn ths sinh học (Trang 31 - 35)

Vị trí địa lý

Sông Mã là con sông lớn nhất miền Trung, có chiều dài 512 km, phần chảy qua Thanh Hóa có chiều dài 242 km. Bắt nguồn từ dãy núi Pu Huổi Long, ở độ cao 2.178m thuộc huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, sông chảy theo hƣớng Tây Bắc- Đông Nam qua 4 tỉnh trong nƣớc là Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa và tỉnh Sầm Nƣa của nƣớc Lào rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ theo ba cửa sông chính là Lạch Hới (cửa Hới), Lạch Trƣờng và Lạch Sung.

Địa hình

Phân chia theo địa giới: sông Mã chủ yếu chảy trên vùng núi và trung du.

25

- Vùng núi và trung du: gồm các huyện Mƣờng Lát, Quan Hóa có độ cao từ 200-600m, độ dốc trên 25° và các huyện Bá Thƣớc, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc có độ cao 150-200m, độ dốc từ 15-20°, chủ yếu là các đồi thấp, đỉnh bằng, sƣờn thoải.

- Vùng đồng bằng: gồm các huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Hà Trung, TP. Thanh Hóa. Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình từ 5-15m so với mực nƣớc biển. Tuy nhiên một số nơi trũng nhƣ Hà Trung có độ cao chỉ khoảng 0-1m. Đặc điểm địa hình vùng này là sự xen kẽ giữa vùng đất bằng với các đồi thấp và núi đá vôi độc lập.

- Vùng cửa sông ven biển: gồm các huyện Quảng Xƣơng, thị xã Sầm Sơn, Hậu Lộc, Nga Sơn. Đây là vùng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có địa hình lƣợn sóng chạy dọc bờ biển, độ cao trung bình 3-6m.

Phân chia theo lưu vực sông: sông Mã có hai nguồn, một từ núi Pu Huổi

Long cao 2.178m ở phía Tây Tuần Giáo (Điện Biên) xuống, một từ sƣờn Bắc Pu Sam Sao (thuộc Lào) cao 1.897m đổ về. Lƣu vực có độ cao bình quân lớn, khoảng 762m, độ dốc bình quân lƣu vực khoảng 17,6%. Dòng chính sông Mã chảy qua 54 ghềnh thác và chia làm 3 đoạn nhƣ sau:

- Thƣợng lƣu: Từ nguồn về tới Hồi Xuân (Quan Hoá). Lòng sông ở thƣợng lƣu hẹp và sâu, hai bờ là vách đá dựng đứng, nhiều ghềnh thác (44 ghềnh thác), đáy có nhiều đá ngầm, độ dốc đáy sông lớn, nƣớc chảy mạnh và xâm thực lớn. Trên đất Lào, sông Mã chảy qua vùng đá hoa cƣơng, lòng sông hẹp và nhiều mỏm đá lởm chởm.

- Trung lƣu: từ Hồi Xuân về tới Phong Ý (thuộc xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy), lòng sông mở rộng, ít ghềnh thác hơn (10 ghềnh thác), độ dốc đáy sông thấp rõ rệt chỉ còn khoảng 1-3%.

- Hạ lƣu sông Mã có thể kể từ Phong Ý, lòng sông mở rộng và độ dốc đáy sông chỉ còn khoảng trên 1‰.

Sông Mã chảy vào vùng đồng bằng thuộc các huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Hoằng Hóa của Thanh Hóa. Dòng sông rộng hẳn ra, nƣớc chảy chậm và đổ ra biển

26

theo ba phân lƣu: sông Lèn chảy ra cửa Lạch Sung, sông Tào Xuyên chảy ra cửa Lạch Trƣờng, sông Lạch Trào chảy ra cửa Hới. Đặc điểm sông Mã thể hiện rõ tính chất của một dòng sông miền núi: lòng sông hẹp, độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, nƣớc chảy xiết.

Khí hậu

Lƣu vực sông Mã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vào mùa mƣa có mùa gió mùa Đông Nam, gió Lào, thƣờng từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, nhiều bão. Mùa khô có gió mùa Đông Bắc, thƣờng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ và độ ẩm thấp. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 24oC.

Độ ẩm

Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhƣng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85%, phía Nam có độ ẩm cao hơn phía Bắc, khu vực núi cao ẩm ƣớt hơn và có sƣơng mù. Mùa mƣa độ ẩm không khí thƣờng cao hơn mùa khô từ 10-18%.

Chế độ mưa

Mùa khô lƣợng mƣa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lƣợng mƣa cả năm, khô hạn nhất là tháng 1, lƣợng mƣa chỉ đạt 4-5 mm/tháng. Ngƣợc lại, mùa mƣa tập trung tới 80 -85% lƣợng mƣa cả năm, mƣa nhiều nhất vào tháng 8. Ngoài ra, trong mùa này thƣờng xuất hiện giông, bão kèm theo mƣa lớn gây lũ lụt.

Vùng núi cao và trung du: ba tháng 7, 8, 9 có mƣa nhiều nhất. Lƣợng mƣa tại huyện Cẩm Thủy trong ba tháng trên là cao nhất, chiếm đến 62% lƣợng mƣa trong năm của huyện này. Trong vùng, tháng có mƣa lớn nhất là tháng 8, chiếm 17-20% lƣợng mƣa trong năm, tháng có mƣa ít nhất là tháng 12, chỉ chiếm 1-2% lƣợng mƣa trong năm.

Vùng đồng bằng: Ba tháng có mƣa nhiều nhất là 8, 9, 10. Lƣợng mƣa tại huyện Hậu Lộc trong ba tháng trên là cao nhất, chiếm đến 60% lƣợng mƣa trong năm của huyện này. Trong vùng, tháng 9 có lƣợng mƣa cao nhất, chiếm khoảng 18-

27

26% lƣợng mƣa trong năm và tháng thấp nhất là tháng 1, chiếm 1% lƣợng mƣa trong năm.

Vùng ven biển phía Bắc, ba tháng mƣa nhiều nhất là 7, 8, 9. Trong ba tháng trên, nơi có lƣợng mƣa thấp nhất là thị xã Sầm Sơn với 46% lƣợng mƣa trong năm, nơi cao nhất là Lạch Trƣờng với 59% lƣợng mƣa trong năm. Tháng có mƣa nhiều nhất là tháng 9, chiếm khoảng 24-26% lƣợng mƣa trong năm và tháng thấp nhất là tháng 1, chỉ chiếm 1-2% lƣợng mƣa trong năm.

Thủy văn

Tƣơng tự với mùa khí hậu là hai mùa dòng chảy. Mùa lũ thƣờng xảy ra từ tháng 6 đến tháng 10 ứng với mùa mƣa, mùa cạn thƣờng bắt đầu từ các tháng 11 đến tháng 5 năm sau ứng với mùa khô. Mùa lũ trên sông Mã thƣờng đến sớm hơn sông Chu, phù hợp với sự chậm dần về phía Nam của các hiện tƣợng thời tiết nƣớc ta.

Dòng chảy trên sông biến đổi mạnh theo không gian và thời gian. Sự phân phối dòng chảy trong năm của sông Mã mang đặc điểm chung của các sông vừa và lớn, có nghĩa là đều có dạng 1 đỉnh với đỉnh cao nhất xuất hiện vào tháng 8 hoặc tháng 9, ứng với thời điểm lũ cao nhất trong năm. Tại Cẩm Thủy, mức thay đổi dòng chảy là khá lớn, lƣu lƣợng dòng chảy tháng 3 là 104 m3/s, chỉ bằng 1/3 lƣu lƣợng bình quân năm (360 m3/s) và bằng 1/8 lƣu lƣợng bình quân tháng lớn nhất (tháng 8).

Dòng chảy mùa lũ: Mùa lũ trên sông Mã thƣờng kéo dài 4-5 tháng. Thời gian xuất hiện lũ thƣờng từ tháng 6 đến tháng 10. Ba tháng liên tục có lũ lớn nhất trong năm là các tháng 7, 8, 9. Phần thƣợng nguồn và trung lƣu nằm sâu trong lục địa, nơi có địa hình chủ yếu là đồi núi, mùa lũ thƣờng đến sớm hơn phần hạ lƣu khoảng 1 tháng. Phần hạ lƣu sông Mã trong vùng đồng bằng có độ dốc sông nhỏ, nhiều khúc uốn quanh co và tiếp nhận thêm nƣớc từ phụ lƣu nên lũ ở vùng hạ lƣu thƣờng lớn và kéo dài, gây ngập úng cho đồng bằng.

28

Lƣợng nƣớc trong dòng chảy mùa lũ chiếm 73-74% tổng lƣợng nƣớc trong năm. Các trận lũ lớn trên lƣu vực sông Mã thƣờng do bão, áp thấp nhiệt đới hoặc không khí lạnh gây nên mƣa lớn. Tháng có dòng chảy lớn nhất trên lƣu vực là tháng 9, đây cũng là thời điểm có tần suất xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới lớn nhất trong năm.

Dòng chảy mùa cạn: Mùa cạn thƣờng kéo dài từ 7 đến 8 tháng với lƣợng nƣớc trong dòng chảy chiếm 26-27% tổng lƣợng nƣớc trong năm. Ba tháng liên tiếp có dòng chảy nhỏ nhất thƣờng rơi vào tháng 2, 3, 4. Tháng có lƣợng dòng chảy nhỏ nhất là tháng 3, chỉ chiếm khoảng 2,4-2,5% lƣợng nƣớc trong năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng côn trùng nước ở vài suối thuộc lưu vực sông mã, tỉnh thanh hóa luận văn ths sinh học (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)