chống ĐH 1-77)
6.2.1 Phần bản mặt và bản đáy
a) Diện tích cố thép chịu kéo Fa:
Sử dụng các công thức thông thường tính diện tích cốt thép trong cấu kiệu chịu uốn cốt thép đơn theo công thức:
- b : Chiều rộng băng tính toán lấy bằng 100cm - γo: Tra bảng căn cứ vào trị số Ao với
(6.2)
- Ru: cường độ chịu nén khi uốn của bê tông M250 bằng 0.9MPa b) Kiểm tra lực cắt
Kiểm tra theo ứng suất chính kéo: chỉ tiến hành đối với những công trình yêu cầu bảo đảm cường độ chịu kéo trong bê tông ứng suất chính kéo:
(6.3) - z : cánh tay đòn nội lực, gần đúng lấy bằng 0.9ho
- Kiểm tra theo giai đoạn phá hoại: tiến hành ở tất cả các tường chắn. Khi KQ≤ Rk.bho thì bố trí cốt thép theo yêu cầu cấu tạo bằng cách uốn khoảng ½ đến 1/3 số thanh từ nhịp lên gối, ngoài ra tại các nách có thể đặt thêm các thanh nách cấu tạo ϕ 10÷20mm
c) Kiểm tra nứt
Do trong tính toán về cấu tạo đã tính toán bổ xung và cải tiến kết cấu nên không cần thiết kiểm tra nứt nữa.
6.2.2 Phần bản chống (phần thêm) a) Cốt thép nghiêng
Bỏ qua lực dọc, tính diện tích cốt thép nghiêng theo kết cấu chịu uốn (6.4)
- Φ : Góc nghiêng của tường chống với phương thẳng đứng (độ) - Fa : Diện tích cốt thép nghiêng (cm2)
b) Cốt thép ngang và đứng
Chịu lực kéo rời của bản mặt và bản với trụ chống Lực kéo rời: z ≈ qk.lk
Cốt thép ngang và đứng đều chọn loại 2 nhánh.
Chiều dày lớp bảo vệ đối với cốt thép nghiêng là 7cm ( tính đến tim cốt thép chịu lực), đối với cốt ngang và đứng là 4cm.
6.2.3 Tính toán cụ thể
Xác định diện tích cốt thép bản tường: Phân đoạn Fa (cm2) Đoạn 0 49.3 Đoạn 1 15.8 Xác định diện tích cốt thép bản đáy: Phân đoạn Fa (cm2)
Khi thiết kế các loại lưới cốt thép phải xét đến cấc yêu cầu về thống nhất hóa các kích thước biên, bước và đường kính của cốt thép dọc và cốt thép ngang. Lưới phải thuận tiện cho vận chuyển và lắp đặt chúng vào trong khối đổ bê tông.
6.3.1.2 Khung cốt thép
Khung cốt thép được cấu tạo bởi các thanh cốt thép chịu lực đặt ở vùng chịu nén và chịu kéo và chúng liên kết với nhau (qua chiều dày của bê tông và bản tường) bằng các thanh cốt thép xiên hoặc ngang cần thiết theo sơ đồ bố trí cốt thép, cũng như bằng các thanh cốt thép ngang thay cho các thanh giằng ván khuôn hoặc các thanh đứng lắp ráp đỡ cốt thép.
Sơ đồ các khung cốt thép thẳng đứng trong tường phải đảm bảo được khả năng cố định ván khuôn thẳng đứng vào các nút của khung mà không cần thanh giằng.
Nhất thiết phải hàn các khung vào các thép chờ của khối bê tông bên dưới hoặc ngàm chúng vào khối bê tông bên dưới.
Trong các khung cốt thép phẳng không nên dùng quá hai cỡ đường kính cốt thép dọc và chỉ nên mộ cỡ đường kính cốt thép ngang.
Trong khung hàn thường phải hàn ở tất cả các điểm giao nhau của các thanh dọc và thanh ngang.
Các khung cốt thép không gian phải được cấu tạo đủ cứng để có thể xếp kho chuyên chở và thanh ngang.
Các khung cốt thép không gian phải được cấu tạo đủ cứng để có thể xếp kho chuyên chở và để giữ đúng vị trí thiết kế của chúng trong khối đổ bê tông. Độ cứng không gian của chúng phải được đảm bảo bằng cách bố trí trong các trường hợp cần thiết các liên kết hàn hoặc dưới dạng các thanh chéo, các bản nhỏ.v.v...
6.3.1.3Kết cấu cốt thép chịu lực
Cho phép dùng các khung cố thép hàn chịu lực trong đó có cốt thép chịu lực, chịu các tải trọng thi công (trọng lượng bê tông mới đổ, các máy móc thi công, các ô tô vận chuyển...) trong các trường hợp khi kết quả tính toán kinh tế kỹ thuật khẳng định sử dụng chúng hợp lý hơn so với sử dụng các phần tử bê tông cốt thép lắp ghép.
Không được phép tăng diện tích mặt cắt cốt thép đã được xác định bằng tính toán theo các tải trọng khai thác để chịu tải trọng trong thời kỳ thi công.
Kết cấu cốt thép chịu lực là cấc phân tử hàn kiểu ô lưới có độ bền và độ cứng đủ để chịu mọi tải trọng tác dụng lên kết cấu trước khi bê tông đông cứng đạt được độ bền cần thiết.
Cốt thép giàn không gian là hai hoặc nhiều giàn phẳng liên kết lại. Để đảm bảo được độ cứng và độ bất biến hình của giàn nên làm các phần tử chính chịu nén (các thanh đứng và thanh đai) bằng thép hình và phải kể chúng vào trong mặt cắt tính toán của các cốt thép chịu lực khi tính toán độ bền của các phần tử bê tông cốt thép.
Dùng các giàn cốt thép chịu lực làm cốt thép cho phần công son của tường chắn.
Liên kết mạng ô lưới vào các thanh đai của giàn theo kiểu ruột gà thông thường được thực hiện bằng các mối hàn hai bên, được tính toán theo hiệu số giữa các nội lực trong các panne kế nhau của thanh đai không được phép cắt các thanh ở đỉnh sóng của đoạn ruột gà.
Chỉ nên liên kết các thanh của mạng ô lưới vào các thanh đai bằng các bản nối đối với các giàn cốt thép chịu lực quan trọng nhất.
6.3.2 Bố trí cốt thép
6.3.1.1 Bố trí cốt thép cho bản tường
Các phần tử thẳng đứng của các kết cấu bê tông cốt thép nên bố trí cốt thép theo các sơ đồ sau:
a) Các giàn cốt thép thẳng đứng với các các paket cốt thép nằm ngang;
b) Các giàn cốt thép nằm ngang và nghiêng với các paket cốt thép thẳng đứng; c) Các khối cốt thép trong đó liên kết toàn bộ các cốt thép chịu lực theo tất cả các hướng;
d) Các panen cốt thép, bao gồm các cốt thép chịu lực theo hai hướng, các anen cốt thép ghép đôi hoặc một phía tùy thuộc vào sức nâng của cần cẩu, gối lên giàn cốt thép thẳng đứng hoặc lên cột chống xiên;
6.3.1.2 Bố trí cốt thép cho bản đáy
Nên thực hiện việc đúc bê tông sàn bằng:
a) Các bộ phận bê tông cốt thép lắp ghép chịu lực (các rầm có mặt cắt hình chữ T); b) Các giàn cốt thép chịu lực có ván khuôn theo vào thanh đai dưới của giàn hoặc
a) Khi đổ bê tông nếu các thanh cốt thép ở vị trí nằm ngang hoặc nghiêng, không được nhỏ hơn 25mm đối với cốt thép phía dưới và không được nhỏ hơn 30mm đối với cốt thép phía trên. Khi cốt thép phía dưới nhiều hơn hai hàng theo chiều cao thì khoảng cách giữa các thanh theo hướng nằm ngang (trừ các thanh ở hai hàng dưới) cũng không được nhỏ hơn 5mm.
b) Khi đổ bê tông nếu ở các thanh cốt thép ở vị trí thẳng đứng, không được nhỏ hơn 50mm. Trong các kếu cấu bê tông cốt thép khối lớn, khoảng cách khe sáng giữa các thanh cốt thép chịu lực theo chiều rộng của mặt cắt phải được xác định theo kích thước của cốt liệu bê tông, nhưng không được nhỏ hơn 2.5 lần.
6.3.2 Bố trí cốt thép cho tường sườn chống
Mặt cắt ngang bố trí cốt thép tường sườn chống
KẾT LUẬN
Qua 14 tuần làm đồ án với sự hướng dẫn của TS. Thiều Quang Tuấn em đã hoàn thành đồ án với kết quả như sau:
- Nêu và phân tích các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội (dân sinh, kinh tế xã hội, vị trí địa lí, đặc điểm địa hình, đặc điểm địa chất, đặc điểm khí hậu khí tượng, đặc điểm thuỷ văn - hải văn của khu vực Tuy Hòa, Phú Yên) để đưa ra phương án xây dựng công trình.
- Phân tích và chọn lựa phương án bảo vệ bờ cho khu vực dự án (KM5+00 KM5+520).
- Sơ bộ thiết kế đê biển tường đứng có bản chống để bảo vệ bờ biển, tính toán được ổn định, trượt.
Tuy nhiên do thời gian có hạn mà việc thiết kế một tuyến kè biển đòi hỏi người thiết kế phải thật sự am hiểu về khu vực thì mới có thể xây dựng lên một công trình thật sự hiệu quả do đó trong quá trình tính toán sẽ không tránh khỏi có những sai sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và toàn thể bạn đọc.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số tồn tại sau :
Do thời gian và lượng kiến thức còn hạn chế nên kết quả của nghiên cứu chưa được cao, hiệu quả chưa được như mong muốn. Vì vậy em mong rằng hướng nghiên cứu này sẽ được tiếp tục phát triển trong các khóa tiếp theo.