Phân tích đề xuất hai phương án kết cấu và bố trí kết cấu cho từng phân đoạn

Một phần của tài liệu Thiết kế công trình bảo vệ bờ biển tuy hoà – phú yên (bản vẽ + thuyết minh) (Trang 40 - 43)

Xét về mặt hình thức kết cấu, tường chắn có hai loại chính: - Tường chắn dất trọng lực bằng bê tông;

- Tường chắn bằng bê tông cốt thép

Theo điều (4-1) TCXD 57-73, việc lựa chọn kết cấu tường chắn cần phải dựa trên cơ sở so sánh kinh tế kỹ thuật, yêu cầu và điều kiện thi công, tính chất và trình hình địa chất công trình.

Tường chắn trọng lực bằng bê tông có ưu điểm là dễ thi công, tính chống nứt và chống thấm cao, tiết kiệm thép, nhưng nhược điểm của nó là khối lượng bê tông nhiều, chưa tận dụng hết khả năng chịu lực của bê tông, ứng suất nhiệt lớn. Cho nên việc sử dụng chỉ hạn chế cho những tường có chiều cao không lớn.

Cũng có thể khắc phục các nhược điểm trên bằng cách dùng tường chắn kiểu hộp, kiểu tổ ong trong đó một phần lớn khối lượng bê tông được thay thế bằng vật liệu đất đá, phân vùng số hiệu bê tông trong thân tường để bảo đảm sự làm việc hợp lý của vật liệu, phân đoạn khe thì công nhằm giảm bớt ứng suất do nhiệt độ.

Tường chắn bằng bê tông cốt thép có ưu điểm là lựa chọn được mặt cắt hợp lý, khối lượng bê tông giảm nhỏ, có thể tiền hành lắp ghép dê dàng. TCXD 57-73 không phân định ranh giời cụ thể giữa tường chắn toàn khối và tường chắn lắp ghép. Song qua kinh nghiệm thực tiễn của các nước có thể dùng biện pháp lắp ghép cho tường chắn nêus thỏa mãn một trong các yêu cầu sau:

- Hạ giá thành công trình xây dựng và nâng cao tốc độ thi công.

- Giá thành công trình không hạ nhưng rút ngắn được thời hạn thi công.

Đối với tường thấp thì mặt cắt ngang có ngực tường nghiêng hoặc thẳng đứng là hợp lý nhất. Còn đối với tường vừa và cao thì dùng loại ngực và lưng tường xiên về phía đất đắp, đồng thời tấm đáy được nhô ra phía trước.

Thường ở những đoạn khác nhau chiều cao tường khác nhau vì thế cần thay đổi tiết diện ngang cho thích hợp

Hình 4.1.Tường chắn trọng lực bê tông

Hình 4.2.Tường chắn trọng lực có gia cố

Đối với tường chắn thủy công, khớp nối cố định phải có vật chắn nước và dễ tu sửa. Khoảng cách giữa các khớp nối tùy theo kích thước của công trình, số hiệu bê tông, mức độ chuyển vị và tính chất nền quyết định.

Tường chắn bằng bê tông thì theo ΓOCT-4326-48, khoảng cách giữa các khớp nối không được lớn hơn 15m (Điều 4-10).

Khi tường chắn có chiều cao lớn thì có thể dùng loại có mố đỡ hoặc đai đỡ để tăng thêm khả năng chống lật của tường (Hình 4.2)

Theo điều (4-13) cũng có thể tăng cường tính ổn định của tường chắn bằng cách làm cho mặt dưới của bản đáy nghiêng một góc β <100 về phía lưng tường hoặc dùng cốt thép neo tường vào nền đá (Hình 4.3).

Hình 4.3. Dùng cốt thép neo tường vào nền đá 4.1.2 Tường chắn tiết diện chữ L không có sườn.

Loại tường này có 2 phần: bản tường và bản đáy. Tường chắn tiết diện chữ L không có sường chỉ

thích hợp khi chiều cao của tường không vượt quá 5m. Có thể thi công toàn khối hoặc lắp ghép. Cấu kiện lắp ghép có thể là một khối chỉnh thể theo tiết diện ngang của tường (chữ L) và có bề rộng từ 1.5÷2.5m được lắp ráp theo chiều dài của tường (Hình 4.4).

Hình 4.4.Tường chắn tiết diện chữ L cấu tạo bởi những cấu kiện lắp ghép có tiết diện chỉnh thể

Để tiện việc thi công, vận chuyển và lắp ráp với những tường chắn có chiều cao từ 3÷5m cấu kiện lắp ghép có thể phân thành 2 mảnh riêng biệt: bản tường và bản đáy.

Hình 4.5. Tường chắn được cấu tạo bởi hai mảnh lắp

Hình 4.6. Tường chắn có cốt thép ứng suất trước

a) Sơ đồ bố trí cốt thép căng; b) sơ đồ mômen uốn do tải trọng gây ra.

Một phần của tài liệu Thiết kế công trình bảo vệ bờ biển tuy hoà – phú yên (bản vẽ + thuyết minh) (Trang 40 - 43)