Tính khối lượng và giá thành các phương án, chọn ra phương án tối ưu nhất để thiết kế chi tiết

Một phần của tài liệu Hồ chứa nước lả hôm nằm ở phía tây thị xã sơn la (Trang 47 - 49)

nhất để thiết kế chi tiết

6.3.1 Mục đích - Yêu cầu

Trong phần tính toán sơ bộ ta đã xác định các kích thước cơ bản của các hạng mục công trình cho từng phương án. Trên cơ sở đó, ta đi tính toán khối lượng các hạng mục công trình chủ yếu, tìm ra tổng vốn đầu tư cho từng phương án, qua đó xác định được phương án tối ưu là phương án có giá thành hạ, đạt yêu cầu về kỹ thuật. Để đơn giản trong tính toán nhưng vẫn bảo đảm được mức tin cậy, ta có thể bỏ qua những hạng mục công trình có khối lượng thay đổi không nhiều và đơn giá thấp vì giá thành không chênh lệch nhiều lắm. Trên cơ sở đó, ta không tính toán giá

Trang 48

thành của công trình lấy nước, đá lát mái thượng lưu đập, trồng cỏ mái hạ lưu, khối lượng vật thoát nước, tiêu năng và kênh dẫn thượng, hạ lưu tràn.

6.3.2 Tính toán khối lượng và giá thành công trình 6.3.2.1 Khối lượng đất đắp đập

Dựa vào bình đồ vị trí xây dựng công trình, ta vẽ mặt cắt dọc đập và ngang đập ở các vị trí khác nhau. Ta chia đập thành nhiều đoạn ngắn có chiều dài li tương ứng sao cho ở mỗi đoạn có địa hình nền đập tương đối bằng phẳng (mặt cắt đập ít thay đổi). Sau đó tính diện tích tại các mặt cắt rồi tính diện tích trung bình mặt cắt ngang của đoạn đập li.

Cuối cùng khối lượng đập được tính theo công thức: V=∑=n i li fi 1 .

Với mỗi phương án Btr khác nhau ta sẽ tính được một khối lượng đất đắp đập cụ thể. Khối lượng đập ứng với các phương án Btr được ghi ở bảng sau:

Bảng 6.3.1: Tổng hợp khối lượng đất đắp đập

Btr Vđập (m3) Đơn giá (đ/m3) Thành tiền(đ)

21 213617,53 12000 2563,41.106

24 205690,98 12000 2468,29.106

27 202652,52 12000 2431,83.106

6.3.2.2 Khối lượng đất bóc nền đập và nạo vét lòng sông

Do cao trình đập sai khác nhau không nhiều nên khối lượng đất bóc nền đập và nạo vét lòng sông ở 3 phương án là xấp xỉ nhau nên ở phần này ta không tính đến.

6.3.2.3 Tính toán khối lượng tràn xã lũ a. Khối lượng đất đào, đất đắp

Khối lượng đất đào làm tràn gồm phần kênh thượng lưu, ngưỡng tràn, dốc nước và bể tiêu năng. Ở phần tính toán sơ bộ ta chỉ đi tính những hạng mục chủ yếu như ngưỡng tràn, dốc nước.

: Bảng 6.3.2: Khối lượng đất đào và đắp

Btr Khối lượng đào Khối lượng đắp

V đào(m3) Đơn giá Thành tiền Kl đắp(m3) Đơn giá Thành tiền

21 45965,26 8000 367,72.106 3473 12000 41,68.106

27 52184 8000 417,47.106 3071,8 12000 36,86.106

b. Khối lượng bê tông cốt thép thi công tràn :

Khối lượng bê tông cốt thép M200 thi công tràn bao gồm khối lượng bê tông tràn và dốc nước. Ngoài ra còn có bê tông lót M100 dày 10 cm đổ ở dưới lớp bê tông cốt thép ở ngưỡng tràn và dốc nước.

Bảng 6.3.3: Khối lượng bê tông cốt thép thi công tràn

Btr Bêtông M200 Bêtông100

V(m3) Đơn giá Thành tiền V (m3) Đơn giá Thành tiền

21 2105,645 1300000 2737,34.106 334,76 600000 200,86.106 24 2285,834 130000 2971,00.106 373,08 600000 223,85.106 24 2285,834 130000 2971,00.106 373,08 600000 223,85.106

27 2464,92 130000 3204,40.106 411,24 600000 246,74.106

6.3.3. Tổng hợp giá thành các phương án

Từ kết quả tính toán ở trên ta có bảng tổng hợp giá thành công trình ứng với các phương án Btr như sau :

Bảng 6.3.4 : Tổng hợp giá thành công trình

Btr 21 24 27

Thành tiền 5911,01.106 6094,67.106 6337,3.106

Kết luận : Theo kết quả trên ta thấy phương án Btr = 21(m) cho tổng giá thành công trình là nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo được các điều kiện kỹ thuật..

Vậy ta chọn phương án thiết kế là : Btr = 21 (m).

Một phần của tài liệu Hồ chứa nước lả hôm nằm ở phía tây thị xã sơn la (Trang 47 - 49)