- Áp lực đất chủ động:
9.1 Vị trí, nhiệm vụ và hình thức cống
9.1.1 Vị trí cống
Vị trí của cống lấy nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện địa hình, địa chất, vị trí khu tưới, cao trình khống chế đầu kênh tưới …
Nguyên tắc bố trí là sao cho toàn bộ cống được đặt trên nền ổn định.
Từ vị trí của khu tưới ta thấy rằng nên đặt cống ở phía bờ phải của đập để thuận tiện cho việc lấy nước cũng như là dẫn nước và ít phải xây dựng các công trình chuyển tiếp tuyến cống vuông góc với tuyến đập .
Ở vị trí này, tuyến cống được đặt trên nền đá, lớp trên là lớp đá phong hóa còn lớp dưới là đá tương đối rắn chắc.
9.1.2 Nhiệm vụ và cấp công trình
Cống có nhiệm vụ lấy nước đảm bảo tưới đủ cho 360 ha cây cà phê, 40 ha cây lúa nước 2 vụ, một vụ màu và cung cấp nước sinh hoạt cho trên 2000 dân.
Từ đó ta xác định được cống là công trình cấp III.
9.1.3 Hình thức cống
9.1.3.1 Hình thức cống lấy nước
Vì cống đặt dưới đập đất, mực nước thượng lưu khi lấy nước thay đổi nhiều (từ MNC đến MNDBT) nên hình thức hợp lý là cống ngầm lấy nước không áp có tháp van để điều tiết lưu lượng.
9.1.3.2 Kết cấu – Vật liệu
- Mặt cắt ngang của cống là mặt cắt chữ nhật, kích thước b x h, 1 khoang. - Vật liệu làm cống là bê tông cốt thép M200.
9.1.3.3 Sơ bộ bố trí cống
Từ vị trí đặt cống và mặt cắt đập đã có, ta sơ bộ bố trí cống để từ đó xác định
chiều dài cống làm căn cứ cho việc tính toán thủy lực cống sau này.
Để sơ bộ xác định chiều dài cống, có thể chọn cao trình đáy cống thấp hơn MNC từ 1-1,5 m. Ở đây ta chọn cao trình đáy cống thấp hơn MNC là 1 m từ đó ta xác định được:
+ Cao trinh đáy cống Zđáy cống = MNC – 1 = 672 – 1 = 671 (m). + Chiều dài cống là Lcống = 105,25(m).
9.1.4 Tài liệu thiết kế cống :
- MNC = +672 m - MNDBT = + 681 m
- Lưu lượng thiết kế : QTK = 0,8 ( m3/s)
- Cao trình mực nước khống chế đầu kênh sau cống là : Zkc = 671,8 (m) Vị trí đặt tháp van ở giữa mái đập thượng lưu.
+ Chiều dài cống là Lcống = 105,25 (m)
+ Đoạn từ cửa vào đến vị trí đặt tháp van là L1 = 30,25(m) + Đoạn từ tháp van đến cửa ra là L2 = 75 (m)