+ ]J K n: građiên thấm cho phép phụ thuộc vào loại đất nền đập
8.4 Tính đường mặt nước trên dốc nước
8.4.1 Dạng đường mặt nước trên dốc nước
Với các cấp lưu lượng khác nhau, ta tính được đường mặt nước trên đoạn thu hẹp theo phương pháp đã trình bày trong phần tính toán sơ bộ tràn, từ đó xác định được độ sâu h c ở cuối đoạn thu hẹp từ hđ = hk ở đầu đoạn thu hẹp.
Phần tính toán xem ở phụ lục 4.1
Bảng 8.2.5 : Độ sâu dòng chảy trong đoạn thu hẹp Q (m3/s) 39,614 79,228 118,84 158,456
hđ (m) 0,67 1,07 1,40 1,69 hc (m) 0,45 0,827 1,194 1,56 Qua tính toán xác định các yếu tố dòng chảy ta có bảng so sánh sau :
Bảng 8.2.6 : So sánh các yếu tố dòng chảy Q(m3/s) 39,614 79,228 118,84 158,456
Trang 84 ho 0,31 0,48 0,61 0,74 hk 0,93 1,48 1,94 2,35 i 0,08 0,08 0,08 0,08 ik 0,00236 0,002194 0,00215 0,00214 * Ta có nhận xét :
Ứng với các cấp lưu lượng khác nhau thì dòng chảy trên dốc đều có: i > ik ; h0 < h < hk
nên đường mặt nước trong dốc là đường nước đổ bII.
8.4.2 Tính đường mặt nước đoạn dốc nước không đổi
8.4.2.1 Tính đường mặt nước doạn dốc nước không đổi dến đầu đoạn cong
Với đoạn dốc nước có bề rộng không đổi nối tiếp sau đoạn thu hẹp tới đầu đoạn cong, ta lấy chiều sâu nước hđ = hc đoạn thu hẹp và tính toán theo cách đã trình bày ở phần tính toán sơ bộ . Chiều dài đoạn không đổi là Lkhông đổi = 8,88(m).
Phần tính toán xem ở phụ lục 4.2
Bảng 8.2.7 : Dòng chảy trên dốc đoạn không đổi Q (m3/s) 39,614 79,228 118,84 158,456
hđ (m) 0,45 0,827 1,194 1,56 hc (m) 0,404 0,733 1,051 1,365 Vc(m/s) 7,00 10,258 14,72 19,107
8.4.2.2 Tính đường mặt nước đoạn cong
Đối với đoạn dốc nước cong, ta lấy chiều sâu nước đầu đoạn cong hđ = hc đoạn
không đổi, bán kính đoạn cong là R = 90(m), góc đoạn cong là θ = 600 . Phương pháp tính toán đã trình bày cụ thể ở phần tính toán sơ bộ.
Chiều dài đoạn cong là Lcong = 94,2(m). Phần tính toán xem ở phụ lục 4.3
Bảng 8.2.8 : Dòng chảy trên dốc đoạn cong
Q (m3/s) 39,614 79,228 118,84 158,456 hđ (m) 0,404 0,733 1,051 1,365 hc (m) 0,316 0,507 0,689 0,867 Vc(m/s) 8,95 11,16 12,33 13,05
8.4.2.3 Tính đường mặt nước từ cuối đoạn cong đến cuối dốc nước
Với đoạn dốc nước có bề rộng không đổi nối tiếp sau đoạn cong, ta lấy chiều sâu
nước đầu đoạn không đổi hđ = hc đoạn cong. Cách tính toán đã được trình bày ở phần thiết kế sơ bộ tràn. Chiều dài đoạn không đổi là Lkhông đổi = 40 (m).
Phần tính toán được trình bày ở phụ lục 4.4
Tổng hợp kết quả tính toán đoạn dốc nước không đổi được ghi ở bảng dưới đây:
Bảng 8.2.9 : Dòng chảy trên dốc không đổi
Q (m3/s) 39,614 79,228 118,84 158,456 hđ (m) 0,316 0,507 0,689 0,867 hc (m) 0,3137 0,4915 0,6555 0,815 Vc(m/s) 9,02 11,51 12,95 13,89 2 2 c V g α 4,147 6,758 8,548 9,833
8.4.2.4 Kiểm tra xói cuối dốc nước
Từ kết quả tính toán ta sẽ kiểm tra xói cho trường hợp lưu lượng qua tràn là lớn nhất Qmax = 158,456( m3/s).
+ Vận tốc dòng chảy cuối dốc nước là : Vc = 13,89 m/s.
+ Tra bảng 11-9 (trang 203) sách '' Sổ Tay Tính Toán Thuỷ Lực '', ta được vận tốc cho phép không xói đối với bê tông M200 là [V]KX = 25 m/s.
Vậy Vc < [V]KX nên dốc nước đảm bảo không bị xói trong quá trình làm việc.