M Ở ĐẦU
3.5. Phương trình tương quan giữa diện tích tán và đường kính (Stan và D 1,3 )
Trong khi nghiên cứu thì việc xác định diện tích tán cây là có ý nghĩa trong việc tính hệ số che phủ, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác chăm sóc về không gian dinh dưỡng, phản ánh tình trạng sinh trưởng và khả năng tạo bóng mát cho công viên.
Trong công viên số lượng cây rất lớn cho nên để việc xác định diện tích tán được nhanh chóng và thuận tiện đề tài tiến hành xây dựng các phương trình tương quan giữa Stan – D1,3 được trình bày dưới đây:
a. Công viên Tao Đàn
Bảng 3.14: Các phương trình tương quan Sdtan – D1,3 ở Công viên Tao ĐànSố Số
TT Phương trình F-Ratio R2 SEE V(%) P(%) P-value 1 Sdtan = exp(-0,1464 + 1,1350*ln(D1,3)) 228,83 0,85 0,37 0,37 1,05 0,00 2 Sdtan = exp(1,80029 + 0,3281*sqrt(D1,3)) 189,20 0,83 0,41 0,41 1,15 0,00 3 Sdtan = 1/(-0,0014 + 0,8391/D1,3 187,77 0,83 0,01 0,01 1,15 0,00 4 Sdtan = (-1,1582 + 1,4098*sqrt(D1,3)) 2 179,93 0,82 1,78 1,78 1,18 0,00 Kết quả bảng cho thấy Phương trình được chọn đảm bảo các chỉ tiêu về mặt thống kê: Sdtan = exp(-0,14643 + 1,13502*ln(D1,3))
Với R2
= 0,85 F-ratio = 228,83 SEE = 0,37 4 cm < D1,3 < 190 cm Phương trình được viết dưới dạng chính tắc là:
Sdtan = 0,8638*D1,31,1350 (3.1)
b.Công viên 30 tháng 4
Bảng 3.15: Các phương trình tương quan Sbtan – D1,3 ở Công viên 30 tháng 4Số Số
TT Phương trình F-Ratio R2 SEE V(%) P(%) P- value 1 Sbtan = exp(-0,3580 + 1,2371 * ln(D1,3)) 198,78 0,84 0,38 7,09 1,12 0,00 2 Sbtan = (-1,4528 + 1,5630 * sqrt(D1,3))2 175,57 0,82 1,58 7,55 1,19 0,00 3 Sbtan = (3,2399 + 0,1168 * D1,3)2 167,49 0,82 1,61 7,73 1,22 0,00 4 Sbtan = exp(1,5576 + 0,3936 * sqrt(D1,3)) 157,65 0,81 1,65 7,96 1,26 0,00 Kết quả bảng 3.11 cho thấy phương trình (1) được chọn đảm bảo các chỉ tiêu về mặt thống kê: Sbtan = exp(-0,357995 + 1,23708*ln(D1,3))
R2 cao nhất (R2
= 0,84), F-ratio lớn (F-ratio = 198,78), SEE nhỏ (SEE = 0,38), 9,5 cm < D1,3 < 101,9 cm.
Sbtan = 0,6991*D1,31,2371 (3.2)
c. Công viên 23 tháng 9
Bảng 3.16: Các phương trình tương quan Stan – D1,3 ởcông viên 23 tháng 9 Số
TT Phương trình F-Ratio R2 SEE V(%) P(%) P- value 1 Shtan = 31,4471 + 0,0241 * D1,32 125,13 0,76 29,01 8,94 1,41 0,00 2 Shtan = (-1,1795 + 1,5960 * sqrt(D1,3)) 2 116,57 0,75 1,62 9,26 1,46 0,00 3 Shtan = (-7,5144 + 4,5507 * ln(D1,3))2 108,43 0,74 1,66 9,60 1,52 0,00 4 Shtan = exp(-0,2981 + 1,2556 * ln(D1,3)) 107,9 0,74 0,46 9,63 1,52 0,00 Kết quả bảng cho thấy phương trình (4) được chọn đảm bảo các chỉ tiêu về mặt thống kê: Shtan = exp(-0,298081 + 1,25559*ln(D1,3))
Với R2 tương đối cao (R2 = 0,74), F-ratio tương đối lớn (F-ratio = 107,9) nhưng SEE nhỏ (SEE = 0,46) và 8,6 cm < D1,3 < 95,5 cm.
Phương trình được viết dưới dạng chính tắc là:
Shtan = 0,7422*D1,31,2556 (3.3)
d. Công viên Lê Văn Tám
Bảng 3.17: Phương trình tương quan giữa Sttan – D1,3 công viên Lê Văn Tám Số
TT Phương trình F-Ratio R2 SEE P-
value 1 Sttan = (-8,5201 + 4,6075 * ln(D1,3)) 2 126,62 0,77 1,66 0,00 2 Sttan = (-1,9246 + 1,5762 * sqrt(D1,3)) 2 117,13 0,76 1,71 0,00 3 Sttan = exp(-1,5935 + 1,5375 * ln(D1,3)) 100,06 0,72 0,621 0,00 4 Sttan = (2,7193 + 0,1223 * D1,3)2 95,77 0,71 1,84 0,00
Kết quả bảng 3.17 cho thấy Phương trình (3) được chọn đảm bảo các chỉ tiêu về mặt thống kê: Sttan = exp(-1,5935 + 1,5375*ln(D1,3))
R2 tương đối cao (R2 = 0,72), F-ratio tương đối lớn (F-ratio = 100,06) nhưng SEE nhỏ (SEE = 0,62) và 10,2 cm < D1,3 < 90,1cm.
Phương trình được viết dưới dạng chính tắc là: Sttan = 0,2032*D1,31,5375 (3.4)
Nhận xét: Phương trình tương quan giữa diện tích tán và đường kính ở công viên Lê Văn Tám có các tham số dao động mạnh so với 3 công viên còn lại. Điều này cho thấy việc lựa chọn đặc điểm loài cây ở đây có kiểu phát triển tán khác so với các loài ở 3 công viên còn lại.
Hình 3.17: Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa Stan – D1,3 tại 4 công viên
Đồ thị hình 3.17 thể hiện mối quan hệ giữa Stan – D1,3, khi đường kính tăng thì diện tích tán cũng tăng, góp phần phản ánh tình hình sinh trưởng của quần thụ. Công viên 23 tháng 9, Công viên Lê Văn Tám và Công viên 30 tháng 4 có diện tích tán tăng mạnh theo đường kính so với Công viên Tao Đàn. Kết quả cho thấy số loài cây khác nhau nên kiểu phát tán cũng khác nhau, đồng thời thể hiện mối quan hệ khác nhau giữa Stan – D1,3,đặc trưng cho mỗi công viên.
Hệ số che phủ
Bảng 3.18: Hệ số che phủ các lô trong các công viên Công viên Lô S (ha) N
(cây) Tỉ lệ % cây Stan (m 2) Hệ số che phủ (1) (2) (3) (4) (6) (7) (8) Tao Đàn D1 2,64 237 28,49 20.729,54 0,78 D2 2,27 230 27,64 17.402,69 0,77 D3 4,55 365 43,87 31.890,70 0,70 D 9,46 832 100,00 70.022,92 0,74 30 tháng 4 B1 0,85 73 23,55 8.096,19 0,95 B2 1,02 92 29,68 8.335,99 0,82 B3 0,85 71 22,90 7.862,95 0,93 B4 0,84 74 23,87 7.857,32 0,94 B 3,56 310 100,00 32.152,44 0,90 23 tháng 9 H1 3,99 427 59,72 30.840,83 0,77 H2 5,61 288 40,28 12.960,16 0,23 H 9,60 715 100,00 43.800,99 0,46 Lê Văn Tám T1 1,89 162 31,76 12.137,90 0,64 T2 1,90 145 28,43 11.654,84 0,61 T3 2,25 203 39,80 13.270,83 0,59 T 6,04 510 100,00 37.063,57 0,61
Theo bảng 3.18 cho thấy số cây biến động từ 71 đến 365 cây tương ứng với diện tích của từng lô tại mỗi công viên. Mặt khác trong từng lô mật độ phân bố không tỉ lệ với diện tích, biểu hiện rõ rệt ở lô D3 có diện tích cao nhất so với 2 lô còn lại nhưng mật độ cây trồng thưa hơn. Điều này có thể lý giải theo quan sát thực tế nơi đây có nhiều bồn hoa và khu dành cho thiếu nhi, các cây phân bố rải rác. Tương tự ở công viên 23 tháng 9, khu H2 cây cọ Dầu phân bố nhiều so với cây thân gỗ, khu đất dành cho xe buýt, khu trò chơi cây trồng ít.
Công viên 30 tháng 4 có hệ số che phủ cao nhất là 0,90 với diện tích là 3,56 ha và 310 cây. Nơi đây cây mọc gần nhau, bên dưới là thảm cỏ, riêng khu vực trồng hoa ít hơn so với 3 công viên còn lại. Kế đến là Công viên Tao Đàn có hệ số che phủ 0,74 với diện tích 9,46 ha và 832 cây, có nhiều bồn hoa nằm rải rác trong công viên. Công viên Lê Văn Tám có hệ số che phủ 0,61 với diện tích 6,04 ha và 510
cây. Hệ số che phủ ít nhất là ở công viên 23 tháng 9 chỉ có 0,46 với diện tích 9,60 ha và 715 cây, điều này cho thấy diện tích mặt đất chưa được che phủ còn nhiều hay số lượng cây trồng còn ít so với diện tích khu vực. Mặt khác hệ số che phủ tương đối đồng đều trong từng lô ở từng công viên. Riêng lô H1 và H2 có hệ số che phủ chênh lệch nhau lớn, H2 chỉ có 0,23 là do trong khuôn viên ngoài trồng cây ra còn có khu để xe buýt và khu vui chơi. Như vậy số lượng cây ở đây chưa phủ xanh các khu đất của công viên.
Nhìn chung diện tích trồng cây và số cây ở các công viên là khác nhau. Hệ số che phủ ở các công viên tương đối cao đảm bảo diện tích đất được che phủ hay các cây nơi đây có nhiều tầng tán phát triển mạnh về không gian tạo lá chắn cho các thảm cỏ và bồn hoa bên dưới trước tác động của gió bão, giảm thiểu dòng chảy của nước mưa, giảm tiếng ồn và giảm ô nhiễm không khí, chỉ trừ ở lô H2 ở công viên 23 tháng 9 còn ít cây xanh, cần được xem xét để bố trí cây trồng hợp lí.