Phân b ố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn)

Một phần của tài liệu định lượng khả năng hấp thụ khí co2 của cây thân gỗ ở một số công viên thuộc quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 80)

M Ở ĐẦU

3.8. Phân b ố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn)

a. Công viên Tao Đàn

Biểu đồ hình 3.20 thể hiện đường phân bố cây theo cấp chiều cao có dạng gấp khúc một đỉnh, lệch sang trái do độ lệch Sk > 0 (Sk = 0,1) nên số liệu quan sát nghiêng về phía có giá trị nhỏ hơn giá trị trung bình. Chiều cao trung bình các các cây là 23,1 ± 0,6 m. Số cây tập trung nhiều tại cấp chiều cao từ cấp 15 – 20 m có số cây là 130 cây, cấp chiều cao từ 20 m - 25 m là 167 cây và cấp kính từ 25 – 30 cm có số cây là 134 cây. Kết quả các cấp kính gần nhau có số lượng cây nhiều nên khả năng cạnh tranh về không gian sống giữa các cây diễn ra mạnh. Tại đây đa số các cây có kích thước lớn và trồng lâu năm nên cần có biện pháp chăm sóc như tỉa thưa hay chặt hạ những cây già cõi, rỗng ruột sâu bệnh nhằm tạo không gian sống cho các cây được trồng kế cận.

b. Công viên 30 tháng 4

Hình 3.21: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (30 tháng 4)

So sánh với đường phân bố Hvn – D1,3 của công viên Tao Đàn thì Công viên 30 tháng 4 có đường phân bố ở dạng gấp khúc nhiều đỉnh, lệch phải do độ lệch Sk < 0 (Sk = - 0,5)nên số liệu quan sát nghiêng về phía có giá trị lớn hơn giá trị trung bình. Chiều cao trung bình của cây là 23,9 ± 0,9 m. Số cây tập trung nhiều tại cấp 10 – 15 là 60 cây chiếm 19,35%, cấp 25 – 30 m có 99 cây chiếm 31,93%, cấp 30 – 35 m có 82 cây chiếm 26,45%. Quần thụ tại đây chịu tác động nhiều từ bên ngoài, có sự chênh lệch lớn giữa số cây bổ sung trồng mới sau này với số cây đã tồn tại lâu năm

nên cần xem xét để có biện pháp tỉa thưa và chặt hạ một số cây già cõi, rỗng ruột tạo không gian sống cho các cây khỏe, phát triển tốt.

b. Công viên 23 tháng 9

Hình 3.22: Phân bố số cây theo cấp chiều cao N – Hvn

Đường phân bố Hvn – D1,3 tại Công viên 23 tháng 9 có dạng gấp khúc gồm 1 đỉnh nhọn, lệch trái do độ lệch Sk > 0 (Sk = 0,5) và cho thấy số liệu quan sát nghiêng về phía có giá trị nhỏ hơn giá trị trung bình. Chiều cao trung bình của cây là 13,5 ± 0,3 m. Số cây tập trung nhiều tại cấp chiều cao từ 5 – 10 m là 142 cây chiếm 19,86% và số cây tại cấp chiều cao 10 – 15 m là 335 cây chiếm 46,85%, cấp chiều cao 15 – 20 m là 202 cây chiếm 28,25%. Ở đây các cấp chiều cao gần nhau có số cây phân bố tương đối xa nhau, các cây có sự kế thừa trồng bổ sung sau nhiều năm có khả năng cạnh tranh về không gian sống nên cần có biện pháp theo dõi để tỉa thưa và phân bố loài cây hợp lí.

d. Công viên Lê Văn Tám

Đường phân bố Hvn – D1,3 tại Công viên Lê Văn Tám có dạng gấp khúc gồm 1 đỉnh, lệch trái do độ lệch Sk > 0 (Sk = 0,7) và cho thấy số liệu quan sát nghiêng về phía có giá trị nhỏ hơn giá trị trung bình. Chiều cao trung bình thân là 17,2 ± 0,4. Số cây tập trung nhiều tại cấp chiều cao 15 – 20 m là 239 cây chiếm 46,86% và giảm tại các cấp chiều cao có giá trị tăng. Kết quả số cây ở các cấp chiều cao dao động mạnh, đảm bảo tính kế thừa liên tục. Quần thụ đang ở giai đoạn phát triển nên có

khả năng cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống, loài cây nào phát triển mạnh cho ra nhiều tầng tán nên cần bố trí vị trí loài cây trồng hợp lí.

Hình 3.23: Phân bố số cây theo cấp chiều cao N – Hvn

Kết quả phân tích cho thấy chiều cao và đường kính có mối quan hệ tương quan với nhau nên tính chất (Sk) giữa hai nhân tố này tương tự nhau để góp phần phản ánh trình trạng sinh trưởng của quần thụ tại mỗi công viên.

Một phần của tài liệu định lượng khả năng hấp thụ khí co2 của cây thân gỗ ở một số công viên thuộc quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)