V ị trí nghiên cứu và phân chia khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu định lượng khả năng hấp thụ khí co2 của cây thân gỗ ở một số công viên thuộc quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 44)

M Ở ĐẦU

3.1.V ị trí nghiên cứu và phân chia khu vực nghiên cứu

Hình 3.1: Khu vực nghiên cứu (Nguồn: Google Earth, 2012)

Khu vực nghiên cứu tại Quận 1 có 4 công viên là Tao Đàn ký hiệu là D gồm các lô D1, D2, D3, D4; Công viên 30 tháng 4 ký hiệu là B gồm các lô B1, B2, B3, B4 Công viên 23 tháng 9 ký hiệu là H gồm các lô H1 (H1.1, H2.2), H2 và Công viên Lê Văn Tám ký hiệu là T gồm các lô T1, T2, T3 thuộc Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh được hình thành tại trung tâm Quận góp phần phục vụ cho hoạt động sinh hoạt văn hóa, bảo vệ bầu không khí và cảnh quan nơi đây. Mỗi công viên được xây dựng với diện tích, số lượng thành phần loài tương ứng và việc phân chia lô dựa vào sự phân chia các khu của công viên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các việc đo đếm cây.

Bảng 3.1: Diện tích các lô trong công viên Số

TT

Công viên

Tao Đàn Công viên 30 tháng 4

Công viên 23 tháng 9 Công viên Lê Văn Tám Lô S (ha) Lô S (ha) Lô S (ha) Lô S (ha) 1 D1 2,64 B1 0,85 H1.1 3,99 T1 1,89 2 D2 2,27 B2 1,02 H1.2 T2 1,90 3 D3 4,55 B3 0,85 H2 5,61 T3 2,25 4 B4 0,84 5 Tổng 9,46 3,56 9,60 6,04

6 Tổng diện tích (S) 4 công viên = 28,66 ha

Theo bảng 3.1 toàn khu vực nghiên cứu gồm có 4 công viên chia làm 12 lô có diện tích tương ứng. Trong đó, Công viên 30 tháng 4 có diện tích nhỏ nhất 3,56 ha, Công viên 23 tháng 9 có diện tích lớn nhất 9,6 ha và tổng diện tích khu vực nghiên cứu là 28,66 ha. Nhìn chung 2 Công viên 30 tháng 4 và Lê Văn Tám có diện tích phân chia tương đối đồng đều giữa các lô, 2 công viên còn lại diện tích giữa các lô chênh lệch nhau nhiều. Điều này cho thấy việc bố trí diện tích cây xanh ở các công viên là khác nhau.

Một phần của tài liệu định lượng khả năng hấp thụ khí co2 của cây thân gỗ ở một số công viên thuộc quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 44)