ở Việt Nam.
Theo tin từ ngân hàng nhà nước, tính đến nay có 15 tổ chức tín dụng trong cả nước đăng ký và được chấp thuận là thành viên thị trường mở. Nghiệp vụ thị trường mở ra đời cũng đã có những dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi, chúng ta đang vấp phải những khó khăn trong điều kiện hiện nay. Nguyên nhân cơ bản nhất là do
hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính chưa phát triển đi kèm với nó là sự thiếu hụt và kém cỏi của hàng hoá trên thị trường này. Hàng hoá mới chỉ được mua bán chủ yếu trên thị trường sơ cấp, còn thị trường thứ cấp mới chỉ hình thành và manh nha hoạt động. Hàng hoá chủ yếu trên thị trường mở là tín phiếu kho bạc nhưng khối lượng phát hành còn ít và chưa thường xuyên. Cũng như các nước đang phát triển khác, thị trường chứng khoán ở Việt Nam chưa phát triển mặc dù ngày 20/7/2000 sàn giao dịch chứng khoán đã ra đời ở Việt Nam song hoạt động của nó kém sôi động, các phiên giao dịch được thực hiện rất ít, khối lượng lại chưa chiếm được lòng tin của công chúng, sự thiếu phong phú của các loại hàng hoá này đã khiến cho nó chưa hề phá huy tác dụng trong điều hành chính sách tiền tệ.
Đi kèm với vấn đề này đó là sự chưa hoàn chỉnh của hệ thống ngân hàng và tài chính. Hệ thống náy chưa phát huy được hết khả năng để đáp ứng nhu cầu thực tế của nền kinh tế gây cho công chúng một sự không tin tưởng. Ngân hàng Trung ương- cơ quan quyền lực tối cao của hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính- chưa phải là tổ chức
có quyền hạn độc lập trong điều tiết cung ứng tiền ngân hàng Trung ương luôn bịsự chi
phối của chính phủ về mức cung tiền, lãi suất, tín dụng… Hoạt động của nó cũng chỉ thực hiện trên một phạm vi hẹp đó là hoạt động tín dụng với các doanh nghiệp vừa và lớn, với xuống từng trọng điểm. Nhiều ngân hàng thương mại lại là chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài hoạt động của họ thường diễn ra trên đồng ngoại tệ hơn là nội tệ. Do vậy ngân
hàng Trung ương cũng gặp khó khăn trông quản lý tiền tệ(1). Bên cạnh đó chính là vấn đề
tập tung và độc quyền trong ngành ngân hàng, mặc dù đã có nhiều thay đổi sau cải cách hành chính năm 1989. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống ngân hàng vẫn hoàn toàn được
độc quyền bởi các ngân hàng thương mại quốc doanh với tỷ lệ thị phần luôn trên 75%
(trong cả hoạt động huy động vốn lẫn hoạt động cho vay)( 2). Đây cũng là yếu tố kìm hãm
sự phát triển rộng rãi của thị trường mở.
Ngoài hai nhân tố có tính chất chủ đạo nói trên thì việc bảo đảm hoạt động của thị trường này dựa trên cơ sở pháp lý cũng không thể hthiếu. Mặc dù nhà nước đã đưa vấn đề này trong luật ngân hàng trong các quyết định và quy chế đã ban hành nhưng đó cũng chưa đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Điều này gây ra những khó khăn cho bản thân các bên tham gia thị trường mở và còn gây sự không rõ ràng trong công chúng. Họ có thể sẽ không hiểu được nghiệp vụ này sẽ vận tranh như thế nào, điều kiện và tiêu chuẩn gì để được tham gia… và vì
thế nó cũng là nguyên nhân góp phần cho nghiệp vụ thị trường mở chưa được hiệu quả.
Nghiệp vụ thị trường mở ra đời để làm cho chính sách tiền tề có hiệu quả. Tuy nhiên mục tiêu kinh tế xã hội là mục tiêu của riêng chính sách tiền tệ nó còn là mục tiêu cuả hàng loạt chính sách kinh tế vĩ mô khác của chính phủ. Sự kết hợp thiếu đồng bộ của các chính sách này cũng làm giảm đi một cách đáng kể hiệu quả của chính sách tiền tệ. Vậy cần có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn còn rất nhiều hiện nay ở Việt Nam.
Nếu như thực hiện tự do hoá tài chính tiền tệ, hạn chế sự can thiệp của chính phủ và các nguyên tắc hành chính cứng nhắc thì tình trạng của hệ thống ngân hàng sẽ được cải
1. Tạp chí Ngân hàng số 3 năm 2000. 2. Tạp chí Ngân háng số 6 tháng 11/1999
thiện. Như vậy thế độc quyền trong ngành ngân hàng bị phá vỡ tạo điều kiện cho các định chế tài chính khác trong nền kinh tế phát triển. Ngân hàng Trung ương sẽ không bị chi phối nhiều trong quản lý tiền tệ, nó sẽ có điều kiện phát huy vai trò của mình. Ngân hàng Trung ương sẽ phải là người tích cực nhất trong việc tạo điều kiện khuyến khích thị trường phát triển đó là thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ hoạt động sôi nổi vì nếu không có nó ngân hàng Trung ương sẽ mất các thông tin hiện thời về tình hình vốn khả dụng thực tế và những diễn biến mới xuất hiện- cơ sở của việc lập kế hoạch của ngân hàng Trung ương. Việc phát triển hệ thống ngân hàng tạo điều kiện cho quá trình đa dạng hoá và phát triển các công cụ tài chính lưu thông trên thị trường phục vụ cho nghiệp vụ thị trường mở.
Trong quá trình hiện nay Việt nam mới chỉ ở giai đoạn I, trong tiến trình điều hành nghiệp vụ thị trường mở, trái phiếu chính phủ vẫn là công cụ và hàng hoá quan trọng nhất để đảm bảo cho sự tin tưởng của công chúng vào loại chứng khoán này thì việc xây dựng một cơ sở pháp lý là vô cùng quan trọng. Nó sẽ xác định rõ ràng các quy chế, điều kiện tham gia để cho các cơ chế tổ chức và điều kiện công nghệ đạt hiệu quả.
Theo dõi tính toán, dự toán lượng vốn khả dụng của các ngân hàng kết quả dự báo sẽ là căn cứ quan trọng ngân hàng nhà nước đưa ra quyết định về liều lượng can thiệp trên thị trường mở đặc biệt là trong điều kiện thị trường tiền tệ liên ngân hàng chưa phát triển như hiện nay.
Việt Nam sẽ dần dần phát triển và ngày càng quản lý hệ thống thị trường hoạt động thật hiệu quả hệ thống thị trường ở đây được xét trên tất cả các mặt, các khía cạnh của nền kinh tế chính trị và xã hội. Thị trường này hoạt động tốt sẽ tác động mạnh đến thị
trường và kéo theo sự đi lên của cả một cơ chế thị trường vận hành theo những quy luật thị trường khách quan hệ thống thị trường bao gồm thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường tài chính tiền tệ, thị trường lao động. Đó là những điều kiện thực tế vật chất cho sự phát triển của tài chính ngân hàng nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
Công cụ của chính sách tiền tệ là cả một hệ thống điều hành nhịp nhàng. Muốn phát huy tốt nghiệp vụ thị trường mở phải hạn chế mức hoạt động của các công cụ khác kết hợp nối nghiệp vụ thị trường mở dự trữ bắt buộc chỉ cần duy trì ở mức tối thiểu cần thiết chính sách tái chiết khấu cũng phải chặt chẽ để hạn chế số lượng ngân hàng tiếp cận gần với cửa sổ chiết khấu. Ngân hàng Trung ương cần căn cứ vào những điều kiện khách quan và chủ quan để điều phối các công cụ này một cách hiệu quả nhất.
Trên đây là một sự giải pháp để có thể phát huy những yếu tố cần thiết cho nghiệp vụ thị trường mở. Mỗi nghiệp vụ mà có lẽ trong tương lai tất cả các quốc gia thế giới sẽ lấy nó làm công cụ chỉ đaọ thực thi chính sách tiền tệ với những mục tiêu kinh tế xã hội của cộng đồng và quốc tế.
Kết luận
Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước của Việt Nam hiện nay thì vai trò và tầm quan trọng của ngành Ngân hàng được đưa nên hàng đầu.
Trong sự đổi mới, và phát triển của hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam bằng việc sử dụng hợp lý và có kết quả những chính sách tiền tệ. Đây là chính sách kinh tế vĩ mô có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thông qua chính sách này Ngân hàng Trung ương, Chính phủ định hướng và đưa ra được những biện pháp, chính sách nhằm bình ổn giá cả, tăng trưởng kinh tế ....
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Ngân hàng Trung ương 2. Tạp chí Ngân hàng số 8 + 9/2000
3. Báo cáo thường niên 1999 + 2000 – Ngân hàng NNVN 4. Tạp chí NH số 3 + 4 tháng - 1999
5. thị trường tài chính tiền tệ số 13 tháng 7/2000 6. Tạp chí Khoa học Ngân hàng tháng 5 + 6/2000 7. Qui chế nghiệp vụ thị trường