Sau một thời gian chuẩn bị các yếu tố cần thiết, ngày 12/7/2000 tại Hà Nội, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chính thức làm lễ khai trương hoạt động nghiệp vụ thị trường mở hoạt động này đã chính thức được coi là một công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam là bước tiến quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã đưa công cụ không thể thiếu của chính sách tiền tệ ( theo IMF ) vào vận hành và áp dụng trong điều kiện nước ta hiện nay. Trước đây, trải qua cơ chế kế hoạch hoá tập trung gần 4 thập kỷ, để phù hợp với cơ chế đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không thể sử dụng các công cụ gián tiếp để điều hành chính sách tiền tệ. Các công cụ đó chỉ có thể và ngày cả trên thực tế, phát huy tác dụng khi có sự đổi mới trong hoạt động ngân hàng. ở Việt Nam việc thiết lập và điều khiển thị trường tiền tệ thuộc thẩm quyền cảu Ngân hàng Nhà nước. Ngày 21/6/1993 Thống đốc ngân hàng nhà
nước đã ký quyết định 114/QĐ-NH14 về việc “ ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng” và đây là bước khởi đầu cho quá trình thiết lập thị trường tiền tệ Việt Nam. Đến tháng 7/1993 thị trường nội tệ liên ngân hàng đã được đưa vao hoạt động. Tuy nhiên hình thức mua bán trên thị trường này chủ yếu vẫn là *** lãi suất. Do còn gặp khó khăn chung về nguồn vốn và một số bộ phận cấu thành của thị trường vốn vẫn chưa được hình thành. Từ năm 1996 Ngân hàng Nhà nước được phép đứng ra tổ chức cho Ngân hàng thương mại đấu thầu mua trái phiếu kho bạc nhà nước, tỷ
lệ lãi suất thấp nhất sẽ được chấp nhận trong thầu (11) Tuy nhiên hoạt động này mới chỉ
mang tính chất một chiều. Hoạt động chuyển nhượng diễn ra sau đó không hề tác động làm thay đổi cơ số tiền tệ. Bước sang cơ chế mới hệ thống Ngân hàng cũng đã có hàng loạt những biến đổi trong hoạt động của mình. Đối với công cụ thị trường mở Điều 21 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khoá 10 kỳ họp thứ 2 thông qua qui định: “Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vu thị trường mở thông qua việc mua bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn
khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia” (1) Như vậy với luật
Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng được thông qua vào ngày 12/12/97 và chính thức áp dụng vào ngày 01/10/1998 xét về phương diện pháp lý nghiệp vụ thị trường mở đã hội đủ những yếu tố cần thiết cho đến khi chính thức khai trương nghiệp vụ này. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành qui chế về nghiệp vụ thị trường mở theo quyết định số 85/2000 – QĐ - NHNN 14 ra ngày 9/3/2000 đây là một văn bản hướng dẫn chi tiết về những qui định cần thiết của nghiệp vụ này. Qui chế
này đã qui định rõ ràng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, qui định người lãnh đạo, qui định những điều kiện khi tham gia thị trường mở của các tổ chức cá nhân cũng như các loại giấy tờ được phép giao dịch. Cách thức tổ chức hoạt động này cũng
được qui định rõ ràng các điều 13, 14, 15 cho đến điều 24. Trách nhiệm, hay nói cách
khác là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia cũng được qui định cụ thể(2). Theo qui chế
này hình thức chủ yếu của nghiệp vụ thị trường mở của nước ta là trên thị trường sơ cấp đấu thầu các giấy tờ có giá và điều này cũng đã được một số thành tựu ban đầu. Trong năm 1999, tính đến ngày 6/12 Ngân hàng nhà nước đã tổ chức được 44 phiên đấu thầu trái phiếu kho bạc nhà nước. Tổng lượng trái phiếu trúng thầu đã bán được là 2.673 tỷ đồng với lãi suất đấu thầu ngày càng giảm. Đồng thời các Ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm đã mua 2700 tỷ đồng công trái quốc gia so với 4490 tỷ đồng đã bán được. Sau đó 8 ngân hàng Thương mại đã tổ chức chiết khấu mua lại được gần 100 tỷ đồng trong
tổng khối lượng công trái vừa phát hành (1) Điều này chứng tỏ rằng thị trường trái phiếu
Chính phủ ngày càng được mở rộng và trái phiếu Chính phủ trở thành công cụ tài chính quan trọng hiện nay. Sang năm 2000, khi nghiệp vụ thị trường mở được khai trương đã tiến hành được 3 phiên giao dịch với tổng doanh số mua bán là 688 tỷ đồng tín phiếu các loại. Cho đến phiên giao dịch thứ 3 của thị trường mở được tổ chức vào ngày 4/8 vừa qua 280 tỷ đồng tín phiếu Ngân hàng nhà nước được đưa ra phát hành theo hình thức đấu thầu
với lãi suất 4,6% năm kỳ hạn 90 ngày (2).Như vậy đây là thành công bước đầu của Việt
Nam khi nghiệp vụ này còn là một công cụ chưa được sử dụng nhiều. Tuy nhiên giai đoạn này vẫn được coi là giai đoạn thử nghiệm vì vậy nó vẫn chưa thực sự trở thành công cụ theo đúng nghĩa của nó, còn có nhiều vấn đề cần được giải quyết trước tiên đó là việc tạo ra hàng hoá đưa dần việc sử dụng các trái phiếu trung hạn dài hạn còn thời hạn dưới 1
1
năm được giao dịch trên thị trường. Tóm lại nghiệp vụ thị trường mở mặc dù là nghiệp vụ linh hoạt và chủ động nhất trong các loại công cụ, Việt Nam đã có bước chuẩn bị để đưa nghiệp vụ này vào hoạt động
song vẫn còn gặp những khó khăn nhất định cần được khắc phục trong thời gian tới đây. Với các nước đã phát triển đã từng sử dụng các công cụ để điều chỉnh cơ số tiền tệ
và tạo ra những biến động trong 1,2,3cung ứng tiền thì nghiệp vụ thị trường mở luôn là
công cụ tuyệt vời nhất, có vai trò quyết định quan trọng nhất trong số các công cụ được sử dụng. Tại sao vậy? Câu trả lời như sau:
- Nghiệp vụ thị trtường mở tự nó có thể kiểm soát được toàn bộ khối lượng mà nó thực hiên, trong khi đó, hành vi kiểm soát này không thể có được với các công cụ khác. Chẳng hạn như công cụ dự trữ bắt buộc, tự nó không phản ánh được toàn bộ dự trữ thực của hệ thống ngân hàng và do đó khó kiểm soát lượng tiền cung ứng. Hay như với nghiệp vụ chiết xuất, NHTƯ có thể sử dụng lãi suất chiết khấu để điều tiết hay khuyến khích các NHTM vay vốn nhưng trên thực tế, nó không thể trực tiếp kiểm soát được khối lượng chiết khấu.
- Với nghiệp vụ thị trường mở, NHTƯ có thể điều chỉnh cơ số tiền tệ tuỳ theo phương mức độ mong muốn thông qua việc mua hoặc bán một khối lượng chứng khoán lớn hay nhỏ.
- Với nghiệp vụ thị trường mở, NHTƯ có thể đảo ngược tình thế bằng cách thay hành vi mua bằng hành vi bán khi thấy cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do nó mua trên thị trường mở quá nhiều và ngược lại.
Với những lợi thế hơn hẳn các công cụ khác,cho nên sau khi ra đời nghiệp vụ thị trường mở đã được áp dụng rộng rãi ở dầu hết các nước phát triển. ở nước ta, nghiệp vụ thị trường mở bắt đầu được vận hành vào ngày 12/7/2000, đây là một bước chuyển khá
quan trọng trong việc đổi mới quá trình điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. Mười tháng đã trôi qua kể từ ngày mới bắt đầu, dù sao đi chăng nữa thì với tuổi thọ của một công cụ thời gian chỉ có từng ấy tháng quả là vẫn còn quá ngắn và vì thế, còn rất nhiều vấn đề cần bàn bạc xoay quanh công cụ này.
Thứ nhất: Thị trường mở là gì? Câu hỏi tưởng chừng như ngớ ngẩn, nhưng trên thực tế không phải như vậy. Mặc dù khái niệm vè thị trường mở được chúng ta bắt đầu tiếp cận từ thời kỳ đầu đổi mới hoạt động ngân hàng và cho đến nay, NHNN Việt Nam đang thường sử dụng nghiệp vụ này vào việc điều hành chính sách tiền tệ ở nước ta, song để trả lời câu hỏi trên vẫn không ít người còn mơ hồ. Không ít tài liệu và sách vở của chúng ta đã viết rằng: Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn của NHTƯ nhằm điều tiết khối lượng tiền cung ứng.
Theo R. GlemHubbard - Đại học Clumbia thì “ Nghiệp vụ thị trường mở là việc mua và bán các loại chứng khoán trên thị trường tài chính được thực hiện bởi Fed” (Money, the financial system and the economy – Trang 500).
Theo một tài liệu của Đại học Victoria New Zealand thì “ Một nghiệp vụ thị trường mở xảy ra khi NHTƯ thay đổi cơ số tiền tệ bằng việc mua hoặc bán các chứng khoán tài chính trên thị trường mở”.
Như vậy, có thể nói một cách rõ ràng rằng: Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ được thực hiện bởi NHTƯ mà nội dung cụ thể của nó là mua hoặc bán các loại chứng khoán và các chứng khoán này khôn bị giới hạn về thời hạn như cách hiểu của chúng ta lâu nay.
1,2,3
Trên thực tế, thì lý luận đã diều chỉnh hành động của chúng ta. Theo Quyết định 85/2000 QĐ- NHNN 14 ngày 9/3/2000 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở trong điều 8 có ghi “ Các loại giấy tờ có giá được giao dịch thông qua thị trường mở.
1. Tín phiếu kho bạc.
2. Tín phiếu NHNN.
3. Các loại giất tờ có giá ngắn hạn khác do Thống đốc NHNN quy định cụ
thể trong từng thời kỳ.
Quy định trên cho thấy trong từng thời kỳ cụ thể, thì các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ thị trường mở của nước ta có thể tăng thêm ngoài tín phiếu kho bạc và tín phiếu NHNN, nhưng vẫn là “giấy tờ có giá ngắn hạn”.
Sự khác nhau giữa nhận thức của chúng ta và các nước đã và đang sử dụng nghiệp vụ thị trường mở có thể chưa nói lên được một cách rõ ràng như thế nào là đúng nhất, tốt nhất. Vì vậy, vấn đề cơ bản là chúng ta phải chứng minh được các loại giấy tờ có giá trung, dài hạn cũng có đủ điều kiện cần thiết để tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở của NHTƯ. Cơ sở của nó như sau:
- Hành vi mua vào và bán ra các loại giấy tờ có giá là hoat động diễn ra thường xuyên trên thị trường mở. Lúc này mua vào thì lúc khác bán ra, thậm chí NHTƯ có thể thay hành vi bán nếu phát hiện ra mình đã mua chứng khoán quá nhiều và vì vậy,đã đưa tiền vào lưu thông vượt mức cần thiết. Và ngược lại, thay hành vi bán bằng hành vi mua khi cảm nhận được sự “ngột ngạt, nghẽn tắc” của các hoạt động kinh tế không đủ cơ số tiền tệ cần thiết mà nguyên nhân do NHTƯ bán ra một số lượng chứng khoán quá lớn; vì
vậy đã rút về một số lường tiền quá mức cần thiết từ lưu thông. Chính hành vi mua bán, trao đổi thường xuyên các loại khả năng nối kết nhiều nguồn vốn ngắn hạn thành nguồn vốn trung, dài hạn để thoả mãn nhu cầu của các chủ thể kinh tế trên thị trường vốn. Một nền kinh tế đã có chứng khoán, đã có thị trường chứng khoán thì tính chất dài hạn của nguồn vốn chỉ tồn tại ở phía người phát hành, mà bản chất của nguồn vốn dài hạn này chính là một chuỗi nguồn vốn ngắn hạn tạo thành, chúng ta không phải e ngại , lo lắng rằng mua chứng khoán trung, dài hạn sẽ làm cho vốn bị ứ đọng, vốn bị nằm chết một chỗ.
-Trong nghiệp vụ thị trường mở, không chỉ có phương thức mua bán hẳn mà còn có phương thức giao dịch có kỳ hạn. Chính phương thức giao dịch này giúp cho NHTƯ có thể chủ động về thời hạn và không bị phụ thuộc vào thời hạn của chứng khoán.
- Phân tích trên cho thấy các loại chứng khoán trung và dài hạn có đủ cơ sở để tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở. Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay, khi mà thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động, khi mà nghiệp vụ thị trường mở cũng chỉ đang ở giai đoạn khởi đầu nền kinh tế cũng còn tiềm ẩn nhiều khả năng rủi ro, cho nên mặc dù chấp nhận các loại chững khoán trên nguyên tắc, song trong quá trình thực hiện thì sự chọn lọc vẫn không bao giờ thừa cả.
Thứ hai: Loại chứng khoán và phương thức giao dịch.
Loại chứng khoán giao dịch: Trong số các loại giấy tờ có giá thì các loại chứng khoán do Kho bạc Nhà nước phát hành luôn là loại chứng khoán được giao dịch chủ yếu trên thị trường mở. Điều này đúng với hầu hết các nước đã và đang sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để điều hành chính sách tiền tệ. Lý di rất rõ ràng và đơn giản. Các loại chứng khoán kho bạc có tỉ lệ rủi ro thấp nhất. Vì rủi ro thấp cho nên việc trao đổi chứng khoán
kho bạc trở lên dễ dàng hơn do người ta ít phải lo lắng và tốn công sức, chi phí để thăm dò nhận định rủi ro.
Mặt khác, chứng khoán kho bạc còn có một ưu thế hơn hẳn các loại chứng khoán khác ở chỗ nó có một thị trường vô cùng rộng lớn, đây là điều kiện thuận lợi để NHTƯ có thể điều tiết cơ số tiền tệ ở một bình diện rộng, thậm chí tại một thời điểm tức thời nếu thấy cần thiết, thay vì phải thực hiện giao dịch với nhiều loại chứng khoán công ty khác nhau bởi số lượng chứng khoán mỗi công ty chỉ có giới hạn.
Cũng tương tự như ở các nước, ở Việt Nam, chứng khoán kho bạc cũng đang chiếm ưu thế hơn các loại chứng khoán khá xét cả về mực độ rủi ro và kích cỡ thị trường.
Phương thức giao dịch: Hiện nay, ở nước ta nghiệp vụ thị trường mở có thể áp dụng một trong hai phương thức giao dịch sau:
- Bán và cam kết mua lại (giao dịch có kỳ hạn).
- Mua hoặc bán hẳn.
Thực ra thị trường đã thực sự trở lên sôi động, giao dịch trên thị trường mở được tiến hành thường xuyên, thì áp dụng loại phương thức giao dịch nào không phải là vấn đề đáng quan tâm mà nó phụ thuộc vào nhu cầu giao dịch của các đối tác tham gia thị trường, hay nói cách khác, đó là một sự thoả thuận. Tuy nhiên, với những điều kiện cụ thể ở nước ta thì việc quan tâm đến phương thức giao dịch lại là cần thiết, bởi lẽ các giao dịch trên thị trường này còn quá nghèo nàn. Nhưng phải chăng “phương thức mua bán hẳn chỉ phù hợp với giai đoạn đầu” như một số người đã nhận định? Tôi không cho là như vậy. “Giai đoạn đầu” ở đây không được rõ ràng cho lắm. Hơn nữa, việc mua bán hẳn làm cho tính linh hoạt của NHTƯ trong việc điều tiết khối lượng tiền cung ứng có nhiều khả năng bị suy
giảm mà nhất là giai đoạn đâù khi mà thị trương mới chỉ hoạt động mang tính cầm chừng thì mua bán hẳn quả là rất nguy hiểm (mua mà không bán ra được). Tôi thiết nghĩ, trong điều kiện của chúng ta hiện nay nên hạn. Riêng đối với các loại chứng khoán trung và dài hạn thì NHTƯ nên kết hợp 2 hình thức:
- Bán hẳn.
Không nên dùng hình thức “mua hẳn” với loại chứng khoán này.