Nghiệp vụ thị trường mở ở một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Tiền tệ và họat động tài chính tại các ngân hàn hiện nay (Trang 29 - 33)

Sau cuộc suy thoái kinh tế năm 1920 – 1921 Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thiếu vốn nghiêm trọng nguồn thu nhập trước đó của Fed chủ yêú thu từ nghiệp vụ chiết khấu nhưng nay do cuộc khủng hoảng kinh tế đã để lại hậu quả là khối lượng vay chiết khấu giảm sút dẫn đến giảm nguồn thu. Fed “ bí tiền” đành nghĩ cách buôn bán chứng khoán kiếm lãi để tiếp tục hoạt động của mình. trong khi thực hiện mua chứng khoán bỗng nhiên các nhà điều hành thị trường tiền tệ phát hiện thấy dự trữ trong toàn hệ thống ngân hàng tăng lên còn các khoản cho vay và tiền gửi tăng lên gấp bội. Kết quả này được Fed rút ra từ thực tế vô tình là việc mua bán chứng khoán sinh lãi có thể làm thay đổi cơ số tiền nhạy

bén nhất từ đó vào cuối năm 1920 nghiệp vụ thị trường mở bắt đầu đi vào cuộc sống (11)

Từ đó Fed sử dụng nghiệp vụ này trong việc điều hành chính sách tiền tệ trải qua nhiều thời kỳ biến động về kinh tế với nhiều hình thức giao dịch khác nhau và qui mô hoạt động ngày càng được mở rộng chứng tỏ Fed đã sử dụng công cụ này hiệu quả đến mức nào.

Hình thức giao dịch 1990 1991 1992 1993 Mua hẳn 25,2 31,4 34,1 36,9 Bán hẳn 7,6 1 1,6 0 1 Tạp chí Ngân hàng số 9 – năm 2000 1 .2 Tạp chí Ngân hàng số 3 + 4 tháng 2/1999

Hợp đồng mua lại 189,9 508,7 533,3 627,6

Bán mua đảo ngược 48,3 75,3 28,6 10,9

(2)

Giá trị giao dịch trên thị trường mở – Cục dự trữ liên bang (đơn vị: Tỷ USD)

Bảng số liệu trên cho ta thấy nghiệp vụ thị trường mở đã được Fed phát huy tối đa hiệu quả của nó. Điều này có thể lý giải được rằng mọi nước công nghiệp phát triển như Mỹ với một trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại bậc nhất trên thế giới, hệ thống tài chính tiền tệ vô cùng phát triển và tính linh hoạt của công cụ thị trường mở đã được thực hiện chủ yếu trên thị trường thứ cấp vì giá trị giao dịch của nó. ở các nước phát triển trên thế giới, các Ngân hàng Trung ương luôn sử dụng kết hợp nhiều công cụ chủ đạo ví dụ như Ngân hàng liên bang Đức thực hiện nghiệp vụ này từ những năm 1970 cho đến nay dựa trên cơ sở khối lượng tiền cung ứng hàng năm từ đó quyết định đưa ra hoặc rút tiền về Ngân hàng Trung ương thông qua thị trường này. Hiện nay Ngân hàng Trung ương Đức thông qua thị trường mở chiến khoảng 70% khối lượng tiền cung ứng hàng năm còn các hình thức khác chiếm khoảng 30%. Việc cung ứng tiền chủ yếu thực hiện trên các chứng khoán do Ngân hàng Trung ương Đức quy định như hối phiếu, tín phiếu Ngân hàng Trung ương, một số trái phiếu của ngân hàng thương mại ... Vào thời kỳ đầu đấu thầu theo phương pháp khối lượng và từ những năm 1980 cho đến nay đấu thầu bằng phương pháp

lãi suất là chủ yếu (11). Việc qui định các công cụ tài chính của Ngân hàng Trung ương

vào ngày 31/03/1971 cho phép Ngân hàng Trung ương Đức quyền can thiệp vào thị trường mở đến từng ngày. Khác với Fed, Fed thực hiện thị trường mở với hai mục tiêu đó là tiền mặt ngoài lưu thông và dự trữ bắt buộc nhằm tác động đến lãi suất, Ngân hàng Trung ương Đức ngoài hai mục tiêu trên nó còn có tác động đến lượng chứng khoán mà các nhà đầu tư vào cuối mỗi kỳ. Chứng khoán là một loại vốn của các ngân hàng trung gian ở Đức. Do vậy khi Ngân hàng Trung ương Đức điều tiết bằng nghiệp vụ thị trường mở nó sẽ gây ảnh hưởng rộng rãi đến điều kiện tín dụng trong toàn nền kinh tế.

Năm Loại chứng khoán

1980 1985 1990 1995

Trái phiếu kho bạc ngắn hạn 00 - 0,7 00 -

Trái phiếu kho bạc dài hạn + 1,3 - 0,3 + 0,1 - 1,9

Chứng thư nợ + 3,1 + 0,4 - 0,5 + 11,5

Trái phiếu tiết kiệm - 0,1 + 1,2 + 0,8 00

(1)

Nghiệp vụ thị trường mở đối với loại phiếu kho bạc ở DBB ) ( Bán ra - ; mua vào + ; đơn vị: Tỷ DM )

Từ khi ra đời, năm 1897, Ngân hàng Trung ương Đức đã sử dụng nhiều biện pháp để đưa nền kinh tế đi lên vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất cảu đất nước. Trong những năm mà tổng cầu bị thắt chặt, giá cả trở nên ổn định, lạm phát thấp nhưng sản xuất kém phát triển và thất nghiệp gia tăng. Còn vào những năm tổng cầu được kích thích để tăng nhanh giá cả cung tăng nhanh hơn, đồng DM xuống giá thúc đẩy xuất khẩu, công

nghiệp nội địa tăng, sản lượng được mở rộng và thất nghiệp giảm đi nhiều. Nền kinh tế đi gần hơn đến toàn dụng. Đó là vai trò điều tiết vĩ mô của nghiệp vụ thị trường mở.

Cùng với các nước phát triển trên thế giới, Trung Quốc một quốc gia đông dân số nhất cũng đã có những bước cải cách đáng kể trong điều hành chính sách tiền tệ. Mặc dù bước vào thời kỳ đổi mới gặp rất nhiều khó khăn nhưng Trung Quốc đã dần dần khắc phục và đạt được những thành tựu to lớn. Một trong những biện pháp mà Trung Quốc đã sử dụng đó là công cụ của chính sách tiền tệ – dự trữ bắt buộc – lãi chiết khấu – nghiệp vụ thị trường mở. Nghiệp vụ thị trường mở ở Trung Quốc bắt đầu phát triển từ khi có nghiệp vụ ngoại hối. Năm 1994, Trung Quốc đã thực hiện những bước cải cách ngoại hối khá quan trọng, thiết lập thị trường ngoại hối giữa các ngân hàng. Thực hiện xác định tỷ giá đồng Nhân dân tệ theo hướng thị trường có điều tiết của nhà nước. Tháng 4/1996 Ngân hàng nhân dân Trung quốc bắt đầu thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua bán trái phiếu Chính phủ. Gần đây Ngân hàng nhân dân Trung quốc coi trọng việc phát triển hình thức cho vay bằng ngoại tệ và làm cho lượng tiền cơ sở tăng nhanh vấn đề đặt ra cần vận dụng nghiệp vụ thị trường mở như thế nào? Tuy những giao dịch của nghiệp vụ này còn chưa cao song về sơ bộ việc đặt cơ sở để phát triển rộng hơn nghiệp vụ này đã được thực hiện. Như việc phát triển các loại công cụ tài chính, thị trường

trái phiếu chính phủ, các cơ chế chính sách các qui đinh có liên quan (11) vấn đề này không

thể hoàn thiện trong thời gian ngắn mà còn phải trong một chừng mực nhất định, nó phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn chính sách tài chính tiền tệ của Trung Quốc trong tương lai.

1Tạp chí tài chính số 10 năm 1999

Như vậy xu hướng chung của chính sách tiền tệ đó là tập trung vào sử dụng các công cụ mang tính chất hiệu quả và an toàn cao nhất để thay thế dần những công cụ không còn thích hợp trong điều kiện đổi mới liên tục như hiện nay. Việt Nam là một nước đang phát triển, trên đà đi lên xây dựng một nền kinh tế hiện đại cũng tiếp thu những thành tựu kỹ thuật trên thế giới, những bài học kinh nghiệm mà các nước đã trải qua. Việc Việt Nam ngày càng hoà nhập theo xun hướng chung, đặc biệt đã từng bước đi vào những cải cách đem lại những lợi ích kinh tế không nhỏ - điều hành chính sách tiền tệ thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Một phần của tài liệu Tiền tệ và họat động tài chính tại các ngân hàn hiện nay (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)