Giáo viên bộ môn:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG, GIÁO DỤC VÀ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CHO HS... (Trang 38 - 44)

II. ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN:

3.Giáo viên bộ môn:

Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đa số các học sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, cứ đến giờ học thì cắp sách đến trường, nhiều khi học sinh còn không biết ngày đó học môn gì, vào lớp thì không chép bài vì lí do là soạn sai thời khóa biểu, không đem vở học của môn đó.

Còn một bộ phận không ít học sinh thì không xác định được mục đích của việc học, học để có điều kiện đi chơi, đến lớp thì lo chọc phá bạn bè, nói chuyện riêng gọi đến thì không biết trả lời, đang giờ học thì xin ra ngoài để chơi.

Cần có sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ song song với GVCN trong quá trình giáo dục, xây dựng và hình thành nhân cách cho HS.

Chẳng hạn: trong lớp có HS thiếu tôn trọng thầy giáo, coi

thường bộ môn mà mình trực tiếp giảng dạy. Ta có thể lấy một ví dụ ở ngoài thực tế lồng ghép vào giờ học để kể cho cả lớp nghe. Nhằm giúp HS đó và cả lớp hiểu rõ vai trò của thầy giáo và vị trí của HS.

Không nhất thiết phải bực dọc, quát mắng hay đuổi em đó ra khỏi lớp. Cũng có thể nhẹ nhàng uốn nắn chỉ ra cái tầm quan trọng trong việc học văn hóa và ý thức đạo đức cho các em hay ngoài giờ gần gũi HS để trao đổi, lắng nghe các em nói vì sao lại không thích học giờ học của mình… Từ đó GV mới hướng cho các em cách nhìn đúng sự việc và thực tế.

Bản thân tôi, đã trải nghiệm với nhiều năm công tác và đã gặp những trường hợp như trên. Ví dụ: Trong giờ học ở lớp 9D năm học 2006 – 2007, em Y Săm Ênuôl bình thường hay phát biểu bài rất thích thú khi có giờ Địa lí. Thế nhưng một hôm em đã mang rượu vào trong lớp

ngồi uống và không tập trung bài, không ghi chép. Bản thân nóng tính, lúc đầu tôi đã quát mắng dùng biện pháp mạnh nghiêm khắc với em và em đã tỏ rõ sự hỗn láo xấc xược với tôi.

Sau dần tôi hạ giọng và vỗ về nói với em những lẽ phải, chỉ ra cho em việc uống rượu trong giờ học và cả việc không chuyên tâm học tập là những tác hại khôn lường. Cuối giờ tôi gần gũi trao đổi trò chuyện với em như người thân và em đã cởi mở những ảnh hưởng đến việc học của em là “người yêu bỏ em theo thằng khác

sắp cưới rồi cô ạ! làm em đến lớp không muốn học không chỉ giờ của cô đâu mà giờ nào em cũng thấy chán, chẳng muốn học”. Tôi

đã động viên, tạo cơ hội học tập cho em trong giờ học như hỏi bài với câu hỏi dễ, cho điểm kích lệ em trước tập thể và em đã vượt qua những ưu buồn riêng tư chú tâm trong giờ học.

Từ đó tôi đã hiểu rõ hơn về cách giáo dục HS đồng bào là cần sự chân thật cởi mở, tạo lập niềm tin cho các em, các em cần sự chất phát thân thiện - đỗ lượng bao dung - vị tha của người thầy hơn ai hết.

- Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh ở bộ môn mình, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập bộ môn từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn.

- Phải tạo cho không khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng, đừng để cho học sinh sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu,

tôn trọng mình. Giáo viên không nên dùng biện pháp đuổi học sinh ra ngoài không cho học sinh học tiết học đó khi học sinh không

ngoan, không chép bài hay về nhà quên không làm bài tập hoặc không làm trước lúc đến lớp vì một lí do nào đó. Bởi làm như thế học sinh sẽ không được học tiết đó thế là học sinh lại có một buổi học không thu hoạch được gì. Chúng ta phải tìm cách khuyên nhủ, nhắc nhở học sinh, giáo dục ý thức học tập cho các em bằng cả lương tâm và trách nhiệm của người giáo viên nhân dân chứ đừng đuổi học sinh ra ngoài trong giờ học, hay cho các em xin ra ngoài cho rảnh ánh mắt.

Đặc biệt đối với học sinh chậm tiến, các thầy, cô giáo phải tìm biện pháp giáo dục khéo léo, mềm dẻo, bền bỉ, kiên trì và đôi khi cần nghiêm khắc, kiên quyết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất để không có học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức kém.

Chính vì vậy, chúng ta cần phải đem hết nhiệt tình giảng dạy cho con em vùng đồng bào dân tộc theo phương châm “gọn, đủ, đúng, rõ’’, hệ thống câu hỏi sao cho vừa đủ, ngắn gọn, dễ hiểu. Khuyến khích học sinh giơ tay phát biểu nhiều lần sẽ ghi điểm miệng, không nhất thiết phải đúng hết các câu hỏi. Không ngần ngại những lời khen ngợi hay các điểm số đối với các em khi chăm chú nghe giảng và xây dựng bài, như “ em có nhiều tiến bộ trong giờ học, thầy (cô) ghi em 8, 9 điểm (10 điểm)...hôm sau cần phát huy hơn nữa’’.v. v.

Cho thấy, một số học sinh cá biệt bằng lòng nhân ái, khoan dung và tận tụy đã có chuyển biến tích cực.

4. Gia đình:

- Vào những buổi họp phụ huynh đầu năm, giữa mỗi kì, gia đình cũng đã phối hợp cùng GVCN và nhà trường bằng các cam kết hai chiều. Một bộ phận phụ huynh cũng đã thường xuyên liên lạc bằng điện thoại trực tiếp với GVCN hay nhà trường. Nhằm mục đích giáo dục, định hướng đúng đắn cho các em trong học tập, trong giao tiếp, ứng xử có văn hóa. Tuy nhiên, sự đóng góp phối hợp thông tin hai chiều vẫn đang ở mức độ hạn chế, chưa đạt kết quả cao.

- Gia đình hãy quan tâm đến việc học hành của con em một cách đúng mức: rằng quan tâm, gần gũi, động viên, nhắc nhở con em học bài, thường xuyên kiểm tra vở ghi bài của các em ở trên lớp, động viên rèn chữ viết. Đặc biệt là tạo cho con em một góc học tập thật yên tĩnh thoáng mát và đầy đủ ánh sáng. Cũng nên dành thời gian trò

chuyện, tìm hiểu, nắm bắt tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các em. Tạo không khí thoải mái cho các em nói với cha mẹ thật cởi mở, chân thành. Bởi cha mẹ là người hiểu con cái mình muốn gì hơn hết, là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất trong cuộc đời (trừ những trường hợp ngoại lệ không mong muốn).

Chính quyền địa phương: trong việc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh để các em không bị ảnh hưởng bởi những hiện tượng tiêu cực của xã hội. Tham gia cùng nhà trường bảo vệ an ninh khu vực trường học, kịp thời thông báo về gia đình học sinh những vi phạm cũng như dùng biện pháp giáo dục HS có biểu hiện quá đà sa ngã.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG, GIÁO DỤC VÀ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CHO HS... (Trang 38 - 44)